1. Đặt vấn đề
2.4.1. Nghiên cứu trong nước
Trong những năm qua có nhiều nghiên cứu về năng suất và chất lượng của một số giống lợn như:
Thanh Hải (2001) [2] cho biết công thức lai Pi x MC đạt mức tăng trọng 509g/ngày trong thời gian nuôi thí nghiệm 23,02kg (90 ngày tuổi) đến 80,03 kg (202 ngày tuổi), tiêu tốn thức ăn là 3,8 kg thức ăn/kg tăng trọng và có tỷ lệ nạc so với thịt xẻ là 44,90%.
Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định lại đơn giản giữa lợn đực ngoại và nái nội đã có tác dụng nâng cao khả năng sinh sản, tăng trọng, tỷ lệ nạc, giảm tiêu tốn thức ăn ở con lai F1 so với lợn nội thuần.
Các công thức lai giữa lợn ngoại với lợn nội đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc nâng cao năng suất và tỷ lệ nạc trong chăn nuôi lợn. Tuy nhiên các công thức lai này còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu cao của người chăn nuôi hiện nay. Chính và vậy trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu lai giống để sản xuất lợn lai nuôi thịt có 3/4 máu ngoại với nhiều công thức khác nhau.
Lai ba giống giữa lợn đực Duroc với nái lai F1 (L x Y) và F1 (Y x L) có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản, giảm chi phí thức ăn để sản xuất 1kg lợn con ở 60 ngày tuổi. Kết quả cho thấy ở hai thí nghiệm số con cai sữa đạt 9,60-9,70 con/ổ với khối lượng cai sữa/ổ tương ứng: 80, 00-75,70kg ở 35 ngày tuổi (Phùng Thị Vân ( 2002) [10]). Con lai ba giống Du x (L x Y) có mức tăng trọng trung bình 655,90g/ngày, tỷ lệ nạc 61,81% với tiêu tốn thức ăn 2.98 kg/kg tăng trọng, con lai ba giống Du x (Y x L) có mức tăng trọng trung bình 655,70g/ngày, tỷ lệ nạc 58,71% với tiêu tốn thức ăn 2,95kg/kg tăng trọng.
Kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo (2006) [3] về năng suất sinh sản của nái lai F1 (L x Y) cho biết tổng số con sơ sinh sống/ổ là 10,97 con ; số con sơ sinh sống/ổ là 10,41 con ; số con đẻ nuôi/ổ là 9,88 con ; khối lượng sơ sinh/ổ là 14,60kg ; khối lượng sơ sinh/con là 1,41kg ; số con 21 ngày/ổ 9,35 con ; thời gian cai sữa là 23,05 ngày ; số con cai sữa/ổ là 9,32 con ; khối lượng cai sữa/ổ là 52,28kg và khối lượng cai sữa/con là 5,67kg.