Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn con (340 con)

Một phần của tài liệu Đánh giá năng suất sinh sản của đàn lợn nái f1 (l x y) phối với lợn đực duroc nuôi tại trang trại ông cù xuân thinh, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 58 - 67)

1. Đặt vấn đề

4.4.2. Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn con (340 con)

Bảng 4.10. Một số bệnh thường gặp trên 340 heo con và kết quả điều trị

Tiêu chảy 90 25 87 96,66 Viêm phổi 33 5,07 33 100 Viêm khớp 24 7,05 19 79,16 Viêm rốn E.coli 19 15 5,58 4,4 16 5 84,21 33 Tiêu chảy

Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn từ 3 đến 7 ngày tuổi trong giai đoạn lợn con tập ăn. Tỷ lệ mắc mà chúng tôi theo dõi là 25%. Nguyên nhân do ở lứa tuổi này hệ tiêu hóa của lợn vẫn chưa được hoàn thiện nên khi gặp điều kiện bất lợi lợn con rất dễ bị tiêu chảy như khi máng ăn, núm uống chưa được vệ sinh sạch sẽ, khi thời tiết lạnh nhiệt không đủ cũng gây ra tiêu chảy ở lợn con, đặc biệt khi lợn nái đi vệ sinh chưa kịp hót phân thì lợn con ủi rủi rất dễ gây tiêu chảy.

Những lợn con mắc tiêu chảy có biểu hiện hậu môn ướt do dính phân, trên sàn nhựa có những bãi phân loãng màu vàng, phân nát, phân có mùi tanh, thối khắm. Có con đi ỉa dạng nước phân thường dính lại ở rãnh mông lợn. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời con vật sẽ mất nước, gầy, kiệt sức và có thể chết nếu bị nặng.

Bệnh Cầu trùng

- Nguyên nhân: Do isopora suis kí sinh và nhân lên ở tế bào đường

ruột, thường xảy ra khi heo con theo mẹ.

- Triệu chứng: Heo con bị tiêu chảy phân vàng, nặng hơn thì phân chuyển sang màu xám hoặc lẫn máu. Cầu trung gây tổn thương niêm mạc dẫn đến mất nước.

- Điều Trị: Heo con đẻ ra nhỏ 1ml/con, 3 ngày sau tiếp cho uống 1ml

Vicox Toltra, Nếu sau quá trình nuôi heo bị tiêu chảy phân vàng thì cho uống tiếp. Tỷ lệ chết thấp nếu không có vi khuẩn kế phát.

Bệnh tiêu chảy do 1 số vi khuẩn khác có thể sử dụng điều trị 1ml/3 con( Pen- srep),enrofloxacin….

Bệnh tiêu chảy Balantidium

- Biểu hiện: Phân có màu xám xi măng, heo vận động ăn bình thường sau mất nước và kế phát bệnh rồi chết.

-Điều trị: quản lý vệ sinh chuồng trại, nguồn nước. Có thể sử dụng

nước ấm + iodine tắm cho heo con,Tách heo bệnh tránh lây lan. Bù điện giải tích cực ( oresol). Tiêm enrofloxacin 1ml/10kgP.

Trộn cám với kháng sinh CTC, Doxytetra.

Viêm khớp

- Nguyên nhân: Do vi khuẩn Streptococcus xâm nhập. Tỉ lệ mắc bệnh

này trên lợn con tại trại khá là thấp 7,05% và tỉ lệ khỏi là 79,16%.

- Biểu hiện: Heo sốt, khớp sưng, đi lại khó khăn dẫn đến bỏ ăn.

0,5ml/ con Anazine, 1 ml dexa/con, tiêm 3 ngày liên tiếp.

Đến ngày thứ 3 nếu bệnh không được cải thiện có thể tiêm 1ml Lincomycin + 0,5ml dexa + 0,5 ml diclofenac (dexa và diclofenac tiêm 2 bên khác nhau).

Viêm phổi

Ở lợn con nguyên nhân mắc chủ yếu do thời tiết thay đổi mà sức đề kháng của lợn con vẫn ở mức thấp nên dễ bị mắc bệnh. Tỷ lệ mắc là 5,07%, tỷ lệ khỏi bệnh trên đường hô hấp ở lợn con là tối đa.

-Biểu hiện: Ho nhiều lần, bụng hóp, thở gấp, kém ăn, lông thô xù, lợn

con ủ rũ, mệt mỏi.

-Điều trị: Nếu heo con thở gấp, dồn dập tiêm 1ml Phar- Pulmovet +

1ml Bio Genta – Tylo Tiêm (2 loại thuốc có thể tiêm chung 1 xilanh).

Lợn con ho bình thường kháng sinh genta - tylosin với liều lượng 1ml + 1ml (Bromhexin hoặc Dexa)/con, tiêm 1 lần/ngày và liên tục trong 3 – 5 ngày. Kiểm tra nhiệt độ chuồng nuôi để điều chỉnh nhiệt độ, xem các hướng gió lùa khiến lợn con bị lạnh thì cần khắc phục ngay.

Viêm rốn

Bệnh xảy ra do sức đề kháng của lợn con còn yếu. Do khi đỡ đẻ chưa sát trùng kĩ, ngoài ra còn do lợn con vừa đẻ ra rốn chưa kịp khô nhưng không được trải thảm rốn quá dài dễ mắc vào nền chuồng gây trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Tỉ lệ mắc bệnh khá là thấp 5,58% và tỉ lệ khỏi là 84,21%.

-Biểu hiện: Rốn sưng to, thậm chí có mủ bên trong.

-Điều trị: Tiêm kháng sinh Grammovet với liều lượng 0.5ml/con tiêm

3 ngày liên tiếp và kết hợp bôi iodine vào rốn và khu vực quanh rốn để tránh nhiễm trùng. Con nào thấy có mủ thì dùng pank kẹp chặt phần cuống rốn sau đó tiến hành nặn mủ.

- Nguyên nhân: Do vi khuẩn E.coli gây nên, bệnh xảy ra với tỉ lệ thấp

4,4 % nhưng tỉ lệ chữa khỏi không cao chỉ khoảng 33%.

- Biểu hiện lâm sàng: Mặt phù, khớp có thể sưng, tiêu chảy. Dạng e.coli

xung huyết có biểu hiện thần kinh chân bơi chèo.

- Cách phòng và điều trị: Tách lọc heo bệnh ra ở riêng, bổ sung điện

giải tích cực, giảm khẩu phần ăn đàn có con bị bệnh.

Trộn phòng toàn đàn bằng amox - colis khi mới cai sữa trong 1 tuần Đối với heo bệnh tiêm amox- colis hoặc trộn với thức ăn nếu phát hiện giai đoạn đầu, sử dụng 1 số thuốc bổ trợ như CaB12, atropine, catosal…

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về năng suất sinh sản của đàn lợn nái F1 (LxY) nuôi tại trang trại ông Cù Xuân Thinh. Chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:

Năng suất sinh sản của lợn nái F1 (LxY) đạt kết quả tương đối tốt cụ thể như sau:

-Tuổi phối lần đầu của lợn nái là: 243,9 ngày -Tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái l: 358,4 ngày -Số con còn sống/ổ của lợn nái là: 11,23 con - Số con cai sữa/ổ đạt: 10,49 con - Khối lượng sơ sinh/ổ đạt: 17,34kg/ổ - Khối lượng cai sữa/ổ đạt: 62,86 khổ - Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của lợn nái là: 143,37 ngày

Năng xuất sinh sản của lợn nái qua các lứa đẻ có khuynh hướng tăng dần từ lứa 1 đến lứa 4 sau đó giảm ở lứa 5. Sự biến động về năng suất sinh sản của lợn nái F1 (LxY) qua các lứa tuân theo quy luật sinh sản chung.

Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1 kg lợn con cai sữa của đàn lợn nái nuôi tại trang trại là 5,95 kg TA/kgTT.

Tình hình dịch bệnh: Dịch bệnh của trại tương đối cao, do khâu phòng dịch chưa tốt, cần có thời gian chống chuồng cho các ổ đẻ, khi đỡ lợn đẻ cần có đồ bảo hộ như gang tay,... để hạn chế lợn nái bị viêm khi đẻ xong.

5.2. Đề nghị

Về kỹ thuật: Cần thực hiện nghiêm ngặt vấn đề vệ sinh sát trùng, quản

lý giám sát công nhân chặt chẽ để hiệu quả công việc cao, xử lý nguồn nước bằng clo, định kỳ lấy mẫu kiểm tra nước uống một tháng một lần, cần thêm khu sát trung ở cổng sau khu bán lợn để kiểm soát vấn đề ra vào khi xuất lợn và nhập lợn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt.

1. Đặng Vũ Bình, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Công Oánh (2008), Năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa nái (Yorkshire x Móng Cái) với đực giống Landrace, Duroc và PiDu, Tạp chí khoa học và phát triển, tập 6, số 5, tr. 418 - 424.

2. Lê Thanh Hải và cs, Nghiên cứu chọn lọc, nhân thuần chủng và xác định

công thức lai thích hợp cho heo cao sản để đạt tỷ lệ nạc từ 50 - 55%,

Báo cáo tổng hợp đề tài cấp nhà nước KHCN 08 - 06.

3. Phan Xuân Hảo (2006), Đánh giá khả năng sản xuất của lợn ngoại đời bố

mẹ và con lai nuôi thịt, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ

cấp bộ.

4. Phan Xuân Hảo, Hoàng Thị Thúy (2009), Năng suất sinh sản và sinh trưởng của các tổ hợp lai giữa nái L, Y và F1(L x Y) phối với đực lai giữa P và D, Tạp chí khoa học và phát triển, tập 7, số 3, tr. 269 - 275.

5. Lê Hồng Mận ( 2006) Hội chăn nuôi Việt Nam, 2008; Trần Văn Phùng và Cs (2004).

6. Đoàn Văn Soạn, Đặng Vũ Bình (2011), Khả năng sinh sản của các tổ hợp

lai giữa nái lai F1(Landrace x Yorkshire), F1(Yorkshire x Landrace) với đực Duroc và L19, Tạp chí Khoa học và phát triển 2011, tập 9, số 4, tr.

614.

7. Nguyễn Văn Thắng, Vũ Đình Tôn (2010), Năng suất sinh sản, sinh

trưởng, thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai F1(Landrace x Yorkshire với đực giống Landrace, Duroc và (Pietrain x Duroc), Tạp

chí Khoa học và Phát triển, tập 8, số 1, tr. 98 - 105, 2010.

8. Vũ Đình Tôn, Nguyễn Văn Duy, Phan Văn Chung (2007), Năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn nái lai F1 (Yorkshire x Móng Cái) trong điều

kiện nông hộ, Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học

Nông nghiệp I. Số 4/ 2007, tr. 38 - 43.

9. Đỗ Thị Tỵ (1994), Tình hình chăn nuôi lợn ở Hà Lan, Thông tin khoa học kỹ thuật chăn nuôi 2/1994, Viện Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp & Công nghiệp thực phẩm.

10. Phùng Thị Vân, Hoàng Hương Trà, Trương Hữu Dũng (2000-2002),

Nghiên cứu khả năng cho thịt của lợn lai D x (L x Y) và D x (Y x L) và ảnh hưởng của hai chế độ nuôi tới khả năng cho thịt của lợn ngoại có tỷ lệ nạc > 52%, Tạp chí Khoa học công nghệ và quản lý KT, số 9, tr. 397 – 398, 482-493.

11.Tài liệu tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn của các công ty GreenFeed Việt Nam.

II. Tài liệu nước ngoài

12. Colin T. Whittemore (1998), The science and practice of pig production, second Edition, Blackwell Science Ltd, 91 - 130

13. Burger J.P (1952). Sex physiology of pigs onders poort, Journal Vet, Res. Supp.

14. Lee J.Chang, W.K.Park, J.K.Gill J.C (1995). Practical vitilization of liquid semen, RDA Journal of Agriculture science livestock 37.

15. Gerasimov V.I., Pron E. V. (2000), Economically beneficial characteristics of three breed crosses, Animal Breeding Abstracst, 68(12), ref., 7521.

16. Gerasimov V. I., Danlova T. N; Pron E. V. (1997), The results of 2 and 3

breed crossing of pigs, Animal Breeding Abstracts, 65(3), ref., 1395.

17. Gaustad-Aas A. H., Hofmo P. O., Kardberg K. (4034), The importance of farrowing to service interval in sows served during lactation or after shorter lactation than 28 days, Animal Reproduction Science, 81, 289 - 293.

18. Houska L., Wolfova M., Fiedler J.,(4034), Economic weights for productin and reproduction traits of pigs in the Czech republic,

PHỤ LỤC

MỘT SỐ ẢNH CHỤP TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP

Ảnh 1. Truyền dịch cho lợn nái đẻ Ảnh 2. Lợn bên chuồng đẻ

Ảnh 3.dội vôi sút định kỳ Ảnh4. Lợn bên chuồng bầu

Một phần của tài liệu Đánh giá năng suất sinh sản của đàn lợn nái f1 (l x y) phối với lợn đực duroc nuôi tại trang trại ông cù xuân thinh, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)