1. Đặt vấn đề
4.2.3. Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(LxY) qua các lứa đẻ
Lứa đẻ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái vì có sự khác nhau về chức năng theo tuổi của lợn nái. Khả năng sinh sản của lợn nái thường thấp nhất ở lứa đẻ thứ nhất, đạt cao nhất ở các lứa đẻ thứ 3, 4, 5 và sau đó gần như là ổn định hoặc hơi giảm khi lứa đẻ tăng lên.
Kết quả theo dõi năng suất sinh sản của lợn nái lai F1 (L x Y) qua các lứa đẻ là cơ sở chọn lọc và loại thải nái kịp thời. Đồng thời cũng là cơ sở áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi lợn nái.
Bảng 4.7. Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1 (LxY) theo lứa đẻ Chỉ tiêu ĐVT Lứa 1 n=30 Mean ± SE Lứa 2 n=30 Mean ± SE Lứa 3 n=30 Mean ± SE Lứa 4 n=30 Mean ± SE Lứa 5 n=30Mean ± SE Số con đẻ ra/ổ Con 10,83 b ± 1,36 11,47b ± 1,07 12,46a ± 1,35 12,76a ± 1,61 11,46b± 1,16 Số con sống/ổ Con 10,23 b ± 1,10 11,00b ± 0,94 11,80a ± 1,12 12,13a ± 1,27 10,96b ± 0,89 TL sống sơ sinh % 94,83 a ± 6,40 96,57a ± 10,88 95,09a ± 7,672 95,41a ± 5,56 95,94 a ± 4,98 Số con để nuôi Kg 10,13 c ± 1,04 10,96 b ± 0,96 11,43ab± 1,07 11,86a± 1,19 10,83bc± 0,87 KL sơ sinh/ổ Kg 15,59 a± 2,02 16,28b± 0,15 18,2b± 0,11 18,75b± 0,17 17,07b± 0,19 KL sơ sinh/con Kg 1,44 a± 0,02 1,42b± 0,11 1,46ab± 0,07 1,47a± 0,05 1,49a ± 0,01 KL cai sữa/ổ Kg 58,64 c± 5,63 62,65bc± 5,83 63,61ab± 5,84 68,13a± 8,02 62,32bc± 6,35 KL cai sữa /con Kg 5,72 c± 0,15 5,72c ± 1,83 5,6ab± 1,54 5,74a± 2,34 5,75bc± 1,77 Tỷ lệ nuôi sống % 96,03a± 6,65 96,58a ± 6,02 93,47a ± 5,91 96,44a ± 5,16 96,42a ± 6,69
Chú ý: Trong cùng một hàng (Số con đẻ ra/ổ, Số con còn sống/ổ, Số
con để nuôi, KL sơ sinh/ổ, KL sơ sinh/ con, KL cai sữa/con, KL cai sữa/ổ) các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau, có ý nghĩa thống kê (P>0,05) .
Trong cùng một hàng (tỷ lệ sơ sinh sống, tỷ lệ nuôi sống, thời gian động dục trở lại, khoảng cách các lứa đẻ, thời gian mang thai) các giá trị trung bình mang cùng một chữ cái, không có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Qua bảng 3.7 ta thấy KLSS/con có xu hướng tăng dần qua các lứa, như vậy đã cho thấy quy trình chăm sóc heo con chu đáo và ngày càng được nâng cao. KLSS/con cũng tăng dần, cụ thể tăng như sau: Ở lứa có KLSS là 1,44kg và tăng dần dần đến lứa 5 là 1,47kg. Theo nghiên cứu của Phan Xuân Hảo (2006) [3] cho biết về chỉ tiêu này qua nhiều năm ở nái Landrace, Yorkshire và F1 (LxY) đạt tương ứng vào khoảng 1,4 – 1,43 kg/con; 1,4 – 1,45 kg/con; 1,39 – 1,44 kg/con. Qua đó số liệu của tôi cao hơn tác giả. Do chế độ chăm sóc và có sự tác động từ khi nái chửa để tăng khối lượng sơ sinh đàn con và những yếu tố khác.
Số con đẻ ra/ổ
Theo bảng 3.7 số con đẻ ra/ổ của đàn nái F1 (LxY) nuôi tại trang trại có sự sai khác qua các lứa đẻ (p>0,05).
Chỉ tiêu này thấp nhất ở lứa 1 với 10,83 con/ổ, tăng dần và đạt cao nhất ở lứa 4 với 12,76 con/ổ, đến lứa 5 có sự giảm.
Số con đẻ ra còn sống/ổ
Qua bảng 3.7 cho thấy số con sống/lứa của con nái tăng dần từ lứa 1 và đạt cao nhất ở lứa 4 sau đó bắt đầu giảm xuống ở lứa 5.
Kết quả ở trên cho thấy, số con sống/lứa đạt cao nhất ở lứa 4: 12,14 con, thấp nhất ở lứa 1: 10,23 con. Theo Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) [6] số con cai sữa/lứa thấp nhất ở lứa 1, tăng dần từ lứa 2 đến lứa 5. Qua đó số liệu được nghiên cứu có phù hợp với kết quả của tác giả.
Số con để nuôi
Nhận thấy, chỉ tiêu này đạt giá trị thấp nhất ở lứa 1 với 10,13 con, tăng dần ở lứa 2, đạt giá trị cao nhất ở lứa 4 với 11,86 con, đến lứa 5 có sự giảm.
Theo nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và cs (2007) [8] chỉ tiêu này trên lợn F1 (Y x MC) từ lứa 1 đến lứa 4 lần lượt là: 10,37; 10,81; 11,30; 11,31 con. Theo nghiên cứu của trại PIC năm 2002 số con để nuôi của Duroc ở lứa 1 là 7,83 con; lứa 2 là 9,47 con; lứa 3 là 10,05 con; lứa 4 là 10,05 con; lứa 5 là 10,63 con cho thấy chỉ tiêu này ở con lai PiDu x (LxY) là cao hơn so với dòng thuần Duroc.
Số con cai sữa/ổ
Số con cai sữa/lứa là chỉ tiêu đánh giá khả năng nuôi con, khả năng tiết sữa của lợn mẹ và kỹ thuật chăm sóc lợn con theo mẹ của từng cơ sở chăn nuôi. Kết quả của chúng tôi thu được cho thấy số con cai sữa/lứa cao nhất ở lứa 4 (11,45 con/lứa), thấp nhất là lứa 1: Có 9,7 con/lứa; tăng ở lứa 3 và lứa 4, đến lứa 5 có sự giảm.
Các chỉ tiêu về số con qua các lứa đẻ của đàn lợn nái F1(LxY) nuôi tại trang trại được minh họa rõ qua biểu đồ 3.1 dưới đây
qua các lứa
Qua biểu đồ ta thấy Số con/ổ của lợn nái lai F1(LxY) phối với đực
Duroc cao nhất ở lứa ba và bốn và giảm dần từ lứa năm
Khối lượng cai sữa/con
Qua bảng 3.7 khối lượng cai sữa/con ở lứa 1 là 5,72 kg/con, ở lứa 4 là 5,74kg/con, sau đó ở lứa thứ 5 là 5,75 kg/con. Theo Đặng Vũ Bình và cs (2005) [ ] hầu hết các chỉ tiêu năng suất sinh sản đều tăng từ lứa 1 đến lứ 4. Qua bảng 3.7 thấy được khối lượng con cai sữa của đàn nái được theo dõi cũng có có sự sai khác không đáng kể về kết quả so với kết quả của tác giả.
Khối lượng sơ sinh/ổ
Khối lượng sơ sinh/ổ tăng dần với lứa 1 là 15,59kg, đạt cao nhất ở lứa thứ 4 là 18,75kg và bắt đầu giảm ở lứa thứ 5 với 17,07. Theo Trương Hữu Dũng (2004) [] thì trên tổ hợp lai D x (LxY) , và D x (YxL) cho ra khối lượng toàn ổ khi sơ sinh lúc 21 ngày tuổi đều tăng từ lứa 1 đến lứ 3 và giảm nhẹ ở lứa 4, lứa 5. Kết quả thu được phù hợp với các kết quả nghiên cứu trên của tác giả.
Khối lượng cai sữa/ổ
Đây là chỉ tiêu nói nên khả năng nuôi con của lợn nái và kỹ thuật chăm sóc lợn con của từng cơ sở chăn nuôi. Đồng thời là chi tiêu đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn nái. Khối lượng cai sữa/ổ tỷ lệ thuận với số con cai sữa/ổ. Qua bảng 3.7 ta thấy khối lượng cai sữa/ổ tăng dần từ lứa 1 và đạt cao nhất ở lứa 4 là 68.13 kg/ổ và bắt đầu giảm ở lứa 5 là 62,32kg/ổ. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của Đoàn Văn Soạn, Đặng Vũ Bình (2011) [6] là các chỉ tiêu năng suất sinh sản tăng từ lứa 1 đến lứa 4.
Các chỉ tiêu về khối lượng của đàn nái F1 (LxY) qua các lứa đẻ minh họa qua biểu đồ 3.2
Biểu đồ 3.2: khối lượng con/ổ của lợn lợn nái lai F1(LxY) phối với đực Duroc qua các lứa
Qua biểu đồ khối lượng con/ổ của lợn lợn nái lai F1(LxY) phối với đực Duroc tăng dần từ lứa hai cao nhất ở lứa thứ tư và giảm dần ở lứa năm
4.3. Tiêu tốn thức ăn để sản suất 1kg lợn cai sữa
Tiêu tốn thức ăn/1kg lợn cai sữa là chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Hàm lượng dinh dưỡng thức ăn, số lượng thức ăn sẽ quyết định tới năng suất sinh sản của lợn nái. Chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ lớn nhất, chiếm 70 – 75% tổng chi phí trong chăn nuôi lợn. Vì thế tiêu tốn thức ăn thấp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg lợn cai sữa phụ thuộc vào giống, khối lượng sơ sinh/ổ, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa, khối lượng cai sữa/ổ, khả năng sử dụng thức ăn của lợn mẹ và đàn con, bệnh tật, dinh dưỡng, khí hậu,…
Kết quả theo dõi tiêu tốn thức ăn cho 1kg lợn con cai sữa được thể hiện tại bảng 3.8
Bảng 4.8. Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1kg lợn cai sữa
Chỉ tiêu ĐVT n Mean ± SD CV%
Thức ăn chờ phối Kg/ổ 30 12,94 ± 3,25 24,31
Thức ăn mang thai Kg/ổ 30 260,9 ± 4,05 4,31
Thức ăn nuôi con Kg/ổ 30 96,58 ± 11,41 11,52
Thức ăn tập ăn của lợn con Kg/ổ 30 3,72 ± 0,64 17,32 Tổng thức ăn tiêu thụ Kg/ổ 30 374,14 ± 10,54 3,49
Khối lượng cai sữa/ổ Kg/ổ 30 62,86 ± 6,20 9,82
TTTA/1Kg lợn cai sữa Kg TĂ/Kg TT 30 5,95 ± 0,71 10,52
Phân loại thức ăn cho lơn
Thức ăn chờ phối:
Giai đoạn chờ phối là giai đoạn mà sau khi con nái được tách con cai sữa và chuyển lên chuồng bầu bằng các phương pháp như ép đực mà con người muốn lợn nái nhanh chóng động dục trở lại và phối giống sớm nhất có thể nhằm tăng hiệu quả năng suất sinh sản của nái. Thức ăn trong giai đoạn này bằng tích số của số ngày chờ phối(-1 ngày đầu tiên trại không cho heo cai sữa ăn) và khẩu phần ăn mỗi ngày theo bảng 3.8 thức ăn chờ phối cho nái là 12,94kg.
Thức ăn cho nái chửa:
Là số kg thức ăn tiêu tốn dùng để nuôi dưỡng, cung cấp dinh dưỡng,năng lượng cho nái trong suốt hai thời kỳ mang thai của nái. Trung bình số ngày mang thai là 114,47. Khẩu phần ăn cho Nái mang thai của trại = ( 84 ngày đầu 2,1x84 + 3kg x 26 thời kỳ II + 4 ngày cuối cho ăn giảm (2kg x 2 + 1,5 x 1 + 1kg ngày cuối). Qua bảng 3.8 ta thu được khối lượng thức ăn trong thời gian chửa của nái là 260,9kg.Khẩu phần ăn thay đổi phù hợp với
thể trạng lợn mẹ, thời kỳ, số lứa, số con nuôi theo mẹ…. Chế độ khẩu phần ăn, dinh dưỡng có trong thức ăn trong giai đoạn này sẽ quyết định đến số con lợn con được sinh ra, cân nặng sơ sinh, thể trạng lợn mẹ và lợn con,...
Thức ăn cho nái nuôi con:
Là lượng thức ăn cung cấp cho nái trong suốt quá trình nuôi con, nó có vai trò rất quan trọng. Lượng thức ăn được đáp ứng đủ và có đủ thành phần dinh dưỡng giúp lợn mẹ có nguồn sữa tốt và bổ sung các chất nuôi dưỡng lợn con phát triển nhanh và khỏe mạnh.6 ngày đầu cho ăn tăng từ 1kg ->6kg. Từ ngày 7 đến cai sữa 2 + 0,4( số con nuôi ) Qua bảng 3.8 lượng thức ăn cho nái nuôi con là 96,58kg.
Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa
Qua bảng 3.8 cho ta thấy tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con cai sữa (ở 21,43 ngày) của lợn nái lai F1(LxY) là 5,95 kg.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Phát (2009) [7] khi nghiên cứu trên cùng đối tượng cho biết tiêu tốn thức ăn /1kg lợn con cai sữa là 5,95 kg. Theo kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo, Đinh Văn Chỉnh, Vũ Ngọc Sơn (2001) [9] cho biết tiêu tốn thức ăn/1kg lợn con cai sữa (21 ngày) ở lợn Yorkshire tại Hà Tây là 6,05. Theo Nguyễn Thị Huệ (2004) [8] để sản xuất ra 1 kg lợn con cai sữa của con lai (L x Y) và (Y x L) phải tiêu tốn 1 lượng thức ăn lần lượt cho 2 giống là: 6,05 và 5,97 kg.
Kết quả theo dõi của chúng tôi tương đương với kết quả của các tác giả Nguyễn Quang Phát (2009) [7]. Có sự sai khác giữa các kết quả nghiên cứu là do thời gian cai sữa khác nhau và trình độ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng của từng nơi là khác nhau.
4.4. Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn tại trang trại
Trong quá trình chăn nuôi trại đã áp dụng nghiêm ngặt các quy trình vệ sinh phòng dịch thú y và điều trị bệnh. Qua theo dõi và điều trị thì nhận thấy
đàn lợn nái và đàn lợn con tại trại còn xuất hiện một số bệnh. Những bệnh hay gặp trên 30 heo nái theo dõi tại trại được trình bày trong bảng 3.9
Bảng 4.9. Một số bệnh thường gặp trên 30 heo nái theo dõi và kết quả điều trị Tên bệnh Số con mắc Tỷ lệ mắc (%) Số con khỏi Tỷ lệ khỏi (%) Viêm tử cung 9 30 8 88,88 Viêm vú 4 13,33 4 100 Viêm phổi Viêm khớp( Đau chân ) 3 4 10 13,33 3 3 100 100
4.4.1. Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn nái sinh sản
Viêm tử cung
Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn sau sinh và sau khi phối giống với tỷ lệ mắc là 30%. Từ bảng 3.9 cho thấy tỷ lệ khỏi bệnh viêm tử cung là tương đối cao 88,88%. Sau 1 hoặc 2 kỳ những con phối lại vẫn tiếp tục viêm sẽ bị loại thải.
-Nguyên nhân: Với giai đoạn sau đẻ, do thao tác đỡ đẻ nhất là các
trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ không đúng, làm niêm mạc cổ tử cung bị xây xát. Đàn lợn mắc bệnh do khâu vệ sinh trước và sau đẻ chưa đảm bảo, sản dịch chảy ra nền chuồng và hành lang không được thu dọn gọn gàng.
-Biểu hiện: âm hộ có dịch rỉ viêm, dịch rỉ viêm có thể có màu trắng
đục, màu mủ đỏ nâu có thể có mùi tanh khắm, thối. Con vật bỏ ăn, sốt, gầy… -Điều trị: Đưa lợn bị viêm về cuối dãy chuồng phối. Tiêm kháng sinh
Vetimoxirr La 1,5ml/kg tt + 5-7ml Dexa/con. Tiêm liên tục 3 ngày. Sau đó tiêm thụt rửa nước muối 3%, 1 lần trên ngày dùng 2 ngày liên tiếp ngày thứ 3
dùng penicillin bột 50g pha với 1l nước sạch rồi thụt rửa
Viêm vú
Bệnh thường xảy ra giai đoạn sau sinh với tỉ lệ mắc là 13,33% và khả năng khỏi là tối đa. Bệnh thường xảy ra giai đoạn sau sinh.
-Nguyên nhân: Lợn mẹ bị viêm tử cung, vi khuẩn theo máu đến tuyến
vú gây viêm, lợn con chưa cắt nanh, nền chuồng có cạnh sắc làm xây xát vú mẹ tạo điều kiện cho các vi khuẩn streptococcus xâm nhập. Heo mẹ nhiều sữa, sữa bị ứ đọng hoặc tắc dẫn đến viêm vú.
-Biểu hiện: lợn mẹ có biểu hiện sốt, hay nằm úp bầu vú, vú sưng đỏ,
khi sờ nắn có cảm giác cứng chắc, lợn ủ rũ, mệt mỏi và bỏ ăn. Lợn mẹ mất sữa, sữa vú viêm chứa mủ màu vàng xanh, lợn cợn.
-Điều trị: Đảm bảo nền chuồng phẳng, không chứa cạnh sắc, vệ sinh
bầu vú trước khi đẻ. Cắt nanh lợn con sau đẻ
Đối với heo bị viêm vú: Dùng khăn mềm thấm nước xoa bóp nhẹ bầu vú vài lần / ngày. Truyền nước muối sinh lý ngọt 1 chai 500ml/ngày liên tục trong 3 ngày ( 30ml Anagin C + 20ml Caltosal ) bổ trợ cho lợn mẹ giúp hạ sốt giảm đau, giảm stress. Tiêm kháng sinh Amox 15% 15ml/con tiêm trong 3 ngày liên tiếp. Lợn bỏ ăn phải bón cho lợn ăn trong giai đoạn này để lợn có năng lượng và nuôi con.
Viêm phổi
Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, sức đề kháng lợn mẹ thấp. Với tỉ lệ mắc thấp 10% và tỉ lệ khỏi là tối đa. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, sức đề kháng lợn mẹ thấp.
-Biểu hiện: lợn mẹ ho nhiều, hơi thở gấp và dồn dập.
-Điều trị: Tiêm hỗ trợ giảm thở, cắt cơn ho suyễn Phar – Pulmovet 1ml/20kh thể trọng, sau đó tiêm kháng sinh tulavitryl 1ml/40kg thể trọng( 1 liều duy nhất) + ADB(anagin, Dexa, Bromhexan)1ml/10 kg thể trọng. Ngày
tiếp theo tiêm hỗ trợ bổ sung Bio-Genta Tylo 1ml/15kg thể trọng.
Viêm khớp (Đau chân)
-Nguyên nhân: Bệnh xảy ra trong quá trình di chuyển bị ngã do nền
chuồng trơn trượt, lợn đi lại tập tễnh, chân co lên đặt xuống. Với tỉ lệ mắc bệnh thấp khoảng 13,33% và tỉ lệ chữa khỏi là tối đa.
Cũng có thể do 1 số vi khuẩn gây viêm mủ, chân sưng tấy,nếu không