Chăm sóc – nuôi dưỡng

Một phần của tài liệu Đánh giá năng suất sinh sản của đàn lợn nái f1 (l x y) phối với lợn đực duroc nuôi tại trang trại ông cù xuân thinh, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 37 - 39)

1. Đặt vấn đề

4.1.2. Chăm sóc – nuôi dưỡng

4.1.2.1. Thức ăn

Dinh dưỡng là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong chăn nuôi, nó quyết định tới hiệu quả kinh tế. Thức ăn được sử dụng cho lợn tại trại là thức ăn hỗn hợp do nhà máy chế biến thức ăn của công ty cổ phần chăn nuôi GreenFeed. Trại đang sử dụng 3 loại thức ăn, nái ở giai đoạn chửa và giai đoạn nuôi con được cho ăn 2 loại thức ăn hỗn hợp khác nhau là GF07 và GF08. Lợn đực sử dụng thức ăn GF07 còn lợn con tập ăn dùng loại 9014plus. Thành phần chất dinh

dưỡng của thức ăn hỗn hợp sử dụng trong trại được trình bày ở bảng 3.2

Bảng 4.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn cho lợn tại trại

Thành phần dinh dưỡng Loại thức ăn

GF07 GF08 9014phus

Độ ẩm tối đa (% 14 14 14

Protein thô (%) 14 16,5 20

Xơ thô tối đa (%) 10 6 6

NLTĐ (Kcal/kg) 3000 3200 3300

Canxi (min-max) (%) 0,9 - 1,5 0,9 - 1,5 0,7 - 1,5 Phospho tổng số (min-max) (%) 0,6 - 1,2 0,6 - 1,2 0,6 – 1,2

Lysin tổng số (min) (%) 0,8 0,95 1,5

Methyonin + Cystine tổng số (min) (%) 0,5 0,55 0,75

Hormone Không Không Không

Qua bảng 3.2 ta thấy được thành phần của 3 loại thức ăn hỗn hợp phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn khác nhau để đảm bảo được sự phát triển tốt cho năng suất cao.

4.1.2.2. Chăm sóc

Chăm sóc lợn nái mang thai và lợn nái đẻ

Bảng 4.3. Những biểu hiện của lợn nái trước khi đẻ

Trước khi đẻ Dấu hiệu

0-10 ngày Vú căng lên và cứng, âm hộ sưng mọng

2 ngày Bầu vú cương cứng lên, tiết ra chất lỏng, trong 12-24h Nái bồn chồn, đái nhiều, tuyến vú bắt đầu tiết sữa. 6-12h Sữa tiết ra nhiều hơn qua 2 lỗ tia sữa

2-4h Khi tiến hành vắt thấy các vú đầu có sữa non vọt thành tia dài

30 phút-2h Tăng nhịp thở, đứng lên nằm xuống không yên 15 phút-30 phút Âm hộ tiết ra dịch nhờn màu hồng lẫn phân su

15 phút- 5 phút Nái nằm nghiêng 1 bên, hơi thở đứt quãng, ép bụng, ép đùi, cong đuôi rặn đẻ.

Khi lợn nái có những biểu hiện sắp đẻ thì phải chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ bao gồm: 2 thùng nước sạch có chứa cồn iod, gang tay cao su, lọ xịt cồn, khay đựng cồn, dây buộc rốn, kéo cắt rốn, panh kẹp bông, bột lăn,thảm lót,kháng thể, thùng đựng nhau, khăn vệ sinh núm vú nái.

Lợn sắp đẻ thì phải ưu tiên quan sát, chăm sóc luôn có người trực để hỗ trợ kịp thời.

Chăm sóc lợn con

-Khi lợn con đẻ ra nhanh chóng lau chùi mũi, miệng bằng khăn mềm, sau đó lăn một lớp bột lên phần thân của lợn con, rồi cho vào lồng úm có lót tã vải và có lồng chụp sưởi ấm. Khi lợn con có thể đứng lên được thì cho uống kháng thể sau đó cho ra bú sữa đầu.

Lợn con đẻ ra sau bôn giời sẽ tiến hành mài nanh cắt đuôi và cho uống kháng sinh amox colistin với liều 2ml/con.

-Ngày thứ 3: Cho uống thuốc cầu trùng Vicox Toltra 1ml/con, tiêm TD – Genty với 2ml/con.

-Ngày thứ 5: Thiến. Sau đó tiêm Gramamox 0,5ml/con, sát trùng iodine

Tập cho lợn con ăn sớm. Từ 5-7 ngày đầu cho ăn cám khô, mỗi lần đổ 1 ít và chia làm nhiều lần trong ngày lau máng tập ăn trước khi cho ăn để đảm bảo thức ăn luôn sạch sẽ không bị mất mùi để hấp dẫn lợn con.

-Cai sữa: trại tiến hành cai sữa với những đàn lợn đạt tiêu chuẩn:

+ Ngày tuổi: 19 – 23 ngày có thể chọn những con to ở những đàn 19 ngày tuổi cai trước rồi đưa những con 23 ngày tuổi chưa đạt tiêu chuẩn để đưa vào bú mẹ.

+ Khối lượng: > 5kg

+ Không có biểu hiện: Còi, đau chân, tiêu chảy, viêm khớp, viêm phổi.

Một phần của tài liệu Đánh giá năng suất sinh sản của đàn lợn nái f1 (l x y) phối với lợn đực duroc nuôi tại trang trại ông cù xuân thinh, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)