Giới thiệu chung về trại lợn

Một phần của tài liệu Đánh giá năng suất sinh sản của đàn lợn nái f1 (l x y) phối với lợn đực duroc nuôi tại trang trại ông cù xuân thinh, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 31)

1. Đặt vấn đề

2.5. Giới thiệu chung về trại lợn

Trại lợn nái được xây dựng năm 2017 thuộc thanh phố Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc do ông Cù Xuân Thinh làm chủ trang trại.

Trại nằm ở vị trí xa khu dân cư và thuận lợi về giao thông, nguồn nước cung cấp đầy đủ, có địa hình bằng phẳng và khí hậu thuận lợi. Ban đầu khi mới được xây dựng (năm 2017) trại có 300 con nái được nhập từ công ty cổ phần chăn nuôi GreenFeed. Đến nay trại đã có 176 con nái và 700 lợn thịt. Trại bao gồm 3 dãy chuồng và 1 phòng tinh. Ngoài ra còn có các công trình phục vụ công tác chăn nuôi như: Kho cám, kho thuốc. Có khu ăn uống và

nghỉ ngơi cho công nhân và kỹ thuật, giúp bảo đảm hơn nữa công tác vệ sinh phòng bệnh.

+ Phòng sản xuất tinh: Là nơi pha chế tinh dịch, phòng phải tuyệt đối vô trùng, cách ly với bên ngoài, có đầy đủ trang thiết bị để pha chế tinh dịch.

Tất cả các chuồng đều được xây dựng theo quy mô chuồng kín.

Ngoài ra trại còn xây dựng hố biogas để phục vụ nấu nướng, tiết kiệm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đàn lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực giống Duroc. -Đàn lợn con từ sơ sinh đến cai sữa của tổ hợp lai trên.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Trang trại ông Cù Xuân Thinh, thành phố Phúc

Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

- Thời gian nghiên cứu: 5/1/2021 đến 02/06/2021 3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Tình hình chăn nuôi của trang trại

3.3.2. Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc phối với đực Duroc

Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục

- Tuổi động dục lần đầu (ngày) - Tuổi phối giống lần đầu (ngày) - Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)

- Thời gian mang thai (ngày) - Thời gian cai sữa (ngày)

- Thời gian động dục trở lại (ngày) - Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày) - Số lứa/nái/năm (lứa)

Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản:

- Số con đẻ ra/ổ (con)

- Số con đẻ ra còn sống/ổ (con) - Số con để nuôi (con)

- Tỷ lệ sơ sinh sống (%) - Số con cai sữa/ổ (con)

- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) - Khối lượng sơ sinh/con (kg) - Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) - Khối lượng cai sữa/con (kg) - Khối lượng cai sữa/ổ (kg)

3.3.3. Xác định tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa

- Theo dõi, ghi chép lượng thức ăn thu nhận của lợn mẹ qua các thời kỳ: mang thai, nuôi con, chờ phối.

- Theo dõi, ghi chép lượng thức ăn thu nhận của lợn con từ tập ăn đến cai sữa.

- Hằng ngày cân thức ăn cho từng lợn nái và cho từng đàn con trước lúc cho ăn.

- Công thức tính:

Tổng thức ăn tiêu thụ/ổ TTTA/kg lợn cai sữa (kg) =

Khối lượng cai sữa/ổ

Tổng thức ăn tiêu thụ/ổ = Thức ăn chờ phối của lợn nái + Thức ăn chửa kỳ I, II + Thức ăn nuôi con + Thức ăn lợn con tập ăn.

3.3.4. Đánh giá tình hình dịch bệnh trên đàn lợn nái và lợn con theo mẹ

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu gián tiếp: Thu thập số liệu đáp ứng các chỉ tiêu theo dõi từ sổ sách,báo cáo ngày,báo cáo tháng, các bảng tổng hợp của trại nghiên cứu.

- Theo dõi trực tiếp: Trực tiếp theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu trên đàn lợn tại trang trại (Số Heo nái theo dõi = 30 con; Số heo con đẻ ra ở lứa thứ 5,khối lượng heo cai sữa lứa 5…)

Theo dõi các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản

- Các chỉ tiêu số con: Đếm trực tiếp số con tại các thời điểm cần theo dõi (gồm số con sơ sinh, số con để nuôi, số con cai sữa, ghi chép số liệu theo dõi).

- Các chỉ tiêu khối lượng: Cân xác định khối lượng lợn con ở các thời điểm theo dõi.

+ Đối với lợn sơ sinh: Cân từng con sau khi lau khô và trước khi cho bú sữa đầu bằng cân đồng hồ 5kg.

+ Đối với lợn con cai sữa: cân sau khi tách mẹ và trước khi cho ăn.

Xác định tiêu tốn thức ăn/1kg lợn cai sữa

- Theo dõi, ghi chép lượng thức ăn thu nhận của lợn mẹ qua các thời kỳ: Mang thai, nuôi con, chờ phối.

- Theo dõi, ghi chép lượng thức ăn thu nhận của lợn con từ tập ăn đến cai sữa.

- Hằng ngày cân thức ăn cho từng lợn nái và cho từng đàn con trước lúc cho ăn.

- Công thức tính:

Tổng thức ăn tiêu thụ/ổ TTTA/kg lợn cai sữa (kg) =

Khối lượng cai sữa/ổ

Tổng thức ăn tiêu thụ/ổ = Thức ăn chờ phối của lợn nái + Thức ăn chửa kỳ I, II + Thức ăn nuôi con + Thức ăn lợn con tập ăn.

3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê trên phần mềm Minitab 18. Các tham số thống kê bao gồm:

-Dung lượng mẫu (n) -Giá trị trung bình (Mean) -Độ lệch chuẩn (SD) -Giá trị lớn nhất (Max) -Giá trị nhỏ nhất (Min)

PHẦN 4

NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trang trại

4.1.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trang trại

Trang trại ông Cù Xuân Thinh là trang trại với hình thức trại khách hàng của công ty GreenFeed. Trang trại được xây dựng từ năm 2019 trên diện tích 1ha, trong đó diện tích chuồng nuôi chiếm 2/3 diện tích với tổng vốn đầu tư hơn 1,2 tỷ đồng. Trang trại nằm cách xa đường quốc lộ, đảm bảo an toàn phòng dịch, thuận lợi cho công tác xuất nhập. Cách xa khu dân cư và có hệ thống biogas xử lý chất thải.

Để nắm bắt được tình hình phát triển của trại chúng tôi tiến hành điều tra và thống kê số lượng đàn lợn của trại qua các năm gần đây. Cơ cấu đàn qua 3 năm gần đây được thể hiện ở bảng 3.1 dưới đây.

Bảng 4.1. Cơ cấu đàn và giống tại trang trại trong những năm gần đây Loại lợn Giống 2019 2020 Tháng 6/2020 N Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) Nái F1(LxY) 300 96,77 160 24,06 176 19,97 Đực Duroc 10 3,23 5 0,76 5 0,56 Lợn thịt Duroc x F1(LxY) 500 75,18 700 79,47 Tổng đàn 310 100 665 100 881 100

Qua bảng 3.1 cho thấy quy mô đàn lợn có sự dao động nhiều qua các năm, bởi trang trại thiết kế ban đầu chỉ nuôi nái sau đó chuyển dần sang nuôi thêm lợn thịt và giảm quy mô lợn nái.

4.1.2. Chăm sóc – nuôi dưỡng

4.1.2.1. Thức ăn

Dinh dưỡng là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong chăn nuôi, nó quyết định tới hiệu quả kinh tế. Thức ăn được sử dụng cho lợn tại trại là thức ăn hỗn hợp do nhà máy chế biến thức ăn của công ty cổ phần chăn nuôi GreenFeed. Trại đang sử dụng 3 loại thức ăn, nái ở giai đoạn chửa và giai đoạn nuôi con được cho ăn 2 loại thức ăn hỗn hợp khác nhau là GF07 và GF08. Lợn đực sử dụng thức ăn GF07 còn lợn con tập ăn dùng loại 9014plus. Thành phần chất dinh

dưỡng của thức ăn hỗn hợp sử dụng trong trại được trình bày ở bảng 3.2

Bảng 4.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn cho lợn tại trại

Thành phần dinh dưỡng Loại thức ăn

GF07 GF08 9014phus

Độ ẩm tối đa (% 14 14 14

Protein thô (%) 14 16,5 20

Xơ thô tối đa (%) 10 6 6

NLTĐ (Kcal/kg) 3000 3200 3300

Canxi (min-max) (%) 0,9 - 1,5 0,9 - 1,5 0,7 - 1,5 Phospho tổng số (min-max) (%) 0,6 - 1,2 0,6 - 1,2 0,6 – 1,2

Lysin tổng số (min) (%) 0,8 0,95 1,5

Methyonin + Cystine tổng số (min) (%) 0,5 0,55 0,75

Hormone Không Không Không

Qua bảng 3.2 ta thấy được thành phần của 3 loại thức ăn hỗn hợp phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn khác nhau để đảm bảo được sự phát triển tốt cho năng suất cao.

4.1.2.2. Chăm sóc

Chăm sóc lợn nái mang thai và lợn nái đẻ

Bảng 4.3. Những biểu hiện của lợn nái trước khi đẻ

Trước khi đẻ Dấu hiệu

0-10 ngày Vú căng lên và cứng, âm hộ sưng mọng

2 ngày Bầu vú cương cứng lên, tiết ra chất lỏng, trong 12-24h Nái bồn chồn, đái nhiều, tuyến vú bắt đầu tiết sữa. 6-12h Sữa tiết ra nhiều hơn qua 2 lỗ tia sữa

2-4h Khi tiến hành vắt thấy các vú đầu có sữa non vọt thành tia dài

30 phút-2h Tăng nhịp thở, đứng lên nằm xuống không yên 15 phút-30 phút Âm hộ tiết ra dịch nhờn màu hồng lẫn phân su

15 phút- 5 phút Nái nằm nghiêng 1 bên, hơi thở đứt quãng, ép bụng, ép đùi, cong đuôi rặn đẻ.

Khi lợn nái có những biểu hiện sắp đẻ thì phải chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ bao gồm: 2 thùng nước sạch có chứa cồn iod, gang tay cao su, lọ xịt cồn, khay đựng cồn, dây buộc rốn, kéo cắt rốn, panh kẹp bông, bột lăn,thảm lót,kháng thể, thùng đựng nhau, khăn vệ sinh núm vú nái.

Lợn sắp đẻ thì phải ưu tiên quan sát, chăm sóc luôn có người trực để hỗ trợ kịp thời.

Chăm sóc lợn con

-Khi lợn con đẻ ra nhanh chóng lau chùi mũi, miệng bằng khăn mềm, sau đó lăn một lớp bột lên phần thân của lợn con, rồi cho vào lồng úm có lót tã vải và có lồng chụp sưởi ấm. Khi lợn con có thể đứng lên được thì cho uống kháng thể sau đó cho ra bú sữa đầu.

Lợn con đẻ ra sau bôn giời sẽ tiến hành mài nanh cắt đuôi và cho uống kháng sinh amox colistin với liều 2ml/con.

-Ngày thứ 3: Cho uống thuốc cầu trùng Vicox Toltra 1ml/con, tiêm TD – Genty với 2ml/con.

-Ngày thứ 5: Thiến. Sau đó tiêm Gramamox 0,5ml/con, sát trùng iodine

Tập cho lợn con ăn sớm. Từ 5-7 ngày đầu cho ăn cám khô, mỗi lần đổ 1 ít và chia làm nhiều lần trong ngày lau máng tập ăn trước khi cho ăn để đảm bảo thức ăn luôn sạch sẽ không bị mất mùi để hấp dẫn lợn con.

-Cai sữa: trại tiến hành cai sữa với những đàn lợn đạt tiêu chuẩn:

+ Ngày tuổi: 19 – 23 ngày có thể chọn những con to ở những đàn 19 ngày tuổi cai trước rồi đưa những con 23 ngày tuổi chưa đạt tiêu chuẩn để đưa vào bú mẹ.

+ Khối lượng: > 5kg

+ Không có biểu hiện: Còi, đau chân, tiêu chảy, viêm khớp, viêm phổi.

4.1.3. Quy trình phòng bệnh

Vệ sinh phòng bệnh:

- Đối với phương tiện: Xe ô tô chở cám về trại, xe ô tô ra vào xuất lợn con... được phun sát trùng tại khu sát trùng trung của khu vực chăn nuôi cách trại 500m rồi mới vào cửa kho cám sau khi phun sát trùng đợi 30 phút mới tiến hành mở cửa kho cho bốc cám.

- Với kỹ sư và công nhân trong trại: Phải mặc trang phục bảo hộ lao động

(quần áo, ủng…) khi làm việc.

-Với các trang thiết bị và dụng cụ chăn nuôi: Khi mới mua về phải được sát trùng kỹ rồi mới sử dụng, sau khi sử dụng thì phải được cọ rửa sạch sẽ, sát trùng rồi mới sử dụng tiếp.

-Với chuồng trại: Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, quét mạng nhện, dụng cụ để đúng vị trí, gọn gàng. Hàng ngày thu dọn phân, rác, thức ăn thừa, rửa

máng, và tắm cho lợn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, phun sát trùng toàn chuồng 2 ngày 1 lần.

Khi lợn ốm thì cần tiến hành, xác định nhanh nguyên nhân gây bệnh, cách ly ngay trong trường hợp nghi mắc các bệnh có khả năng lây lan nhanh, điều trị triệt để, tránh lây lan bệnh tật ra toàn đàn.

Phòng bệnh bằng vaccine:

Tiêm vaccine là biện pháp chủ động, tích cực. Việc sử dụng vaccine tiêm phòng sẽ tạo ra miễn dịch chủ động cho con vật, hiệu quả phòng bệnh và hiệu quả kinh tế cao, vì vậy quy trình vaccine cần được khép kín chặt chẽ và chính xác.

Bảng 4.4. Lịch tiêm phòng vaccine cho lợn con, lợn hậu bị và lợn nái Loại

lợn Tuần tuổi Tên vaccine Phòng bệnh

Lợn con 1 Mycoplasma Suyễn lợn 2 3 CircoMaster Tai Xanh Còi cọc Tai Xanh 4 Coglapest Dịch tả Lợn hậu bị

Bắt đầu tiêm vaccine khi lợn

đạt 100kg thể trọng, mỗi

mũi cách nhau 1 tuần

Parvo Khô thai 1

Coglapest Dịch tả

Afropor LMLM

Porcilis Begonia Giả dại CircoMaster Còi cọc

Parvo Khô thai 2

Lợn nái

Mang thai 10 tuần tuổi Coglapest Dịch tả

Định kỳ 4 tháng 1 lần Porcilis Begonia Giả dại

Lợn đực

Định kỳ 4 tháng 1 lần, Coglapest Dịch tả mỗi mũi cách nhau 1

4.2. Năng suất sinh sản của lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire)

4.2.1. Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái

Đánh giá khả năng sinh sản là rất quan trọng và từ kết quả đánh giá đó có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào chăn nuôi để nâng cao năng suất, mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi.

Trong khuôn khổ đề tài này, khả năng sinh sản của đàn lợn nái được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:

- Sinh lý, sinh dục

- Khả năng đẻ con, nuôi con - Số con đẻ ra

- Khối lượng sơ sinh - Số con cai sữa - Khối lượng cai sữa - Độ đồng đều,…

Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất chăn nuôi được khảo sát trong nghiên cứu này là:

- Tuổi động dục lần đầu - Tuổi phối giống lần đầu - Tuổi đẻ lứa đầu

- Thời gian mang thai

- Thời gian nuôi con, phối giống có chửa đạt sau cai sữa Khoảng cách lứa đẻ

Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái nuôi tại trang trại

Chỉ tiêu n Mean ± SD Cv (%)

Tuổi động dục lần đầu 30 223,03 ± 4,45 2,00

Tuổi phối giống lần đầu 30 243,9± 4,33 1,78

Tuổi đẻ lứa đầu 30 358,4 ± 4,39 1,23

Thời gian mang thai 30 114,47 ± 0,681 0,6

Thời gian cai sữa 30 21,43 ± 1,07 5

Thời gian động dục trở lại 30 7,47 ± 3,02 40,52 Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 30 143,37 ± 3,69 2,57

Kết quả cho thấy

Tuổi động dục lần đầu

Tuổi động dục lần đầu là một chỉ tiêu khá quan trọng trong việc đánh giá sinh lí sinh dục lợn nái. Phát hiện động dục lần đầu tiên của lợn nái giúp người chăn nuôi theo dõi được chu kỳ sinh dục tiếp theo để tiến hành lập kế hoạch phối nhóm . Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì lợn nái F1 (LxY) có tuổi động dục trung bình đạt 223,03 ngàyVậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của tác giả trên, điều này có thể giải thích rằng lợn nái F1 (LxY) được trang trại chọn lọc một cách nghiêm ngặt, có quy trình chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp với đặc điểm giống vậy nên lợn nái nhanh động dục hơn.

Tuổi phối giống lần đầu

Hiện nay có khá nhiều nghiên cứu đề cập ảnh hưởng của tuổi phối giống lần đầu đến năng suất sinh sản của lợn nái. Phối giống cho lợn nái sớm sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất, tuy nhiên có thể ảnh hưởng đến sinh sản ở lứa thứ nhất do lợn nái chưa tích lũy đủ khối lượng cơ thể cho hoạt động sinh

sản hay sẽ tiếp tục ảnh hưởng ở các lứa đẻ sau.Tuổi phối giống lần đầu của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) là 243,9. Kết quả của chúng tôi cao hơn so với công bố của tác giả Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) [6] cho biết tuổi phối giống lần đầu của lợn nái lai F1 (L x Y) là 237,84 ngày. Đồng thời kết quả của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Phùng Thị Vân (2001) [10] cho biết tuổi phối giống lần đầu của lợn nái F1 (L x Y) là 259 ngày.

Tuổi đẻ lứa đầu

Chỉ tiêu này đánh giá được tuổi mà lợn cái hậu bị vào chu trình khai

Một phần của tài liệu Đánh giá năng suất sinh sản của đàn lợn nái f1 (l x y) phối với lợn đực duroc nuôi tại trang trại ông cù xuân thinh, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)