1. Đặt vấn đề
4.2.2. Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(LxY) phối với đực Duroc
Năng suất sinh sản là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi, quyết định hiệu quả kinh tế cao hay thấp. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, năng suất sinh sản được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu như số con đẻ ra/ổ, số con đẻ ra sống/ổ, tỷ lệ sống sơ sinh, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng sơ sinh/ổ, số con để nuôi, khối lượng cai sữa/con, khối lượng cai sữa/ổ, độ đồng đều, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa. Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1 (LxY) được trình bày tại bảng 3.6 dưới đây
Bảng 4.6.Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1 (LxY) phối với đực Duroc
Chỉ tiêu Đơn vị n Mean ± SD Cv (%)
Số con sơ sinh/ổ Con 150 11,80 ± 1,20 9,34
Số con đẻ ra sống/ổ Con 150 11,23 ± 0,90 9,52
Tỷ lệ sống sơ sinh % 150 95,59 ± 6,16 7,52
Khối lượng sơ sinh/con Kg 150 1,47 ± 0,05 3,96 Khối lượng sơ sinh/ổ Kg 150 17,34 ± 1,56 9,22
Số con để nuôi/ổ Con 150 11,04 ± 0,86 9,52
Số con cai sữa/ổ Con 150 10,49 ± 0,78 11,14
Khối lượng cai sữa/con Kg 150 5,96 ± 0,11 2,65 Khối lượng cai sữa/ổ Kg 150 62,86 ± 5,07 9,82
Thời gian cai sữa Ngày 150 20,91 ± 1,53 9,02
Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa % 150 95,64 ± 4,79 6,51
Số con đẻ ra/ổ
Theo kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân (2002) [10] số con đẻ ra/ổ của lợn nái F1 (L x Y) lần lượt là 10,03 con và 11,65 con, theo Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) [4] cho thấy số con đẻ ra/ổ của F1 (LxY) là 11,75 con/ổ. Cũng theo kết quả nghiên cứu của Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) [6] số con đẻ ra/ổ của F1(LxY) là 11,61.
Như vậy, kết quả nghiên cứu của các tác giả trên đều có xu hướng thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Điều này cho thấy lợn nái được chọn lọc kỹ càng về giống, cải tiến kỹ thuật chăn nuôi cũng như điều kiện chuồng trại phù hợp nên số con đẻ ra nhiều hơn.
Số con đẻ ra sống/ổ
Đây được coi là chỉ tiêu đánh giá sức sống của thai cũng như kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái, vì nó liên quan chặt chẽ tới số con cai sữa. Do đó việc nâng cao số con đẻ ra sống/ổ sẽ làm nâng cao số con cai sữa. Qua bảng 3.6 cho thấy số con sơ sinh sống/ổ của nái lai F1(L x Y) là 11,23 con.
Theo kết quả nghiên cứu của Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) [6] về số con đẻ ra/ổ của lợn nái F1(LxY) là 11,2; Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) [7] cho kết quả số con đẻ ra sống/ổ của nái F1(LxY) phối với đực PiDu là 10,88.
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của các tác giả trên, như vậy cho thấy quy trình chăm sóc heo được kỹ lưỡng hơn.
Số con để nuôi/ổ
Qua bảng 3.6 cho thấy số con để nuôi/ổ ở nái lai F1(L x Y) là 11,04. Số con để nuôi/ổ phụ thuộc vào rất nhiều số con sơ sinh sống/ổ. Số con sơ sinh sống nhiều thì số con để nuôi cũng nhiều, do vậy số con để nuôi là yếu tố quyết định đến năng suất sinh sản của lợn nái trong giai đoạn nuôi con. Số con để nuôi/lứa nói lên trình độ chăm sóc nuôi dưỡng của người chăn nuôi và bản thân lợn con lúc sơ sinh, đồng thời phụ thuộc vào khả năng nuôi con của lợn mẹ.
Số con cai sữa/ổ
Qua bảng 3.6 cho thấy số con cai sữa/ổ của lợn nái lai F1(L x Y) là 10,49 con (lúc 20,91 ngày).
Theo Phan Xuân Hảo (2006) [3] số con 21 ngày tuổi/ổ của lợn nái lai F1(L x Y) là 9,35 con/ổ. Theo Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) [6]
cho biết số con cai sữa/ổ của nái F1(L x Y), F1(Y x L) là 10,33; 10,50 con. Theo Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) [7] số con cai sữa/ổ của 3 tổ hợp lai giữa L x F1(L x Y); Duroc x F1(L x Y); PiDu x F1(L x Y) lần lượt là 10,06; 10,05; 10,15 con. Như vậy kết quả của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của các tác giả trên.
Khối lượng sơ sinh/ổ
Bảng 3.6 cho thấy khối lượng sơ sinh/ổ của lợn nái lai F1(L x Y) là 1,47 kg/con.
Theo Vũ Đình Tôn, Đặng Vũ Bình và cs (2008) [1] khối lượng sơ sinh /con của nái lai F1 (L x Y) lần lượt là 1,38 và 1,32kg. Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) [7] là 1,39kg. Như vậy kết quả của chúng tôi là cao hơn so với nghiên cứu tác giả trên.
Khối lượng sơ sinh/ ổ là tổng khối lượng tất cả các con sau khi đẻ được lau khô, cắt rốn và chưa cho bú sữa đầu. Chỉ tiêu này bị chi phối bởi số con đẻ ra còn sống/ổ và khối lượng sơ sinh/ con. Chỉ tiêu này đánh giá được khả năng nuôi dưỡng thai của lợn mẹ, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh cho lợn nái thời kỳ mang thai tại trại. Khối lượng sơ sinh/ ổ có tương quan thuận với khối lượng cai sữa/ổ.
Phan Xuân Hảo (2006) [3] thì khối lượng sơ sinh/ổ ở nái F1 (L×Y) là 14,60 kg. Qua bảng 3.6 cho thấy rằng khối lượng sơ sinh/ổ của tổ hợp nái lai F1 (LxY) đạt 17,34kg, kết quả nghiên cứu của chúng tôi là ở trang trại cao hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả.
Khối lượng cai sữa/con
Qua bảng 3.6 cho thấy, khối lượng cai sữa/con của lợn nái lai F1(L x Y) là 5,96 kg/con.
Theo Phan Xuân Hảo (2006) [3] khối lượng cai sữa/con của nái lai F1(L xY) là 5,67 kg. Theo kết quả nghiên cứu của Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) [6] khối lượng cai sữa/con đối với nái lai F1(L x Y) là 6.74
kg. Kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) [4] khối lượng cai sữa/con của lợn nái F1(L x Y) phối với đực PiDu là 8,44 kg. Theo Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) [7] khối lượng cai sữa/con của lợn nái F1(L x Y) phối với đực PiDu là 5,79 kg.
Vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả của Phan Xuân Hảo (2006) [3]; Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) [7] và thấp hơn kết quả của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) [4]; Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) [6].
Khối lượng cai sữa/ổ
Qua bảng 3.6 cho thấy, khối lượng cai sữa/ổ của lợn nái lai F1(L x Y) là 62,86kg/ổ.
Theo kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs (2001) [10] thì khối lượng cai sữa/ổ ở lợn (L x Y) là 48,0 – 50,3 kg/ổ; Phan Xuân Hảo (2006) [3] là 52,28kg/ổ. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.