Nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Đánh giá năng suất sinh sản của đàn lợn nái f1 (l x y) phối với lợn đực duroc nuôi tại trang trại ông cù xuân thinh, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 30 - 31)

1. Đặt vấn đề

2.4.2. Nghiên cứu ngoài nước

Lai giống là một trong những biện pháp quan trọng để sản xuất lợn thịt có năng suất chất lượng cao ở nhiều nước trên thế giới.

Grzeskowiak và cs (2000) Lai hai giống giữa Hampshire x Du đạt giá trị pH1 của thịt cao hơn so với Pi x Du và Pi thuần. Lai hai giống giữa lợn đực Siamse và lợn nái Polish L để sản xuất lợn sữa chất lượng cao (Walkiewicz và cs 2000 [5 ]).

Gerasimov và cs (1997) [16] nghiên cứu cho thấy lai hai, ba giống đều có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản như: Số con đẻ ra/lứa, tỷ lệ nuôi sống và khối lượng ở 60 ngày tuổi/con. Lai hai giống làm tăng số con đẻ ra/lứa so với giống thuần (10,9 so với 10,1 con), tăng khối lượng sơ sinh và khối lượng sơ sinh và khối lượng khi cai sữa.

Các nghiên cứu của Gerasimov và cs (1997) [16] cho biết lai ba giống đều có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản như số con đẻ ra/ổ, tỷ lệ nuôi sống và khối lượng ở 60 ngày tuổi/con. Gerasimov và cs (2000) [15] cho biết nái lai có chất lượng tốt về sản xuất sữa, khối lượng sơ sinh, con lai sinh trưởng tốt và có năng suất thịt xẻ cao. Việc sử dụng lai ba giống là phổ biến để nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất lợn thịt thương phẩm.

Việc sử dụng nái lai (L x Y) phối với lợn Pi để sản xuất con lai ba giống, sử dụng nái lai (L x Y) phối với lợn đực lai (Pi x Du) để sản xuất con lai 4 giống khá phổ biến tại Bỉ (Leroy và cs., 1996). Lợn đực giống P đã được cải tiến (P-Rehal) có tỷ lệ nạc cao được sử dụng là dòng đực cuối cùng để sản xuất lợn thịt (Leroy và cs (2000) [19]).

Pour (1998) cho biết phần lớn lợn thịt được giết mổ năm 1996 tại Cộng hoà Séc là lợn lai. Lai ba và bốn giống là hệ thống chủ yếu để sản xuất lợn thịt thương phẩm (Houska và cs (2004) [18]).

Theo Vangen và cs (1997), trong số 1,2 triệu lợn giết mổ hàng năm tại Nauy thì lợn lai chiếm trên 60%. Nái lai (L x Y) có tỷ lệ đẻ, số con đẻ ra /lứa cao hơn lợn nái thuần L, nái lai (L x Y) được sử dụng nhiều trong các công thức lai (Gaustad-Aas và cs (2004) [17]).

Một phần của tài liệu Đánh giá năng suất sinh sản của đàn lợn nái f1 (l x y) phối với lợn đực duroc nuôi tại trang trại ông cù xuân thinh, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)