Khái niệm giao tiếp sư phạm đại học

Một phần của tài liệu TÂM lí học dạy học đại học và GIAO TIẾP sư PHẠM đại học (Trang 32 - 34)

GIAO TIẾP SƯ PHẠM ĐẠI HỌC

1.1. Khái niệm giao tiếp sư phạm đại học

Giao tiếp sư phạm là giao tiếp có tính nghề nghiệp giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy học và giáo dục nhằm thiết lập và vận hành sự tiếp xúc tâm lí giữa giảng viên và sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên để đạt được mục tiêu của quá trình dạy học và giáo dục.

a. Giao tiếp sư phạm là giao tiếp có tính nghề nghiệp giữa giảng viên và sinh viên:

+ Mục tiêu của giao tiếp sư phạm là sinh viên phải tiếp thu được tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp và hình thành các kĩ năng giao tiếp, các phẩm chất nghề nghiệp.

+ Nội dung chủ yếu của giao tiếp sư phạm là nội dung giáo dục .

+ Công cụ chủ yếu của giao tiếp sư phạm là ngôn ngữ môn học, ngôn ngữ văn hóa.

+ Giao tiếp sư phạm được diễn ra trong khoảng thời gian quy định. b. Giao tiếp sư phạm được diễn ra theo nguyên tác nhất định: * Tính mô phạm

Giảng viên phải có những phẩm chất và hành vi chuẩn mực có tác dụng làm gương, làm mẫu cho sinh viên noi theo.

+ Sự mẫu mực về trang phục: ăn mặc đúng kiểu cách, sắc màu hài hòa. + Sự mẫu mực về hành vi. Hành vi là những phản ứng, ứng xử của giảng viên. Hành vi chuẩn được quy định ở ba tiêu chuẩn sau: đó là những hành vi do Điều lệ nhà trường quy định; đó là những hành vi được đa số mọi người trong cộng đồng thực hiện; đó là những hành vi thực hiện được mục đích của giảng viên.

+ Hành vi và thái độ của giảng viên phải nhất quán. * Tôn trọng sinh viên

Giảng viên phải coi mỗi sinh viên là một nhân cách, có quyền được học tập, được tham gia các dạng hoạt động giáo dục do lớp, trường tổ chức.

+ Khi giảng dạy phải bao quát toàn lớp, chú ý đến từng sinh viên.

+ Phân hóa nội dung bài học phù hợp với khả năng nhận thức của sinh viên (trong tiết hoc, sinh viên nào cũng được làm việc, được phát biểu ý kiến)

+ Khi giảng viên mắc lỗi phải thành thật xin lỗi sinh viên, những câu hỏi của sinh viên thuộc phạm vi bài học nhất thiết giảng viên phải trả lời. Nếu chưa trả lời được thì phải khất học sinh viên.

+ Khi sinh viên phát biểu, giảng viên phải chăm chú lắng nghe không được ngắt lời, chế giễu.

+ Trong tiết học, không được mời sinh viên ra ngoài, không được nói những lời và hành vi chế giễu, xúc phạm nhân cách sinh viên.

* Thiện ý trong giao tiếp

Giảng viên luôn nghĩ tốt về sinh viên, tạo những điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong quá trình học tập và giáo dục .

+ Giảng viên phải có trách nhiệm cao khi soạn giáo án. Nhất thiết phải biến đổi ngôn ngữ giáo trình thành ngôn ngữ của mình (trừ tên bài học, các đề mục, các định nghĩa, công thức, quy tắc). Thiết kế nhiệm vụ học phải kèm theo gợi ý.

+ Giảng viên phải có trách nhiệm cao khi tổ chức sinh viên học bài mới, thực hành. Nếu sinh viên chưa làm được, giảng viên cần gợi ý hoặc làm mẫu.

+ Giảng viên phải công bằng trong việc nhận xét, đánh giá sinh viên (vừa đánh giá định tính, vừa đánh giá định lượng).

+ Giảng viên phải tin tưởng khi giao việc cho sinh viên. Mỗi sinh viên phải đảm nhận một công việc của lớp và theo nguyên tắc luân phiên nhau chỉ huy.

* Đồng cảm trong giao tiếp

Giảng viên biết đặt vị trí của mình vào vị trí của sinh viên trong quá trình giao tiếp.

+ Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của sinh viên để có cách ứng xử phù hợp. + Biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của sinh viên.

+ Khi giao tiếp với sinh viên không nên tạo ra sự căng thẳng tâm lí. Tạo điều kiện để sinh viên được giao tiếp với mình.

Một phần của tài liệu TÂM lí học dạy học đại học và GIAO TIẾP sư PHẠM đại học (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w