Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp

Một phần của tài liệu TÂM lí học dạy học đại học và GIAO TIẾP sư PHẠM đại học (Trang 38 - 39)

GIAO TIẾP SƯ PHẠM ĐẠI HỌC

2.2.5. Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp

Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp là kỹ năng biết chọn từ và biểu hiện ngữ điệu, sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp với mục tiêu, nội dung và hoàn cảnh giao tiếp.

+ Công cụ phi ngôn ngữ:

- Sự phối hợp các công cụ phi ngôn ngữ phải hài hòa, phù hợp với đối tượng, tình huống, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp.

- Sử dụng các công cụ phi ngôn ngữ cần tự nhiên, chân thật đúng với bản chất của mình.

- Việc thay đổi tư thế, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười … là những tín hiệu giao tiếp sống động nhằm đánh giá, khích lệ, khen chê của giáo viên đối với học viên. Phương tiện trực quan cần đưa đúng lúc, đúng chỗ nhằm minh họa. Trang phục hợp kiểu cách, hài hòa.

* Công cụ ngôn ngữ:

+ Sử dụng ngôn ngữ độc thoại:

- Cách diễn đạt dễ hiểu, mạch lạc, rõ ràng, đạt chuẩn tiếng Việt.

- Nội dung bài giảng xúc tích nhiều thông tin, đảm bảo được tính khoa học, hệ thống trong bài giảng kích thích được tính tích cực hoạt động nhận thức, liên tưởng với tri thức của sinh viên

- Dạng kiến thức mới, khái niệm mới cần có ví dụ minh họa.

- Nhất thiết giảng viên phải biến đổi ngôn ngữ viết trong sách giáo khoa, giáo trình bằng ngôn ngữ nói của chính mình, để làm chủ lời nói.

+ Sử dụng ngô ngữ đối thoại: - Câu hỏi ngắn gọn dễ hiểu. - Có nội dung rõ ràng,

- Nhất thiết sinh viên phải trả lời được.

học (hợp lý) vừa mang tính nghệ thuật (cơ động, mềm dẻo, linh hoạt). Công cụ

ngôn ngữ giữ vai trò chủ đạo trong dạy học.

Một phần của tài liệu TÂM lí học dạy học đại học và GIAO TIẾP sư PHẠM đại học (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w