Phương pháp thuyết trình đặt và giải quyết vấn đề 1 Bản chất

Một phần của tài liệu TÂM lí học dạy học đại học và GIAO TIẾP sư PHẠM đại học (Trang 43 - 44)

2.1. Bản chất

Giảng viên nêu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận

2.2. Quy trình thực hiện

2.2.1.Trước giờ học

+ Bước 1: xác định mục tiêu bài giảng và đối tượng dạy + Bước 2: thiết kế nội dung

- Xây dựng vấn đề (bài toán), xác định các bước giải quyết vấn đề - Xác định phương pháp: quy nạp hoặc diễn dịch

2.2.2. Trong giờ học

+ Bước 1: đặt vấn đề và phát biểu vấn đề + Bước 2: giải quyết vấn đề

Giảng viên giải quyết vấn đề theo hai lôgic phổ biến: quy nạp hoặc diễn dịch

+ Theo lôgic quy nạp có thể có ba cách trình bày tùy thuộc vào nội dung: - Quy nạp phân tích từng phần: nếu nội dung vấn đề đặt ra tương đối độc lập với nhau, giảng viên giải quyết dứt điểm từng vấn đề, sơ bộ kết luận về vấn đề đó. Giải quyết vấn đề thứ nhất chuyển sang vấn đề thứ hai…

- Quy nạp phát triển: bài giảng chỉ có một vấn đề. Vấn đề được cụ thể thành hệ thống các vấn đề, giảng viên giải quyết từng vấn đề.

- Quy nạp so sánh: nếu nội dung chứa đựng những mặt tương phản đối lập, giảng viên có thể so sánh những thuộc tính này ở hai đối tượng phản ánh để rút ra kết luận cho từng điểm só sánh.

+ Theo logic diễn dịch: giảng viên đưa ra kết luận sơ bộ, khái quát. Sau đó tiến hành giải quyết vấn đề theo ba cách vừa nói trên. Ba cách giải quyết này giữ minh họa linh hoạt cho kết luận sơ bộ nói trên.

* Trong quá trình thuyết trình:

- Thỉnh thoảng giảng viên đặt một số câu hỏi “ Có vấn đề” để sinh viên trả lời trước lớp, hoặc cho trao đổi ngắn trong cặp hai người ngồi cạnh nhau, trước khi sinh viên đưa ra câu trả lời.

- Khuyến khích sinh viên nêu câu hỏi: yêu cầu trong một phút mỗi người đặt một câu hỏi xung quanh vấn đề giảng viên vừa trình bày. Khi sinh viên đã quen, giảng viên chỉ cần hỏi: “Anh (chị) có muốn hỏi gì không?”.

- Dừng lại vài ba phút để sinh viên nói lên nhận định của họ về ý chính trong đoạn vừa nghe giảng viên thuyết trình. Chẳng hạn, “Anh (chị) nghĩ gì về khả năng ứng dụng định luật này trong thực tế? Hãy nêu một ví dụ.”, “Dấu hiệu bản chất nhất trong khái niệm vừa mới học là gì?”.

+ Bước 3: kết luận

+ Cho sinh viên phát biểu trước lớp hoặc viết ra giấy điều thu nhận quan trọng nhất của họ, hoặc yêu cầu sinh viên tón tắt nội dung chủ yếu của bài thuyết trình cho bạn ngồi cạnh nghe và trao đổi ý kiến, hoặc một vài sinh viên trình bày tóm tắt trước lớp.

+ Giảng viên đưa ra kết luận đó là sự kết tinh dưới dạng cô đọng, chính xác, đầy đủ những khái quát bản chất của vấn đề đưa ra xem xét.

2.2.3. Sau giờ học

Giảng viên tự đánh giá và rút kinh nghiệm

Một phần của tài liệu TÂM lí học dạy học đại học và GIAO TIẾP sư PHẠM đại học (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w