Các mẫu sinh viên điển hình và cách sử dụng phong cách dạy học của giáo viên

Một phần của tài liệu TÂM lí học dạy học đại học và GIAO TIẾP sư PHẠM đại học (Trang 40 - 41)

GIAO TIẾP SƯ PHẠM ĐẠI HỌC

2.3.2. Các mẫu sinh viên điển hình và cách sử dụng phong cách dạy học của giáo viên

Phong cách 1: Hành vi công việc và hành vi quan hệ đều thấp. Đây là những giảng viên có phong cách tự do (gọi là T1).

Phong cách 2: Hành vi công việc cao và hành vi quan hệ thấp. Đây là giảng viên vì công việc, nghiêm khắc và khó tính (gọi là T2).

Phong cách 3: Hành vi công việc thấp và hành vi quan hệ cao. Giảng viên có xu hướng thiết lập quan hệ thân thiện, gần gũi với sinh viên, thường ít đưa ra các chỉ dẫn và tổ chức việc học của sinh viên (gọi là T3).

Phong cách 4: Hành vi công việc cao và hành vi quan hệ cao (gọi là T4).

Trên đây là các mô hình điển hình của giảng viên, còn có các mô hình trung gian khác.

2.3.2. Các mẫu sinh viên điển hình và cách sử dụng phong cách dạy học củagiáo viên giáo viên

Phân loại học viên dựa vào mức độ sẵn sàng của họ đối với việc học. Mức độ sẵn sàng là mức độ một cá nhân hay nhóm sẵn sàng thực hiện một nhiệm vụ học tập nhất định.

Mức độ sẵn sàng học tập được hình thành bởi 2 yếu tố: khả năng hiện tại và thiện ý đối với việc học.

Dựa vào 2 yếu tố trên, nhóm sinh viên trong lớp thành 4 mô hình điển hình.

Nhóm sinh viên có mức độ sẵn sàng thấp (H1): Sinh viên có khả năng học tập và thái độ học tập thấp.

Nhóm sinh viên có mức độ sẵn sàng trung bình, năng lực học tập thấp, thiện ý cao, ổn định (H2): Sinh viên gặp khó khăn trong học tập, mặc dù cố gắng, động cơ học tập cao. Nguyên nhân chủ yếu là hạn chế về năng lực học tập

Nhóm sinh viên có mức độ sẵn sàng trung bình, năng lực học tập cao, thiện ý thấp hoặc chưa ổn định ( H3): Khả năng nhận thức tốt, có tri thức, kĩ năng cơ bản để tiếp thu môn học. Động cơ học tập thấp, không hào

hứng lắm với công việc

Nhóm sinh viên có mức độ sẵn sàng học tập cao (H4): Khả năng nhận thức có tri thức, kinh nghiệm và kĩ năng thực hiện các hành động học tập do giảng viên gợi ý, có động cơ học mạnh mẽ, có nhu cầu được thử thách, được khẳng định

Một phần của tài liệu TÂM lí học dạy học đại học và GIAO TIẾP sư PHẠM đại học (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w