a. Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách sinh viên:
Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách sinh viên là năng lực biết dựa vào mục tiêu của ngành đào tạo để hình dung ra trước phẩm chất nhân cách cần
phải giáo dục của sinh viên và hướng hành động của mình trên cở sở hiểu rõ những cái đã được hình thành và nắm vững cơ chế của quá trình hình thành nhân cách.
b. Năng lực cảm hóa sinh viên:
Năng lực cảm hóa sinh viên là năng lực gây ảnh hưởng trực tiếp của mình bằng tri thức, tình cảm, ý chí tới sinh viên. Năng lực này được biểu hiện ở khả năng làm gương cho sinh viên, tạo ra uy tín thật và thuyết phục được sinh viên.
c. Năng lực ứng xử sư phạm:
Năng lực ứng xử sư phạm là năng lực sử dụng một cách hợp lý nhất hiệu quả nhất về mặt sư phạm các tác động giáo dục.
Năng lực này được biểu hiện ở các kỹ năng sau:
+ Kỹ năng xác định giới hạn của các ứng xử sư phạm (khen, chê, động viên…) nếu quá ngưỡng hoặc dưới ngưỡng dẫn đến phản sư phạm
+ Kỹ năng sử dụng các tác động phù hợp với từng cá nhân sinh viên và tập thể học viên đảm bảo được hiệu quả giáo dục.
+ Kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm. Tình huống sư phạm là tình huống có vấn đề, xuất hiện trong quá trình dạy học đòi hỏi giảng viên phải giải quyết ngay nhưng phải đảm bảo được mục tiêu giáo dục. Các bước xử lý sư phạm:
Bước 1: Phân tích tình huống: Xác định được các dữ kiện của tình huống; bối cảnh nảy sinh tình huống; xác định mâu thuẫn cơ bản của tình huống và nguyên nhân nảy sinh tình huống; yêu cầu đặt ra của tình huống.
Bước 2: Nêu các cách giải quyết tình huống. Phân tích và lựa chọn một cách giải quyết tối ưu nhất.
Bước 3: Đánh giá lại cách giải quyết và quyết định sử dụng để xử lý tình huống sư phạm.
Bước 4: Đánh giá để rút ra bài học kinh nghiệm. d. Năng lực giao tiếp sư phạm:
Năng lực giao tiếp sư phạm là năng lực nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lý bên trong của sinh viên và bản
thân, đồng thời biết sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều khiển và điều chỉnh các quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giáo dục.