Các năng lực dạy học

Một phần của tài liệu TÂM lí học dạy học đại học và GIAO TIẾP sư PHẠM đại học (Trang 27 - 29)

a. Năng lực hiểu sinh viên trong quá trình dạy học và giáo dục:

Đó là năng lực hiểu biết đặc điểm tâm lí của sinh viên, dự đoán được những diễn biến tâm lí và những biển hiện tâm lý của sinh viên trong quá trình dạy học và giáo dục.

Năng lực này được biếu ở các kĩ năng sau:

+ Kĩ năng xác định các mức độ tiếp thu tri thức của sinh viên.

+ Kĩ năng xác định được trình độ và khả năng thực hiện các hành động của sinh viên.

+ Kĩ năng đánh giá sự phát triển hứng thú, tình cảm và ý chí của sinh viên đối với việc học.

b. Năng lực khoa học:

Năng lực khoa học là năng lực nắm vững nội dung, chương trình dạy học và các tài liệu hướng dẫn đối với các môn học mà mình giảng dạy, có năng lực tự học, năng lực tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ.

Năng lực này được biểu hiện ở các kĩ năng sau:

+ Kĩ năng nắm vững nội dung dạy học (bản chất của khái niệm và phương pháp làm ra khái niệm).

+ Kĩ năng xác định phần mở rộng nội dung dạy học.

+ Thường xuyên theo dõi những xu hướng, những phát minh trong khoa học thuộc môn mình giảng dạy.

+ Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để bổ túc, để hoàn thiện tri thức của mình.

c. Năng lực thiết kế bài giảng:

Năng lực thiết kế bài học là năng lực căn cứ vào nội dung bài học để thiết kế thành các nhiệm vụ học, các hành động học cho sinh viên và những việc làm của mình để tổ chức sinh viên thực hiện được những hành động học giải quyết được các nhiệm vụ học.

Năng lực này được biểu hiện ở các kĩ năng sau:

+ Kỹ năng xác định vị trí và yêu cầu của bài học: nghiên cứu chương trình và kế hoạch thực hiện chương trình để xác định mối quan hệ của bài học với các bài học trước đó và các bài học sau đó. Xác định đúng mục tiêu của bài học và diễn đạt ngắn gọn về 3 mặt: yêu cầu về tri thức; yêu cầu về kỹ năng; yêu cầu về thái độ.

+ Kỹ năng cụ thể hóa nội dung bài học: xác định những đơn vị tri thức mới của bài học, đặc biệt là tri thức cơ bản. Trên cơ sở đó, thiết kế thành các nhiệm vụ học, dự kiến các phương án sinh viên thực hiện giải quyết nhiệm vụ học và những câu hỏi của sinh viên.

+ Kỹ năng lập kế hoạch và lựa chọn các phương pháp dạy học: sắp xếp các nhiệm vụ học theo sự phát triển của bài học, quy định thời gian sinh viên làm và trình bày lời giải nhiệm vụ học. Lựa chọn các phương pháp dạy học

bằng cách giảng viên nêu câu hỏi và tự mình trả lời. Ví dụ: để giải quyết nhiệm vụ học này có thể giao cho cả lớp được không? Để giải quyết nhiệm vụ học này có thể thảo luận nhóm được không? Vì sao?

+ Kỹ năng trình bày thiết kế thành văn bản: đó là giáo án. Giáo án là một loại văn bản viết trong đó trình bày những việc làm của sinh viên và những việc làm của giảng viên để đạt được mục tiêu dạy học.

d. Năng lực tổ chức hoạt động học:

Năng lực tổ chức hoạt động học là năng lực giao cho sinh viên các nhiệm vụ học, tổ chức và hướng dẫn sinh viên tiến hành các hành động học để giải quyết nhiệm vụ học và kiểm tra, đánh giá quá trình sinh viên giải quyết nhiệm vụ học. Năng lực này được biểu hiện ở các kĩ năng sau:

+ Kỹ năng truyền đạt là kỹ năng đưa ra những thông tin, có kèm theo hướng dẫn, chỉ dẫn làm nhằm rõ, giải thích, minh họa cho các thông tin đó.

+ Kỹ năng tổ chức sinh viên thực hiện hành động học là đưa sinh viên vào quá trình thực hiện các hành động học bằng hệ thống thao tác xác định thông qua những việc làm cụ thể sau:

- Giao nhiệm học vụ học cho sinh viên. Đưa ra mục đích, yêu cầu nghĩa là xác định sản phẩm học tập và tiêu chuẩn của sản phẩm đó đối với mỗi nhiệm vụ học.

- Cung cấp phương tiện, điều kiện để sinh viên giải quyết nhiệm vụ học. - Giúp sinh viên tự định hướng và lập kế hoạch giải quyết nhiệm vụ học. - Sinh viên thực hiện kế hoạch để giải quyết nhiệm vụ học, đồng thời trong qua trình đó giảng viên theo dõi giúp đỡ sinh viên trong trường hợp gặp khó khăn.

- Hướng dẫn sinh viên tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau kết quả giải quyết nhiệm vụ học.

- Giảng viên nhận xét, đánh giá.

Một phần của tài liệu TÂM lí học dạy học đại học và GIAO TIẾP sư PHẠM đại học (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w