Có một nhà triết học tên là Nakamura Tenpu (1). Thời niên thiếu của ông là giai đoạn chuyển tiếp từ cuối thời Minh Trị sang thời Đại Chính. Ông đã từng luyện yoga ở Ấn Độ. Ông sinh ra trong một gia đình trung lƣu. Cha ông làm việc trong Bộ Ngân Khố và là ngƣời đảm trách việc in tiền giấy cho chính phủ.
Thuở nhỏ, Tenpu là một đứa trẻ ngổ ngƣợc khó bảo, thƣờng hay cãi lộn một cách vô lối. Tenpu đã từng bị đuổi học khỏi trƣờng trung học vì cãi cọ, ẩu đả với bạn bè và dẫn đến cái chết của bạn.
---
1. Nakamura Tenpu tên thật là Nakamura Sanrou, sinh năm 1876 tại Tokyo. Ông đƣợc coi là nhà khai sáng triết lý yoga ở Nhật Bản. Ông dành cả cuộc đời theo đuổi Chân - Thiện - Mỹ.
---
Khi cuộc chiến tranh Nhật – Nga nổ ra, Tenpu đầu quân cho cơ quan tình báo và sang Mãn Châu làm gián điệp. Khi đó, Tenpu mới 16 tuổi. Và ông đã tung hoành ngang dọc khắp Mãn Châu. Nghe nói ông là một ngƣời dũng cảm đến táo tợn. Nào là một mình một gậy gắn dao đánh nhau với băng Mã tặc. Nào là gặp địch thủ to lớn gấp mấy cũng không chùn bƣớc. Năm 20 tuổi về lại Nhật Bản, ông bị bệnh lao thập tử nhất sinh. Con ngƣời vùng vẫy ngang dọc một thời ấy, nay đổ quỵ vì căn bệnh hiểm nghèo, nhiều lần thổ huyết, ngƣời xanh nhƣ tàu lá.
Đúng lúc cầm chắc cái chết, ông quyết định sang Mỹ và châu Âu để hiểu rõ hơn “Cuộc đời rốt cục là gì?”. Trƣớc khi chết, ông muốn hiểu rõ cuộc đời của chính mình để rồi có chết cũng yên lòng. Và ông lên đƣờng. Kết thúc chuyến chu du, trên đƣờng trở về Nhật Bản, tại một cảng của xứ sở Ai Cập, ông gặp đƣợc một thánh nhân Ấn Độ.
“Ta biết chắc anh là ngƣời Nhật Bản. Ta cũng biết: Anh có một lỗ thủng to trong lồng ngực và anh trong tình trạng sống dở chết dở. Nhƣng anh đang cố gắng về tới Nhật Bản mới chết. Nhƣng số anh chƣa chết đƣợc đâu. Hãy đi theo ta…”
Nghe vị thánh nói vậy, Tenpu bèn đi theo. Tenpu đƣợc đƣa tới vùng núi Himalaya thuộc Ấn Độ - nơi trú ngụ của vị thánh. Và từ đó, Tenpu bắt đầu tu hành. Việc tu hành hàng ngày là tọa thiền.
Tọa thiền mở ra sự giác ngộ, sực thức tỉnh. Ông Tenpu đã giác ngộ một cách tuyệt vời. Bệnh lao cũng khỏi hẳn từ lúc nào không hay. Ông trở về Nhật Bản và gặt hái thành công trong nhiều lĩnh vực, kể cả trong chức vụ Thống đốc Ngân hàng. Những năm cuối đời, ông từ bỏ mọi công việc, từ bỏ mọi địa vị và bắt đầu công việc mới: đứng diễn thuyết ở đầu phố. Với lòng mong muốn nói cho nhiều ngƣời biết: Con ngƣời dù gặp phải nghịch cảnh, gặp bất hạnh đến đâu trong quá khứ cũng vẫn có đƣợc cuộc đời tuyệt vời nếu có cái tâm, nên cứ vào mỗi giờ cố định trong ngày, ông lại ra đứng diễn thuyết ở nơi đông ngƣời qua lại.
“Vũ trụ này bảo đảm cho tất cả mọi ngƣời đều đƣợc bình đẳng, bảo đảm cho tất cả mọi ngƣời một tƣơng lại tốt đẹp phong phú. Tƣơng lai tƣơi sáng rực rỡ vẫn đang chờ đón, dù các bạn đang gặp nghịch cảnh, đang gặp bất hạnh. Các bạn có nhận đƣợc điều đó hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cái tâm của mình..”
“Hãy tin rằng niềm hạnh phúc tuyệt vời tƣơi sáng đang chờ đón các bạn trong tƣơng lai. Các bạn hãy từ bỏ những ý nghĩ tối tăm nhƣ lòng căm tức, thù ghét ngƣời khác, tâm trạng oán hận cuộc đời. Hãy tìm cho mình lẽ sống. Hãy thắp lên hy vọng. Tƣơng lai tƣơi đẹp đang chờ đón chúng ta và các bạn hãy đừng bao giờ mảy may nghi ngờ về điều đó. Hãy tin và hãy bƣớc vào cuộc đời.”
“Cuộc đời tốt hay xấu tuỳ thuộc hoàn toàn vào cách tiếp nhận của chính mình. Chỉ vẻn vẹn có bấy nhiêu đó thôi vậy mà con ngƣời cũng không biết. Vì không biết nên con ngƣời bối rối,
lầm lạc. Do đó tất cả đang sống vô nghĩa. Chỉ cần tin và sống theo tâm thì chắc chắn cuộc đời tốt đẹp sẽ mở ra cho các bạn…”.
Ông Tenpu đã dành hết cả phần đời còn lại của mình đi khắp mọi nơi rao giảng những điều nhƣ vậy.
Phải ngoài 30 tuổi tôi mới biết đến cuộc đời ông. Tôi khâm phục cách suy nghĩ, cách sống của ông. Tôi cũng rất chịu khó đọc và nghiền ngẫm các trang sách của ông. Ở trong tôi có một niềm tin mãnh liệt nhƣ ông Tenpu từng nói: Cuộc đời của ngƣời nào phụ thuộc vào cái tâm của chính ngƣời đó. Nói cách khác, cuộc đời thay đổi tuỳ theo cách nghĩ, cách sống ở mỗi con ngƣời.