Chuyện xảy ra vào một ngày nọ. Lúc đó, khoảng hai giờ sáng. Tôi vẫn còn ở lại nhà máy. Tôi đi quanh các bộ phận để động viên công nhân làm việc. Bất chợt, tôi thấy một nhân viên kỹ thuật đứng khóc trƣớc lò nung điện. Tôi lại gần hỏi nguyên do. Anh ta trả lời: Không sao ổn định đƣợc nhiệt độ lò nung, nên các mẻ sản phẩm ra lò luôn bị sai lệch so với quy cách. Tôi bèn bảo: “Thôi hãy về nghỉ đi. Hôm nay tạm thế đã”. Nhƣng thấy anh ta có vẻ chƣa thuận, tôi hỏi: “Thế trƣớc lúc nung, cậu đã cầu Trời khấn Phật chƣa?” Thực ra, tôi muốn khuyên anh ta: đến nƣớc phải “cầu Trời Phật phù hộ độ trì” tức là chỉ còn cách cố nữa, cố đến cùng mà thôi.
Thế rồi, sau một hồi lẩm bẩm nhắc lại lời khuyên của tôi: “Cầu Trời khấn Phật chƣa? Cầu Trời khấn Phật chƣa?” anh ta gật đầu và đáp: “Tôi hiểu, thƣa giám đốc. Tôi sẽ làm lại lần nữa”. Và anh ra làm lại từ đầu.
Lặp đi lặp lại suốt quá trình nhƣ vậy, cuối cùng chúng tôi đã khắc phục đƣợc các vấn đề nan giải.
Trong công việc cũng nhƣ trong học tập, có nhiều ngƣời chỉ mới cố gắng một chút mà không thấy kết quả là chán nản bỏ ngang giữa chừng. Nếu nhƣ vậy thì đừng mong làm đƣợc đều gì. Phải kiên trì, phải nhẫn nại, phải cố gắng đến mức không thể cố hơn đƣợc nữa mới thôi. Nhiều ngƣời càng không thành công lại càng làm ẩu làm tả, rồi kết quả chƣa đâu đã vội hài lòng. Họ là những ngƣời hay phải hối hận: “Biết thế thà mình cứ chịu khó và cố gắng thêm một chút thì đâu đến nỗi này”. Cái khác nhau giữa ngƣời thành công và ngƣời thất bại là ở chỗ đó.
Bảy tháng sau khi nhận đơn hàng, IBM gửi thông báo cho chúng tôi biết: Sản phẩm Công ty Kyocera đƣợc chấp nhận đạt quy cách yêu cầu của IBM.
Nhƣng bắt đầu từ đây mới là cuộc chơi chính. Phải giao một khối lƣợng khổng lồ 25 triệu sản phẩm đúng thời hạn cho khách hàng. Nhà máy hoạt động hết công suất. Công nhân làm việc ba ca. Không có ngày nghỉ, kể cả nghỉ đón năm mới, nghỉ lễ Bon (1). Cuối cùng, chúng tôi hoàn thành khối lƣợng sản phẩm, kịp thời hạn giao hàng. Nhìn chuyến hàng cuối cùng chất lên xe tải rời nhà máy, trong lòng tôi dấy lên một niềm tự hào: Khả năng của con ngƣời thật là vô hạn.
Với khát vọng mãnh liệt phải hoàn tất công việc bằng mọi giá, với nỗ lực không biết mệt mỏi, chúng tôi đã biến điều không thể thành có thể.
Nhờ đƣợc tôi luyện qua cái lò của một công ty hàng đầu thế giới, niềm tin có thể đạt đƣợc mục tiêu trong mọi tình huống đã hình thành vững chắc trong tôi và không có gì có thể lay chuyển đƣợc.
Thông tin về việc IBM đánh giá cao sản phẩm vi mạch (IC board) của Công ty Kyocera chúng tôi và sử dụng chúng để việc chế tạo các máy tính chủ lực nhanh chóng lan khắp trong ngoài nƣớc. Không bao lâu sau, nhiều hãng điện tử Nhật Bản kéo đến công ty chúng tôi đặt hàng. Nhờ thế mà Công ty Kyocera phát triển nhanh chóng. Năm 1971, công ty tham gia thị trƣờng chứng khoán. Mƣời hai năm sau ngày thành lập, chúng tôi đƣờng hoàng gia nhập nhóm các công ty hàng đầu thế giới.
1.: Lễ hội Bon truyền thống kéo dài vài ngày, vào khoảng rằm tháng 7 âm lịch, nay đƣợc tổ chức vào 15-8. Thời gian này ngƣời Nhật thƣờng về quê viếng mộ ngƣời thân, treo các đèn lồng chỉ đƣờng cho các linh hồn, làm cỗ cúng và thƣởng thức điệu nhảy đặc biệc có tên là bon odori.