TÁC PHẨM TRONG DỊP NGHỈ HÈ.

Một phần của tài liệu Ước mơ của bạn nhất định sẽ thành hiện thực (Trang 35 - 36)

Một chuyện nữa mà tôi không sao quên đƣợc xảy ra vào thời chiến, khi tôi mới học lớp bốn. Nhà trƣờng ra bài tập thủ công trong dịp nghỉ hè. Bạn bè trong lớp đều có tác phẩm của mình. Có đứa còn đi thu thập côn trùng làm tiêu bản. Tôi thì chẳng nghĩ ra đƣợc điều gì. Có muốn vận dụng kiến thức đã học để làm cũng không đƣợc, vì tôi hầu nhƣ chẳng để tâm học hành trên lớp. Một ý tƣởng bất chợt loé lên trong đầu tôi. Thử làm dụng cụ đo chiều cao vật thể xem sao? Những lúc đi chơi với bạn bè sau núi, vui đùa với nƣớc trên dòng sông nhỏ, đã nhiều lần tôi muốn có một dụng cụ đo độ cao để biết cây cổ thụ này hay mỏm đá chót vót kia cao tới mức nào. Thế rồi, tôi vào rừng chặt tre, ôm cả bó mang về. Tôi thông mắt tre làm ống ngắm giống nhƣ ống kính viễn vọng. Gắn miếng xen-luy-lô vào trong lòng ống và khắc vạch chuẩn, tiếp đến tôi làm cái giá đỡ ba chân, đặt ống tre lên giá và gắn cố định.

Đó là cái dụng cụ đo độ cao mà tôi làm trong dịp hè.

Cách đo nhƣ sau: để dụng cụ đo cách vật thể định đo khoảng hai chục mét, rồi cắm một cái cọc cao khoảng một mét bên cạnh vật thể ấy. Sau đó chỉnh ống ngắm. Khi ngắm, thấy vật thể tƣơng đƣơng với vạch chuẩn nào trong lòng ống thì sẽ suy ra đƣợc chiều cao của vật thể ấy. Đó là tôi ứng dụng kiến thức tỷ lệ đã học ở trƣờng.

Tôi đắc ý mang tác phẩm đến trƣờng, trong bụng nghĩ thầm: “Đây là một phát minh quan trọng. Có thể đo đƣợc chiều cao của mọi vật”.

Thoạt nhìn thì dụng cụ của tôi không có gì bắt mắt cả. Chỉ là một đoạn tre, đƣợc gắn trên cái chạc ba chân bằng keo dán. Thầy giáo mới hỏi: “Cái gì thế này?”

Tôi đáp: “Đây là dụng cụ có thể đo đƣợc chiều cao của bất cứ vật gì đấy ạ.” Thầy giáo hỏi tiếp: “Đo nhƣ thế nào?”. Tôi bèn giải thích: “ Chỉ cần đặt dụng cụ cách xa vật định đo. Nhìn qua ống ngắm là biết đƣợc chiều cao của vật thể đó ạ.” Bất ngờ, cái ống ngắm gắn với đế ba chân bằng keo bán bong ra, rơi xuống lăn lốc. Cả lớp cƣời ầm lên, còn tôi ngƣợng chín cả mặt.

Trong lúc tôi luống cuống cầm ống tre lên định gắn lại thì thầy giáo bồi thêm một đòn nữa. Ông mắng: “Đồ dốt nát. Thế này mà cũng đòi đo chiều cao à?” Đối với tôi, nó là tác phẩm đắc ý nhất. Vậy mà thầy chẳng cần biết đầu đuôi sự việc ra sao đã vội dè bỉu chê bai. Tôi tức quá, chỉ muốn thét lên: “Thƣa thầy, em đã phải bỏ biết bao công sức mới làm ra đƣợc nó…”

Của đáng tội, cái “cao trắc kế” tôi làm không thể nào đo đƣợc chính xác chiều cao vật thể. Vì muốn đo đƣợc thì phải vận dụng toán hàm số, lƣợng giác. Chứ không chỉ bằng công thức tỷ lệ nhƣ tôi vẫn tƣởng. Nhƣng vì mới học lớp bốn, chƣa học về hàm số, lƣợng giác nên tôi không biết là chỉ dùng tỷ lệ thì không đo đƣợc.

Lẽ ra thầy giáo phải biết cách động viên học trò mới phải. Nếu nhƣ, lúc đó thầy nói với tôi: “Inamori có tinh thần dám nghĩ dám làm. Tác phẩm của em rất hay. Nhƣng nó không thể đo chiều cao của vật thể đƣợc. Cần phải có thêm kiến thức về lƣợng giác mới có thể làm đƣợc dụng cụ này. Khi nào lên cấp hai, các em sẽ đƣợc học những kiến thức đó. Tuy vậy, thầy cũng khen ngợi em…” thì có lẽ tôi đã phấn khởi mà học hành nghiêm chỉnh sẽ không phụ lòng thầy.

Bây giờ, nói lại chuyện này, tôi muốn nói với các thầy cô giáo là nếu cứ vùi dập sự sáng tạo và nỗ lực của học trò ngay từ mầm mống nhƣ thế, thì không những không khơi dậy đƣợc tài năng tiềm ẩn ở trẻ em, mà còn làm thui chột tài năng của chúng.

Một phần của tài liệu Ước mơ của bạn nhất định sẽ thành hiện thực (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)