Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản

mại, sản xuất, buôn bán hàng giả và các biện pháp khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị vi phạm hành chính xâm hại

Như đã trình bày ở trên, thời gian nghiên cứu của luận văn là từ năm 2017 đến năm 2020. Tuy nhiên, Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thời gian hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2020. Do vậy, bên cạnh Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2014, 2017; Nghị định 98/2020/NĐ-CP , tác giả sẽ tập trung nghiên cứu và căn cứ vào Nghị định số 185/2013/NĐ-CP; Nghị định số

124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, buôn bán và sản xuất hàng giả tại Nghị định 185/2013 cũng như Nghị định 98/2020 đều bao gồm: các hình thức xử phạt chính, các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể là:

Thứ nhất, hình thức xử phạt chính.

- Hình thức phạt cảnh cáo: là hình thức mang tính cưỡng chế nhà nước, tác động về mặt tinh thần của chủ thể vi phạm nhưng chủ yếu là nhằm giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật.

Theo khoản 1 điều 4 Nghị định 185/2013/NĐ-CP, cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm có tình tiết quy định tại Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Chủ thể bị áp dụng hình thức phạt cảnh cáo là những cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành cảnh báo bằng hình thức ra quyết định bằng văn bản.

Xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, buôn bán và sản xuất hàng giả không áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo trong các hành vi sau: hoạt động thương mại, buôn bán và sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng; sản xuất buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa; buôn bán tem, nhãn, bao bì giả. Theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì hình phạt cảnh cáo chỉ được áp dụng đối với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ.

- Hình thức phạt tiền: là hình thức phổ biến nhất và được áp dụng thường xuyên để thi hành xử phạt vi phạm.

Theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP hình thức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân. Khung tiền phạt đối với mỗi một hành vi hoạt động thương mại, buôn bán và sản xuất hàng giả theo khoản 8 điều 3 Nghị định này căn cứ theo giá trị hàng hóa thật trên thị trường. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt sẽ giảm xuống thấp hơn mức

trung bình nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt sẽ tăng lên cao hơn mức trung bình nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Thứ hai, hình thức phạt bổ sung.

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm: là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu phải là vật, tiền, hàng hóa, phương tiện mà nếu không có chúng thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm về hoạt động thương mại, buôn bán và sản xuất hàng giả.

Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong lĩnh vực buôn bán hàng giả là hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng đối với loại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 2 điều 3 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.

Trường hợp nếu đồng thời áp dụng cả hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a,b,c khoản 5 điều 4 Nghị định 185/2013/NĐ-CP này thì người có thẩm quyền xử phạt chỉ quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp không thể áp dụng được các biện pháp này, trừ các loại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành thì phải tịch thu.

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn: là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép,

chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:

+ Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con

người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;

+ Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.

Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Thứ ba, biện pháp khắc phục hậu quả

Các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, buôn bán và sản xuất hàng giả bao gồm:

- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được áp dụng trong trường hợp quy định tại Điều 32 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Biện pháp khắc phục hậu quả này cũng được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại

bỏ yếu tố vi phạm; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

- Buộc thu hồi, tiêu hủy hoặc buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm được áp dụng đối với các loại sản phẩm, hàng hóa quy định tại Điều 33 Luật xử lý vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính đã tiêu thụ, đã bán còn đang lưu thông trên thị trường.

- Buộc nộp lại số lợi nhuận bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả được liệt kê ở trên, còn các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định theo Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, các biện pháp khắc phục hậu quả này sẽ được cá nhân, tổ chức hành vi vi phạm thực hiện trong khoảng thời gian nhất định được ghi trong quyết định xử phạt mà người có thẩm quyền đã nêu. Trong trường hợp đã quá thời hạn được quy định, người có thẩm quyền sẽ thực hiện cưỡng chế thi hành hoặc quyết định tịch thu để xử lý theo điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính. Quy định này nhằm tăng mức độ tự giác thực hiện các biện pháp xử phạt của cá nhân, tổ chức. Nếu cố tình không thực hiện biện pháp xử phạt thì người có hành vi vi phạm hành chính sẽ phải chịu hình thức phạt tăng nặng hơn.

1.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả cấp tỉnh

Các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, buôn bán và sản xuất hàng giả cấp tỉnh, bao gồm:

-Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền

+ Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

- Thẩm quyền của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này; + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này. -Thẩm quyền của Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

- Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm d, đ, g, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

-Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

-Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương II và Điều 25 của Nghị định này; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

- Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước: được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.

-Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:

+ Phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương II và Điều 25 của Nghị định này; phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w