Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 70 - 83)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

2.2.2.1. Hạn chế, tồn tại

Thứ nhất, quy trình thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả tại tỉnh Thừa Thiên Huế còn nhiều phức tạp, hồ sơ thiết lập vụ việc mất nhiều thời gian. Hàng hóa,

tang vật tịch thu, tạm giữ thường gặp phải những phản ứng gay gắt của các đối tượng vi phạm, qua đó dẫn đến còn tình trạng né tránh, ngại khó khi thực hiện đối với các vụ việc xử lý vi phạm về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả của các cơ quan chức năng.

Công tác quản lý địa bàn tại các Đội QLTT chưa thực hiện sát sao và chưa thường xuyên, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại không thuận lợi. Công tác thống kế, lập sổ bộ và cập nhật thông tin theo dõi hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả của các tổ chức, cá nhân chưa cụ thể, chi tiết. Công tác đánh giá, dự báo tình hình đối với hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả trên thị trường đôi khi chưa sát với thực tế, chưa chủ động và còn mang tính chủ quan. Thông tin để đánh giá chưa được thu thập đầy đủ, chất lượng dự báo về tình hình hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh chưa cao.

Thứ hai, công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thương mại, sản xuất và buôn bán hàng giả đã được quan tâm triển khai nhưng chưa thường xuyên, liên tục; hình thức và nội dung tổ chức tuyên truyền chưa được phong phú, đôi khi vẫn còn nặng mang tính hình thức do hiệu quả thực tế mang lại chưa cao.

Thứ ba, cơ sở dữ liệu về cách phân biệt hàng thật – hàng giả, các đối tượng vi phạm lĩnh vực cũng như các mặt hàng hay bị làm giả chưa được cập nhật thường xuyên, liên tục. Các thông tin đưa ra đối chiếu hàng thật – hàng giả chỉ mang tính tham khảo, không đủ cơ sở cũng như giá trị pháp lý để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được các đối tượng thực hiện một cách quá tinh vi, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc nhận biết và phân biệt giữa hàng giả và hàng thật, dẫn đến việc lúng túng trong công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trái

pháp luật này. Mặt khác trong quá trình thực hiện việc xử phạt còn thiếu trung tâm giám định hàng hóa, việc này cũng một phần làm cho việc giám định hàng hóa trở thành vấn đề vô cùng nhức nhối cho ngành, và các cấp trong công tác xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ tư, về vấn đề kinh phí hoạt động còn quá hạn chế, đặc biệt là kinh phí cho việc tiêu hủy hàng giả. Trước đây theo Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ban hành ngày 10/01/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, tại Điều 20 có quy định “cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có trách nhiệm chi trả chi phí cho việc thu hồi tiêu hủy; đối với hàng giả bị xử phạt tịch thu tiêu hủy hoặc xử lý tịch thu tiêu hủy nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng chi trả chi phí tiêu hủy hoặc hàng giả không có người nhận thì ngân sách nhà nước cấp kinh phí tiêu hủy hàng giả theo quy định”. Tuy nhiên, từ khi được thay thế bằng Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì quy định này không còn được đề cập đến trong Nghị định mới này. Điều này, gây mập mờ trong vấn đề về chi phí để tiêu hủy các sản phẩm giả bị tịch thu. Quy định không rõ ràng sẽ một phần gây gánh nặng cho ngân sách nhà nước, khi việc làm sai trái của các đối tượng vi phạm nhưng số tiền khắc phục hậu quả không do chính các đối tượng chịu chi trả hoàn toàn.

Thứ năm, tuy nhìn mặt bằng chung thì lực lượng kiểm tra và xử phạt của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh rất “đông và mạnh”. Tuy nhiên, đối với riêng lực lượng QLTT của tỉnh Thừa Thiên Huế còn “khá mỏng”, bởi các vụ buôn bán hàng giả thì xảy ra từng ngày cùng với sự tinh vi của các đối tượng nhưng lực lượng quản lý thì không thể bao quát kiểm soát tất cả, nên

không thể ngăn chặn kịp thời, dẫn đến tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả tràn lan trên thị trường.

Thứ sáu, công tác phối kết hợp giữa các lực lượng chức năng, tổ chức công tác phòng, chống hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả và xử phạt vi phạm hành chính đôi lúc chưa thực sự hiệu quả, chỉ mang tính hình thức, kiểm tra vẫn còn tình trạng chồng chéo, bỏ sót đối tượng và chưa xử lý triệt để.

2.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này là do chúng ta chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào cuộc. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo. Một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm quy chế, quy trình công tác, có biểu hiện bao che, thậm chí có trường hợp bảo kê cho tội phạm, vi phạm pháp luật, tham nhũng khi thi hành công vụ. Kỷ luật, kỷ cương hành chính có nơi, có lúc chưa nghiêm, chưa đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.

Hai là, hệ thống các quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với hoạt động thương mại sản xuất buôn bán hàng giả quá nhiều gây khó khăn, phức tạp hóa khi áp dụng giải quyết các trường hợp trên thực tế. Trong các văn bản quy phạm pháp luật còn có những quy định mâu thuẫn, chồng chéo nhau, chưa phân định rành mạch, rõ ràng. Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2014, 2017), Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với việc giao cho 5 cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn tỉnh thực hiện xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả, đó là Quản lý thị trường, Công an kinh tế, Thanh tra chuyên ngành Khoa học -

Công nghệ, UBND các cấp và cơ quan hải quan, đã hình thành hệ thống tổ chức xử lý vi phạm hành chính từ Trung ương tới địa phương. Mặc dù, lực lượng quản lý, kiểm tra tuy nhiều nhưng không mạnh do hoạt động rời rạc, thiếu sự đồng bộ về chất lượng cũng như số lượng, chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan lại chồng chéo, mâu thuẫn nên dù chịu sự kiểm tra của 5 cơ quan nêu trên nhưng nạn hàng giả vẫn tràn ngập thị trường.

Ba là, ngay chính một bộ phận người dân còn bao che, tiếp sức cho các hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả như việc lợi dụng chính sách của nhà nước, nhập lậu hàng hóa hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới về bán cho các doanh nghiệp trong nước trộn lẫn với nguyên liệu tại Việt Nam để gian lận xuất xứ.

Tiểu kết chƣơng 2

Nhìn chung, qua các phân tích về thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hoạt động áp dụng xử phạt thực tế đã đạt hiệu quả cao. Bên cạnh những thành tựu đạt được, cơ quan chức năng nói chung và Cục QLTT nói riêng đã gặp phải những khó khăn, thử thách trong cuộc chiến đẩu lùi hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả. Nói cách khác, đây là cuộc chiến cam go cần được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, đồng thời cần có các giải pháp, sự phối hợp hữu hiệu hơn từ cơ quan quản lý và cơ quan chức năng thực hiện vai trò kiểm tra, rà soát xử phạt vi phạm trên địa bàn. Một phần không thể thiếu trong công tác này phải kể đến là sự góp sức từ xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng, là những người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả.

Chương 3:

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI, SẢN XUẤT, BUÔN BÁN

HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1. Quan điểm xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả

Với thực trạng hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả đang diễn ra và phát triển phức tạp như thời gian hiện nay, việc đẩy mạnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả là vô cùng cấp thiết và phải được chú trọng. Thực trạng diễn ra cho thấy, Nhà nước ta đã phối hợp chỉ đạo giữa các cơ quan có chức năng kiểm tra, rà soát, đấu tranh chống lại vấn nạn hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả rất sát sao trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Song song với đó là các biện pháp tuyên truyền, phối hợp với các Doanh nghiệp và nâng cao ý thức người dân trong việc mua bán các sản phẩm thường dùng. Các văn bản pháp luật về việc chỉ đạo và thi hành xử phạt vi phạm hành chính cũng đã được chú trọng, tập trung và liên kết với nhau hơn. Tuy nhiên, trong cuộc chiến phòng chống và xử phạt hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả này vẫn chưa mang lại kết quả cao. Qua các số liệu thực trạng diễn ra tại địa bàn tỉnh Thưa Thiên Huế cho thấy, Nhà nước ta cần đẩy mạnh hơn nữa về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả.

Một là, tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp liên ngành kiểm tra, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả

Để phát triển một đất nước có thị trường mở cửa lớn mạnh đã là bài toán khó đối với Đảng và Nhà nước ta trong suốt thời gian qua. Dưới sự dẫn dắt, chỉ hướng đúng đắn, cơ chế thị trường mở cửa của nước ta đã đạt được những thành tựu tích cực về phát triển kinh tế xã hội vượt trội so với các nước lân cận. Tuy nhiên, để có một thị trường kinh tế phát triển nhanh, mạnh, song song với đó là bài toán quản lý những vấn đề tiêu cực cùng phát sinh. Đảng và Nhà nước ta đã nhìn nhận được vấn đề này từ rất sớm và một trong các tiêu cực của nền kinh tế thị trường không chỉ của riêng Việt Nam, mà còn là của hầu hết các nước trên thế giới đó là vấn nạn về hàng giả.

Bên cạnh đó, Chính phủ ban hành một loạt các văn bản quy phạm pháp luật chỉ đạo công tác phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả mang tính cấp thiết, toàn diện để thống nhất chỉ đạo trên toàn quốc, như: Nghị quyết số 41/NQ-CP, ngày 9-6-2015, của Chính phủ “Về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới”; Chỉ thị số 30/CT-TTg, ngày 30-9-2014, của Thủ tướng Chính phủ, “Về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá”; Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 24-4-2017, của Thủ tướng Chính phủ, “Về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp”; Chỉ thị số 17/CT- TTg, ngày 19-6-2018, của Thủ tướng Chính phủ, “Về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền”

Trong bối cảnh đất nước ta tiếp tục hội nhập ngày càng sâu rộng trong khu vực và toàn cầu thì phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng buôn bán hàng giả thường xuyên thay đổi, quy mô, tính chất, mức độ ngày càng phức tạp nhằm đối phó, gây khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật trong việc phát hiện, bắt giữ và xử lý vi phạm nếu có. Thị trường sản xuất,

buôn bán hàng giả phát triển mạnh mẽ trên nhiều con đường, tuyến phố và nhiều loại mặt hàng, sản phẩm khác nhau, đặc biệt như: mỹ phẩm, quần áo, đồ gia dụng và thậm chí là cả thuốc chữa bệnh. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan chức năng để chung tay đối phó với các hoạt động đang diễn ra trên thị trường ngày nay. Phối hợp liên ngành giữa Bộ ngành Trung ương và các địa phương, giữa cơ quan chuyên trách đến các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ phối hợp cùng nhau thực hiện các chỉ đạo của Đảng và Chính phủ một cách chặt chẽ, thường xuyên hơn nữa trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, tránh trùng lẫn và hạn chế thấp nhất những sơ hở trong công tác quản lý.

Hai là, tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả đảm bảo bắt kịp với sự phát triển của kinh tế quốc tế

Các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả hiện nay đang được xây dựng và thực thi theo pháp luật khung là Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và hướng dẫn chi tiết trong các Nghị định, đặc biệt là Nghị định 185/2013/NĐ- CP (sửa đổi bổ sung theo Nghị định 124) và mới nhất là Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngoài ra, thông qua các Quyết định, Chỉ thị của Chính phủ, Bộ ban ngành các cấp để hướng dẫn thực hiện cũng như là đẩy mạnh hoạt động xử phạt của các cơ quan có thẩm quyền trong xử phạt vi phạm hành chính trong buôn bán hàng giả. Tuy nhiên, căn cứ vào tính chất đặc thù của hành vi buôn bán hàng giả là nằm ở nhiều lĩnh vực, mỗi lĩnh vực lại do một cơ quan ban ngành quản lý theo hệ thống văn bản pháp luật khác nhau. Vì vậy, cần phải củng cố, xây dựng hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung một cách

khoa học, bao quát chung nhất về hình thức, thủ tục xử phạt,… xây dựng pháp luật khung một cách đồng bộ, vững chắc để hướng tới mục tiêu lâu dài trong từng giai đoạn.

Dựa trên cơ sở về pháp luật xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả cũng cần một văn bản quy định về pháp luật bao trùm trên các lĩnh vực, bao quát được các diễn biến đang và sắp xảy ra trên thị trường, sát thực tế hơn nữa để không bỏ lọt tội phạm, xử phạt nghiêm, đảm bảo hàng hóa lưu thông trên thị trường và giúp các cơ quan chức năng kiểm soát được thị trường hiện nay.

Ba là, phát huy vai trò đội ngũ cán bộ đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng chống và xử phạt hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả

Đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của công tác quản lý trong nhà nước nói chung

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 70 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w