7. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Đào tạo đội ngũ cán bộ, trang thiết bị, phương tiện, kinh phí cho lực
cho lực lượng chức năng trong công tác phòng chống và xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả
Tổ chức đào tạo, trao đổi thông tin, kinh nghiệm thực tế qua các vụ kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng trong các trường hợp có những hành vi vi phạm mới hoặc có sự tranh chấp, ý kiến, quan điểm khác nhau của các
cơ quan quản lý chuyên ngành để đảm bảo sự thống nhất trong quan điểm, xử lý. Tránh khiếu kiện, khiếu nại và phổ biến, nhân rộng trong toàn lực lượng cán bộ.
Tổ chức các khóa huấn luyện, nâng cao trình độ pháp luật và nghiệp vụ khi kiểm tra, rà soát thực tế trên địa bàn; giáo dục chính trị tư tưởng, tác phong lề lối làm việc đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, tinh thần đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng hiệu quả trong các lực lượng chức năng.
Tổ chức hội nghị tổng kết thi đua, tổng kết đánh giá kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả. Khen thưởng, khích lệ với các cán bộ có thành tích tốt trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả. Bổ sung nhân lực, điều chỉnh lại số lượng cán bộ ở từng địa bàn cụ thể để phù hợp với từng nhiệm vụ trọng tâm. Lực lượng cán bộ tham gia trực tiếp vào quá trình đấu tranh chống buôn bán hàng giả ngoài việc đối phó với các đối tượng buôn bán hàng giả còn cần trau dồi bản thân, hết sức tỉnh táo trước mọi cám dỗ và phải đấu tranh, tố giác với các hành vi vi phạm của các cán bộ khác nếu có.
Thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống hoạt động thương mại ngay trong chính lực lượng chức năng, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, loại ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức tha hóa, biến chất tiếp tay cho tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật. Quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính, bản lĩnh, có phẩm chất chính trị, năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức, đặc biệt là đối với các địa phương trọng điểm về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả.
Xây dựng báo cáo tổng kết các khoản chi phí hoạt động cần thiết để xin kinh phí hoạt động cho các cơ quan chuyên ngành. Tổ chức nghiên cứu, phát
minh các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác rà soát, phát hiện hàng hóa giả mạo trên thị trường.
Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cũng như đầu tư về công tác giám định hàng hóa. Cần nhanh chóng xây dựng các trung tâm giám định hàng hóa tại tỉnh Thừa Thiên Huế, trang bị các máy móc, thiết bị hiện đại, phù hợp với thực tiễn công tác giám định nhằm cho ra những kết quả nhanh chóng nhưng chính xác hiệu quả giúp đẩy mạnh, đẩy nhanh quá trình kiểm tra và xử phạt của các lực lượng chức năng đối với các hành vi vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán hàng giả.
Cần xây dựng phần mềm hoặc bộ cơ sở dữ liệu mở phục vụ tra cứu thông tin nội bộ về hàng giả kết hợp với tổ chức lưu, trưng bày mẫu hàng hóa đối chứng. Cơ sở dữ liệu về hàng giả bao gồm: Thông tin về sở hữu trí tuệ đối với các loại hàng hóa; thông tin về các loại hàng giả đã bị phát hiện và xử lý trên thị trường (trong vào ngoài tỉnh); cách nhận biết và phân biệt hàng giả, hàng thật; thông tin về các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa bị làm giả; thông tin về các tổ chức, cá nhân đã từng bị xử lý vì có hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả;…
Để cơ sở dữ liệu về hàng giả phong phú và đảm bảo các yêu cầu thì Cục QLTT tỉnh cần tăng cường và không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác với lực lượng QLTT các tỉnh khác, các doanh nghiệp có sản phẩm hàng hóa bị làm giả để trao đổi và thu thập thông tin làm cơ sở phong phú phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát đấu tranh chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.