7. Kết cấu của luận văn
3.2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa Doanh nghiệp với các cơ quan chức
chức năng, liên minh giữa các nhà sản xuất trong công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả
Chống sản xuất, buôn bán hàng giả là cuộc chiến lâu dài, đòi hỏi sự chung tay và đồng lòng từ ý thức tới hành động của tất cả mọi người dân, cơ
quan, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế... Trong đó, quan trọng là các đơn vị phải tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các lực lượng chức năng tại tỉnh, giữa các lực lượng chức năng Thừa Thiên Huế với các lực lượng chức năng Trung ương và các tỉnh khác (đặc biệt là các tỉnh biên giới), giữa các lực lượng chức năng và doanh nghiệp, người tiêu dùng để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác đấu tranh chống hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả.
Một là, cần nâng cao công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng với nhau trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, cụ thể là thường xuyên tổ chức các hội thảo, các cuộc họp liên ngành giữa các cơ quan này nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin trong công tác phòng, chống và xử phạt đối với vấn đề này, đồng thời việc thường xuyên giao lưu sẽ giúp cho các đơn vị nhìn nhận ra được những ưu và nhược điểm trong công tác này giúp cho việc quản lý của các cơ quan này thuận tiện, góp phần xử lý tệ nạn buôn bán hàng giả một cách triệt để nhất.
Cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh cần chia sẻ thông tin với các doanh nghiệp về các văn bản quy phạm pháp luật, minh bạch hoá các quy trình, thủ tục xử lý các xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình kiểm tra, xử lý khi cần thiết để rút ngắn thời gian và tăng cường hiệu quả điều tra, xử lý các vi phạm về hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ.
Hai là, về phía doanh nghiệp: phát huy công tác tuyên truyền, ký cam kết không sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng giả với doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nhập khẩu, kinh doanh các mặt hàng trên thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế.
Khuyến khích Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân kinh doanh tố giác, khiếu nại khi phát hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Tuyên truyền cho
Doanh nghiệp nhận thức rõ ràng về trách nhiệm, quyền lợi của mình trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chung tay cùng đẩy lùi tệ nạn hàng giả cùng với cơ quan chức năng.
Yêu cầu Doanh nghiệp thắt chặt quản lý, kiểm soát các hoạt động kinh doanh buôn bán hàng hóa của mình, không để lọt sơ hở cho kẻ gian làm giả và buôn bán hàng hóa của mình một cách không chính thống.
Chia sẻ thông tin với các doanh nghiệp về các văn bản quy phạm pháp luật, minh bạch hoá các quy trình, thủ tục xử lý các xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình kiểm tra, xử lý khi cần thiết để rút ngắn thời gian và tăng cường hiệu quả điều tra, xử lý các vi phạm về hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ.
Doanh nghiệp cần thiết lập cầu nối với người tiêu dùng để giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức và hiểu biết về sản phẩm của doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp cũng cần quảng cáo để thông tin thường xuyên cho người tiêu dùng về sản phẩm, cách nhận biết hàng thật - hàng giả và có chính sách khen thưởng cho người tiêu dùng khi phát hiện ra hàng giả, hàng nhái và thông báo kịp thời cho doanh nghiệp
Chủ động phối hợp, hỗ trợ cơ quan chức năng trong công tác chống hàng giả; Hướng dẫn về các dấu hiệu phân biệt hàng thật - hàng giả của doanh nghiệp thông qua: tờ rơi, sách hướng dẫn, các cuộc hội thảo, đào tạo, tập huấn..., Hỗ trợ kinh phí giám định, tiêu huỷ hàng giả. Cung cấp cho lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh các thông tin về: đầu mối về sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, mặt hàng vi phạm, phương thức thủ đoạn vi phạm, thị trường tiêu thụ, đầu mối sản xuất, buôn bán hàng giả...Cần đầu tư áp dụng khoa học công nghệ để sản xuất hàng hóa đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí; xác lập quyền sở hữu công nghiệp;áp dụng các biện pháp bảo vệ sản phẩm, hàng hóa của mình tránh bị làm giả.
Ba là, đối với người tiêu dùng, tiếp tục phối hợp với các lực lượng chức năng, các cơ quan trực thuộc các thành phố, thị xã, huyện trên địa bàn; các cơ quan thông tấn báo chí, các doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật tới người dân, thương nhân nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cũng như nhận thức của người tiêu dùng thông qua các hội thảo, tập huấn, các Hội trợ triển lãm “Hàng thật – hàng giả”, các đợt tiêu hủy hàng hóa vi phạm.
Mỗi phường, xã phải có một đường dây nóng để người tiêu dùng khi đi mua hàng, phát hiện sản phẩm là hàng giả sẽ gọi ngay vào đường dây nóng của phường, xã. Cơ quan chức năng, QLTT sẽ tới ngay hiện trường, kịp thời xử lý. Đồng thời như vậy người tiêu dùng sẽ thấy trách nhiệm của mình hơn trong công tác đẩy lùi tệ nạn hàng giả.
Trau dồi kiến thức và tuyên truyền để người tiêu dùng cần phải có ý thức, tinh thần cảnh giác cao, phải yêu cầu cung cấp các chứng từ xác thực nguồn gốc, tem, nhãn mác đã được cơ quan nhà nước xác thực khi mua hàng. Hãy là người tiêu dùng thông minh để không chỉ bảo vệ quyền lợi của mình mà còn góp phần chống lại hành vi kìm hãm sư phát triển của đất nước.
Tích cực khuyến khích người dân tố giác, khiếu nại nếu mua phải hàng giả; hướng dẫn các thủ tục hành chính cho người dân để họ cảm thấy việc tham gia vào các thủ tục hành chính hiện nay không còn rắc rối và đơn giản hơn.