Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về xử phạt xử phạt vi phạm hành chính về

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 83 - 85)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về xử phạt xử phạt vi phạm hành chính về

chính về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả

Một là, ngày 26/8/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (Nghị định số 98) để quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. So với trước đây, Nghị định này đã quy định rõ ràng và cụ thể hơn về các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực nêu trên, quy định về xử phạt đối với hành vi buôn bán hàng giả, đặc biệt là “hàng xách tay” vẫn còn tồn tại một số bất cập cần hoàn thiện để nâng cao hiệu quả xử phạt đối với hành vi này trong thời gian tới.

Trên thị trường tiêu dùng hiện nay (phổ biến là mặt hàng da giày, may mặc, thời trang) có rất nhiều loại hàng hóa được sao chép từ hàng chính hãng về mẫu mã, kiểu dáng cho đến nhãn hiệu (thường được gọi là hàng “fake”). Cách sao chép của loại hàng hóa này rất đa dạng và được phân loại tùy thuộc vào mức độ hoàn thiện sản phẩm mà có chất lượng và mức giá bán khác nhau, phân loại thông thường bao gồm các loại sau: Hàng giả được sao chép hàng chính hãng một cách tỉ mỉ, có mức độ hoàn thiện cao và rất khó phân biệt với hàng thật (còn được gọi là hàng “replica”); hàng hóa mô phỏng tốt về ngoại hình nhưng có

điểm khác biệt với hàng thật (hàng “super fake”); hàng hóa được sao chép có những điểm tương đồng với hàng thật nhưng có sự khác biệt về kích thước, màu sắc, thiết kế, chất liệu…(hàng “fake F1”, “fake F2”,…); thậm chí có hàng hóa khác biệt với hàng thật nhưng giả mạo nhãn hiệu (hàng giả hiệu),…Đây đều là những loại hàng hóa vi phạm về nhãn hiệu, tuy nhiên trong thực tế, phần lớn người tiêu dùng biết đây là hàng hóa giả mạo, sao chép nhưng vì những lý do, nhu cầu khác nhau nên vẫn đồng ý mua bán các loại hàng hóa này. Do đó, xác định hàng hóa này là “hàng giả”, hay “hàng hóa giả mạo nhãn hiệu” để định tội danh còn có sự vướng mắc cả về lý luận và thực tiễn.

Do vậy, pháp luật cần có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này theo hướng phân định rõ trong trường hợp nào thì xác định là hàng giả và trường hợp nào xác định đây là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

Hai là, đối với công tác quản lý, xử lý việc sản xuất và buôn bán hàng giả đã được Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 29/6/2018, theo đó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương, các lực lượng chức năng phải quán triệt sâu sắc và đề cao trách nhiệm trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là nhóm hàng liên quan chăm sóc, nâng cao sức khỏe con người, phải xác định đây là nhiệm vụ quan trọng vừa cấp bách vừa lâu dài. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác quản lý, xử lý việc sản xuất và buôn bán hàng giả cón gặp nhiều khó khăn, lực lượng thực thi pháp luật về chống hàng giả được Đảng và Nhà nước giao cho lực lượng quản lý thị trường chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng khác có liên quan thực hiện.

Do đó, cần sớm hoàn thiện pháp luật về quản lý thị trường theo hướng tăng hình phạt cho hành vi sản xuất và kinh doanh hàng giả để nâng cao tính răn đe. Cụ thể: Hoàn chỉnh sửa đổi Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016 để phù hợp với các Luật mới như: Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung, Luật Cạnh

tranh năm 2018, Luật Quản lý ngoại thương, Luật Dược...; đặc biệt, là sửa đổi, bổ sung ngay một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính, trong đó củng cố địa vị pháp lý của quản lý thị trường trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính cho hành vi sản xuất và kinh doanh hàng giả.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w