Thực trạng hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 52 - 56)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Thực trạng hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa

2.1.1. Thực trạng hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hànggiả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là một trong 5 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có diện tích hơn 5.000km2, dân số gần 1,2 triệu người. Tỉnh nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta. Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 660 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.080 km. Do đó, Thừa Thiên Huế có điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu, liên kết kinh tế với nhiều tỉnh, thành phố trong nước và thế giới với hệ thống giao thông khá phát triển cả đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không.

Bên cạnh sự phát triển thương mại và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, thì các hoạt động thương mại, sản xuất và buôn bán hàng giả cũng gia tăng và ngày càng trở nên phức tạp, nghiêm trọng mới mức độ và quy mô ngày càng lớn xảy ra trong nhiều lĩnh vực, địa bàn, mặt hàng khác nhau, phổ biến là các hành vi vi phạm hàng giả về nội dung, giả về hình thức, giả mạo nhãn hiệu và giả mạo tem, nhãn, bao bì hàng hóa. Hoạt động thương mại, sản xuất và buôn bán hàng giả đã gây ra những tác động tiêu cực đến kinh tế, xâm

hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Do vậy, tình hình hoạt động thương mại, sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn Thừa Thiên Huế trong thời gian qua như sau:

Bảng 2.1: Số vụ vi phạm hoạt động thƣơng mại, sản xuất buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2020

Năm Số vụ vi phạm Số đối tƣợng

vi phạm Gian lận thƣơng mại Hàng giả

Năm 2017 263 15 210

Năm 2018 387 22 245

Năm 2019 546 57 287

Năm 2020 462 66 234

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Ban chỉ đạo 389 tỉnh Thừa Thiên Huế) Đối tượng sản xuất hàng giả: thường là các cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH,…vì lợi ích kinh tế, cùng với sự thiếu hiểu biết pháp luật và bất chấp thủ đoạn để sản xuất hàng giả. Địa bàn sản xuất hàng giả trong giai đoạn 2017 – 2020, qua công tác kiểm tra, xử lý cho thấy việc sản xuất hàng giả tập trung chủ yếu tại địa bàn thị xã Hương Thủy và thành phố Huế…

Trong cuối năm 2019, đầu năm 2020, tình hình dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng tới thị trường kinh doanh hàng hóa. Đặc biệt, tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả các loại khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, vật tư y tế phòng chống dịch cũng gia tăng. Vì vậy, số vụ hoạt động thương mại, sản xuất và buôn bán hàng giả trong hai năm này đã gia tăng, cụ thể như sau:

700 600 500

400 Hàng giả

300 Gian lận thương mại

200 100 0

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Biểu đồ 2.1: Số vụ vi phạm hoạt động thƣơng mại, sản xuất buôn bán hàng giả tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2020

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Ban chỉ đạo 389 tỉnh Thừa Thiên Huế) Đối tượng buôn bán hàng giả: thường xuất hiện phổ biến tại các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, hộ kinh doanh cá thể; các cơ sở kinh doanh tại các chợ truyền thống, chợ cóc, chợ tạm, các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

Thủ đoạn hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả: các cá nhân, hộ gia đình thường làm hàng giả tại nhà ở và do các thành viên trong gia đình cùng tham gia thực hiện; các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất hàng giả thường đăng ký trụ sở chính tại một nơi và đặt địa điểm sản xuất tại một nơi khác và hoạt động sản xuất không thường xuyển hoặc đặt cơ sở sản xuất hàng giả ngoài địa bàn tỉnh, thậm chí đặt hàng giả sản xuất ở nước ngoài sau đó nhập khẩu, vận chuyển vào địa bàn nội địa để tiêu thụ; các đối tượng vận chuyển buôn bán hàng giả thường thực hiện vào ngày nghỉ, ngoài giờ làm việc; chia nhỏ hàng hóa vận chuyển trên các phương tiện hiện đại, sang trọng; quay vòng hóa đơn chứng từ; hàng hóa sản xuất ở nước ngoài nhưng ghi nhãn hàng sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, hoạt động tạm nhập, tái xuất và hoạt động nhập khẩu hàng hóa rồi gia công, đóng gói đưa ra thị trường tiêu thụ

diễn biến phức tạp gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong việc kiểm tra, bắt giữ và xử lý vi phạm.

Thị trường tiêu thụ hàng giả: diễn ra ở hầu hết trên địa bàn 08 huyện, thành phố của tỉnh, hàng giả thường được bày bán lẫn hàng thật, tại các chợ truyền thống, chợ tạm, chợ cóc tại các khu công nghiệp, khu dân cư, các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ, thậm chí tại các siêu thị, đại lý cũng xuất hiện hàng giả.

Hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả được phát hiện xử lý trên địa bàn tỉnh chủ yếu là: Sữa tắm loại 400ml, hiệu D-nee Kids; Máy làm mát loại 150W, hiệu DABACO; Máy làm mát HS-588A – 688A loại 130W; Đàn guitar; Đàn Ukulele; Túi đựng đàn; Túi đựng trống; Dây đàn Guitar; Dây đàn Ukulele các loại; Kẹp Capo các loại; Áo quần các loại; Áo quần nhãn hiệu NIKE, Louis Vuitton, Calvin Klein; Hermes, Gucci, Saint Laurent, Versace đang được bảo hộ tại Việt Nam; Cưa tay loại 270mm, hiệu Theoid Tiger; Kềm cắt hiệu Haric Tools Caput; Thước cuộn hiệu Theoid Tiger; Giấy nhám hiệu FUJI START; Lưỡi cắt hiệu Thedid Tiger; Bộ cờ lê hiệu YETI; Mỏ lết hiệu Thedid Tiger… Nói chung, hàng giả hiện nay trên thị trường tại tỉnh Thừa Thiên Huế đa dạng về mẫu mã, “linh động” về giá cả và đặc biệt nguy hiểm hơn là còn phong phú cả về chủng loại.

Nguyên nhân của tình trạng hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả: chủ yếu là vì lợi nhuận. Ngoài ra, do người tiêu dùng không có nhiều thông tin về mặt hàng mình đang mua mà chỉ dựa vào những gì được in trên bao bì hoặc nhận thông tin từ người bán hàng trực tiếp trong khi vẫn có câu “người mua thua người bán”. Bên cạnh một số người mua lầm phải hàng giả do khó phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả thì vẫn có không ít người tiêu dùng biết mình đang mua bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhưng vẫn không có động thái phù hợp để giúp cơ quan chức năng, doanh nghiệp kịp thời xử lý đôi khi còn chấp nhận bởi loại hàng hóa này phù hợp với túi tiền của

họ. Nhiều người đã gián tiếp tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái trong việc phân phối và tiêu thụ để rồi ngày càng chiếm thị phần trên thị trường.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w