Nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu NHÂN TÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜICỦA CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN SÀNHOSE 10598652-2529-013259.htm (Trang 32 - 37)

Nghiên cứu của Geroski, Machin, và Walters (1997) về mối quan hệ giữa tăng trưởng và khả năng sinh lời của 271 doanh nghiệp lớn ở Anh giai đoạn 1976 - 1982 đã tìm thấy

Các yếu tố tác động Tác động Các nghiên cứu trước

mối tương quan dương giữa tốc độ tăng trưởng và quy mô doanh nghiệp với khả năng sinh lời. Goddard và cộng sự (2005) phân tích các yếu tố quyết định khả năng sinh lời của các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ ở Bỉ, Pháp, Ý và Anh trong giai đoạn 1993 - 2001. Khác với các nghiên cứu trước của Geroski và cộng sự (1997), Fu và cộng sự (2002), nghiên cứu này lại chỉ ra quy mô có mối quan hệ nghịch biến với khả năng sinh lời, phản ánh sự thiếu hiệu quả của quy mô. Bằng cách phân tích các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của 3,094 doanh nghiệp sản xuất tại Hy Lạp giai đoạn 1995 - 1999, Agiomirgianakis và cộng sự (2006) đã chỉ ra quy mô, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và vòng quay của tổng tài sản có mối quan hệ dương với khả năng sinh lời, trong khi khả năng thanh toán và tuổi đời doanh nghiệp lại có mối quan hệ âm với khả năng sinh lời. Ngược lại, Chander và Aggarwal (2008) lại tìm thấy mối quan hệ dương giữa khả năng sinh lời với tuổi đời doanh nghiệp và khả năng thanh toán trong ngành dược phẩm ở Indio. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ đồng biến giữa vòng quay tổng tài sản với khả năng sinh lời.

Theo nghiên cứu của Fama và Jensen (1983), với kết quả nghiên cứu cho thấy khi công ty càng lớn sẽ cung cấp nhiều thông tin cho nhà đầu tư bên ngoài hơn là các công ty nhỏ, kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng công ty lớn sẽ dễ dàng tiếp cận thị trường nợ và vay với chi phí thấp hơn. Bên cạnh đó cũng có nghiên cứu của Rajan (1995), với kết quả nghiên cứu của mình Rajan đã chứng minh được rằng tỷ lệ đòn bẩy tài chính và quy mô của công ty có mối quan hệ tỉ lệ thuận.

Sivathaasan & các cộng sự (2013) đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của tất cả các công ty sản xuất niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Colombia, Sri Lanka giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012. Các nhân tố ảnh hưởng gồm cấu trúc tài sản, cấu trúc vốn, quy mô công ty và tốc độ tăng trưởng; các biến phụ thuộc đại diện cho khả năng sinh lời của doanh nghiệp là ROE và ROA. Nghiên

cứu cho kết quả, các biến độc lập giải thích được 76,6% và 84,7% cho mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tăng trưởng ROA và ROE của doanh nghiệp. Trong đó, chỉ có cấu trúc vốn có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của các công ty, còn các biến cấu trúc tài sản, quy mô công ty và tốc độ tăng trưởng không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với ROE và ROA.

17

Theo Agiomirgianakis và cộng sự (2006), Alarussi và Alhaderi (2018), Alghusin (2015), Feeny (2000), Fu và cộng sự (2002), Geroski và cộng sự (1997), Malik (2011), Vătavu (2014), Yazdanfar (2013), quy mô của doanh nghiệp có tác động tích cực đến khả năng sinh lời. Lợi thế của quy mô kinh tế có thể giúp các doanh nghiệp lớn có được lợi thế về lãi suất thấp hơn và tỷ lệ chiết khấu tốt hơn vì giao dịch với số lượng lớn. Hơn nữa, quy mô kinh tế có thể giúp doanh nghiệp chuyên môn hóa và phân công lao động tốt hơn và giảm chi phí.

Tóm lại, từ những nghiên cứu liên quan về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các công ty Bất động sản niêm yết trên sàn HOSE, tác giả nhận thấy có một số nhân tố chính ảnh hưởng đến lợi nhuận được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu, bảng tổng hợp sau đây sẽ chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng này và kết quả của nghiên cứu:

Quy mô công ty +

Abor (2005) và nghiên cứu của Gleason và (2000)

- Bùi Đan Thanh (2016)

N/A Khan (2012), Trần Hùng Sơn (2008)

Cấu trúc vốn - Zeitun & Tian (2014)

Tính thanh khoản +

Githaiga và Karibu (2015), Nguyễn Thị Diệu Chi (2018), Đặng Phương Mai (2016).

- Githaiga và Karibu (2015) Tài sản cố định hữu hình -

Sudiyzatno và các công sự (2012), Võ

Minh Long (2016), Phan Thanh Hiệp (2016).

Tỷ suất sinh lợi trên doanh

thu thuần

+ Nguyễn Thúy Quỳnh (2021)

Tốc độ tăng trưởng doanh thu

+

Tian và Zeitun (2007), Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013), Đặng Phương Mai (2016).

- Đặng Phương Mai (2016)

N/A

Gill (2011), Ahmad (2012), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010)

Lạm phát + Duraj và Moci (2015)

- Ugwuanyu (2014)

Nguồn: Tác giả tổng hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây đã được xem xét, tác giả đề xuất mô hình của bài nghiên cứu vừa thừa kế một phần ý tưởng từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, vừa thực hiện bổ sung, điều chỉnh để hoàn thiện hơn đối với vấn đề nghiên cứu là nhân tố tác đến đến khả năng sinh lời của các công ty bất động sản niêm yết trên sàn HOSE.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này tác giả trình bày cơ sở lý thuyết cơ bản về lợi nhuận doanh nghiệp, công thức xác định khả năng sinh lời, các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về yếu tố tác động đến khả năng sinh lời.

Bên cạnh đó tác giả cũng tham khảo và trình bày những bài nghiên cứu trước trong và ngoài nước có liên quan đến khả năng sinh lời doanh nghiệp và đưa ra kết luận các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời doanh nghiệp, đồng thời đó cũng là cơ sở cho bài nghiên cứu này. Tiếp đến chương 3 sẽ trình bày việc lựa chọn mô hình nghiên cứu, thiết kế mô hình nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu cụ thể.

Biến Mô tả Giá trị đo lường Dấu kỳ vọng

CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Căn cứ vào chương 2, ở chương này, tác giả sẽ trình bày về mô hình nghiên cứu, giải thích các biến trong mô hình và kỳ vọng dấu của các biến độc lập và biến phụ thuộc. Tiếp theo, tác giả sẽ giới thiệu về phương pháp thu thập số liệu và phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu, từ đó làm cơ sở cho việc thực hiện chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu NHÂN TÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜICỦA CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN SÀNHOSE 10598652-2529-013259.htm (Trang 32 - 37)