Tính thanh khoản

Một phần của tài liệu NHÂN TÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜICỦA CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN SÀNHOSE 10598652-2529-013259.htm (Trang 29)

Theo nghiên cứu của Githaiga và Karibu (2015), để xem xét tính thanh khoản của doanh nghiệp, nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành được xác định theo công thức:

LQ = Tài sản ngắn hạn /Nợ ngắn hạn

Tính thanh khoản (khả năng thanh toán) là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp. Khi khả năng thanh toán đầy đủ và phù hợp sẽ thúc đẩy lợi nhuận của doanh nghiệp đồng thời giảm thiểu rủi ro phá sản. Nếu hệ số khả năng thanh toán quá lớn, có nghĩa là doanh nghiệp đang giữ một lượng tài sản dư thừa, dẫn tới tăng chi phí bảo trì và tăng chi phí cơ hội. Khi đó khả năng thanh toán cao sẽ làm giảm lợi nhuận. Đồng thời nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1, tài sản ngắn hạn không đủ để bù đắp cho nợ ngắn hạn (vốn hoạt động thuần < 0) thể hiện doanh nghiệp đang gặp rủi ro, không có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó, chỉ tiêu hệ số tính thanh khoản thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện đang có tại doanh nghiệp. Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh khoản nên chỉ tiêu này được sử dụng nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu của Githaiga và Karibu (2015) cho rằng tính thanh khoản có tác động đồng biến lẫn nghịch biến đến lợi nhuận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi đó, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Chi (2018) và nghiên cứu của Đặng Phương Mai (2016) lại cho rằng tính thanh khoản có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu NHÂN TÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜICỦA CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN SÀNHOSE 10598652-2529-013259.htm (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w