Cấu trúc vốn

Một phần của tài liệu NHÂN TÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜICỦA CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN SÀNHOSE 10598652-2529-013259.htm (Trang 28 - 29)

Cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu, sẽ được cân nhắc lựa chọn khác nhau cho từng giai đoạn phát triển của công ty, tùy theo các điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài. Trong quá trình hoạt động kinh doanh một công ty có thể huy động nhiều nguồn vốn khác nhau với mục tiêu là mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng trưởng doanh thu. Do vậy, các nhà quản trị cần tìm kiếm các nguồn tài trợ để có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, các công ty luôn phải cân nhắc việc sử dụng hợp lý các nguồn vốn bao gồm cả nguồn vốn bên trong và bên ngoài công ty. Tuy nhiên việc huy động nguồn tài trợ nào, với tỷ trọng bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan của công ty. ở các nước đang phát triển như Việt Nam, các công ty chủ yếu là nhỏ và vừa, quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ, do đó việc vay dài hạn thường bị hạn chế. Do đó khi đánh giá về cấu trúc vốn các công ty ở Việt Nam, cần nhìn nhận cấu trúc vốn bao gồm các nguồn vốn mà công ty sử dụng, cấu trúc vốn có thể được phản ánh qua hệ số nợ, hệ số vốn chủ sở hữu hay tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu.

Cấu trúc vốn được xác định bởi công thức:

CS = Tổng nợ / Trên vốn chủ sở hữu

Nghiên cứu của Zeitun & Tian, (2014) tìm thấy bằng chứng cho thấy có sự tác động ngược chiều có ý nghĩa thống kê giữa cấu trúc vốn và hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, nợ dài hạn, nợ ngắn hạn và tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp với biến đại diện là ROA.

Một phần của tài liệu NHÂN TÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜICỦA CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN SÀNHOSE 10598652-2529-013259.htm (Trang 28 - 29)