d. Kếtquả nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2.2.1.1. Mục đích
Xây dựng cơ sở lí luận về nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựnglớp học hạnh phúc.
2.2.1.2. Nội dung
Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong nước cũng như ngoài nước có liên quan trực tiếp đến nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc. Tìm kiếm, tổng hợp, phân tích kết quả của các sách chuyên khảo, bài tạp chí chuyên ngành, bài báo khoa học đăng trong kỷ yếu các hội thảo khoa học chuyên ngành có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu để viết chương cơ sở lí luận của đề tài. 2.2.1.3. Cách thực hiện
Tìm kiếm những tài liệu về nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc được công bố dưới dạng sách, luận văn, luận án, bài tạp chí khoa học chuyên ngành, báo cáo khoa học đăng trong các kỷ yếu hội thảo khoa học chuyên
ngành của các tác giả trong nước và ngoài nước.
Từ đó phân loại theo các chủ đề và tiến hành phân tích, ghi nhận những kếtquả của những nghiên cứu đã có, chỉ ra những hạn chế và khoảng trống trongnhững nghiên cứu đó, qua đó khẳng định tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lí luận có liên quan đến nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc, từ đó xây dựngcơ sở lí luận và khung lý thuyết nghiên cứu cho đề tài.
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
2.2.2.1. Mục đích
Thu thập những thông tin định lượng về thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc.
2.2.2.2. Nội dung
Bảng hỏi về nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnhphúc có các nội dung chính như sau
Bảng 2.2. Nội dung bảng hỏi về nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc
STT Nội dung Số biến Thang đo
quan sát Đặc điểm của giáo viên
1 Tuổi 1 Danh định
2 Giới tính 1 Nhị giá
3 Thâm niên công tác 1 Danh định
4 Chức vụ chính 1 Danh định
5 Khu vực làm việc 1 Nhị giá
6 Trình độ học vấn 1 Danh định
7 Khối lớp giảng dạy 1 Nhị giá
Nhận thức của GV về xây dựng lớp học hạnh phúc
1 Nhận thức của GV về tổ chức và quản lý lớp 6 Likert 5 mức độ học
2 Nhận thức của GV về xây dựng không khí lớp 8 Likert 5 mức độ học
3 Nhận thức của GV về xây dựng mục tiêu phát 6 Likert 5 mức độ triển nhân cách cho học sinh
Đánh giá của GV về các yếu tố ảnh hưởng
1 Các yếu tố ảnh hưởng 10 Likert 5 mức độ
2.2.3.3. Cách tiến hành
Phương pháp nghiên cứu bảng hỏi định lượng được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Điều tra thử
Sau khi xây dựng được bảng hỏi định lượng, chúng tôi đã mời 5 giáo giáo viên tiểu học làm thử bảng hỏi trên tinh thần tự nguyện. Sau đó chúng tôi thu thập phản hồi cũng như góp ý của 5 giáo viên trên và tiến hành điều chỉnhbảng hỏi.
Bước 2: Điều tra chính thức
Mục đích của điều tra chính thức là nghiên cứu thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc.
Mẫu khảo sát chính thức là mẫu thuận tiện, bao gồm 180 giáo viên tiểu học tại thành phố Biên Hòa.
Trước khi điều tra chính thức, chúng tôi tiến hành tập huấn cho các điều tra viên. Nội dung tập huấn bao gồm: giới thiệu khái quát về mục đích điều tra; giới thiệu khái quát về nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc; Sau khi tập huấn cho điều tra viên, chúng tôi bắt đầu chính thức tiến hành điều tra tại 3 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Bước
3: Kiểm định độ tin cậy của thang đó thông qua phép kiểm Cronbach’s Alpha. Theo Slater (1995) và Peterson (1994) thì hệ số đo độ tin cậy của dữ liệu
định lượng trong khảo sát Cronbach’s Alpha (α) là:
+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha (α) có giá trị từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường là rất tốt;
+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha (α) có giá trị từ 0,7 đến 0,8 thì số liệu có thể sử dụng được tương đối tốt;
+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha (α) có giá trị từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp các khái niệm đo lường là mới hoặc tương đối mới đối với người trả lời.
Bảng 2.3. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha của bảng câu hỏi định lượng Hệ số
STT Thang đo Số câu hỏi Cronbach’s
Alpha
1 Tổ chức và quản lý lớp học 6 0,840
2 Xây dựng không khí lớp học 8 0,746
3 Xây dựng mục tiêu phát triển nhân cách 6 0,781
4 Nhận thức chung về xây dựng lớp học hạnh 20 0,747 phúc
Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo dao động từ 0,7 đến gần 0,9 cho thấy độ tin cậy của thang do dùng trong nghiên cứu.
2.2.2.4. Cách tính điểm
Ở thang đo nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc các mệnh đề được đánh giá với 5 mức độ lựa chọn của giáo viên tiểu học tương ứng với các điểm số như sau: Hoàn toàn không đồng ý (1 điểm); Ít đồng ý (2 điểm); Bình thường (3 điểm); Đồng ý (4 điểm) và Rất đồng ý (5 điểm). Thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc được đánh giá thông qua tổng ĐTB ở mỗi nhận thức. Theo đó, ĐTB càng lớn thì giáo viên càng nhận thức được cách xây dựng lớp học hạnh phúc và ngược lại.
Thang đo được thiết kế trên thang Likert 5 mức độ từ 1 đến 5, tùy vào mục đích của câu hỏi mà có các ý nghĩa khác nhau như đã giải thích ở trên. Giá trị các mức độ = (giá trị lớn nhất – giá trị nhỏ nhất)/ (số lượng các mức
độ) = (5-1)/5 = 0.8. Do đó ý nghĩa các mức được phân chia như sau: 1.00 đến1.08: Mức rất thấp; 1.81 đến 2.60: Mức thấp; 2.61 đến 3.40: Mức trung bình;
3.41 đến 4.20: Mức khá; 4.21 đến 5.00: Mức tốt.
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
2.2.3.1. Mục đích
Thu thập thêm các ý kiến bổ sung của giáo viên, học sinh sau khi khảo sát thực trạng bằng bảng hỏi để làm sáng tỏ thêm các thông tin về nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc.
2.2.3.2. Nội dung
Tìm hiểu về một số suy nghĩ, quan điểm, nhận định của giáo viên tiểu học, học sinh về nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc, các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc. 2.2.3.3. Cách tiến hành
Thực hiện hình thức phỏng vấn sâu theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị trước khi phỏng vấn.
Trước khi tiến hành phỏng vấn sâu, chúng tôi đã chuẩn bị một số nội dung sau: + Chuẩn bị trang thiết bị hỗ trợ: máy ghi âm, dụng cụ ghi chép.
+ Chuẩn bị đề cương phỏng vấn: các câu hỏi phỏng vấn (sắp xếp theotrình tự nội dung phỏng vấn), thời gian phỏng vấn, địa điểm phỏng vấn.
+ Chọn mẫu phỏng vấn: - 5 giáo viên tiểu học - 5 học sinh
+ Chọn địa điểm phỏng vấn là phòng tham vấn tại trường. Bước 2: Tiến hành phỏng vấn
+ Khi tiến hành cuộc phỏng vấn phải tuân theo trình tự nhất định: giới thiệu mở đầu, nói rõ về mục đích phỏng vấn, việc tuyệt đối đảm bảo bí mật cá nhân cho người được phỏng vấn; tiến hành phỏng vấn và kết
+ Trong buổi phỏng vấn, người phỏng vấn đảm bảo nội dung hỏi nhưng có thể thay đổi trình tự hỏi các câu hỏi và cách diễn đạt các câu hỏi. Người trả lời phỏng vấn cũng có quyền từ chối trả lời một số câu hỏi hoặc trả lời không theo trình tự câu hỏi của người phỏng vấn.
+ Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn có sử dụng một số câu hỏi mang tính triển khai, mở rộng, hoặc đào sâu dành cho mỗi khách thể cụ thể. Phỏng vấn có thể được linh động, mềm dẻo tuỳ theo mạch của câu chuyện của từng khách thể được phỏng vấn. Nội dung chi tiết của mỗi cuộc phỏng vấn sâu có thể thay đổi tuỳ thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh của cuộcphỏng vấn.
Bước 3: Xử lý dữ liệu phỏng vấn
Sau cuộc phỏng vấn, chúng tôi tiến hành giải băng các cuộc phỏng vấn sâu và hệ thống lại nội dung các cuộc phỏng vấn. Sau đó tiến hành đánh giá chất lượng cuộc phỏng vấn, ví dụ như cuộc phỏng vấn diễn ra thế nào? Người được phỏng vấn nói nhiều hay ít, hợp tác ra sao?.
Nội dung phỏng vấn sẽ được xử lý dựa trên chủ đề và bổ sung làm ro ý cho các phần phân tích bảng hỏi định lượng.
2.2.4. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học
2.2.4.1. Mục đích
Dữ liệu thu được từ bảng hỏi được nhập vào máy bằng phần mềm Excel và xử lý bằng SPSS bản 20.0. Các phương pháp thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.