d. Kếtquả nghiên cứu
3.2. Đánh giá các phương diện nhận thức của giáo viên tiểu học thànhphố Biên Hòa về xây dựng lớp học hạnh phúc
3.2.1. Nhận thức về mục tiêu của lớp học hạnh phúc
Thực trạng biểu hiện nhận thức của giáo viên về những mục tiêu củahoạt động xây dựng lớp học hạnh phúc được trình bày trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Thực trạng biểu hiện nhận thức về mục tiêu lớp học hạnh phúc của giáo viên Tần suất (%) Hoàn STT Mục tiêu toàn Ít Bình Rất ĐTB ĐLC không đồng Đồngý thường đồng ý đồng ý ý Giúp học sinh cảm 1 15 48 61 55
1 thấy vui vẻ khi đến (0,6) (8,3) (26,7) (33,9) (30,6) 3,86 0,96 lớp
Giúp học sinh phát 2 12 41 59 66
2 triển thông minhcảm (1,1) (6,7) (22,8) (32,8) (36,7) 3,97 0,98 xúc (EQ)
Giúp học sinh phát 1 38 50 59 32
3 triển thông minh trí (0,6) (21,1) (27,8) (32,8) (17,8) 3,46 1,03 tuệ (IQ)
4 Giúp học sinh học 6 22 23 77 52 3,82 1,08
tốt hơn (3,3) (12,2) (12,8) (42,8) (28,9)
Giúp học sinh trưởng 1 15 52 81 31
5 thành, phát (0,6) (8,3) (28,9) (45) (17,2) 3,70 0,87 triển nhân cách
Kết quả bảng 3.2 cho thấy mục tiêu của xây dựng lớp học hạnh phúc được giáo viên đồng ý nhiều nhất là mục tiêu là “Giúp học sinh phát triển thông minh cảm xúc (EQ)” với ĐTB = 3,97 và ĐLC = 0,98, kế đến là mục tiêu “Giúp học sinh cảm thấy vui vẻ khi đến lớp” với ĐTB = 3,86 và ĐLC = 0,96. Điều này đã được lãm rõ hơn thông qua ý kiến của hai cô giáo
“Đối với mình, mình nghĩ là mỗi ngày đến trường là một ngày vui… học sinh, nhất là các em đang độ tuổi tiểu học trước tiên đi học các em phải cảm thấy muốn đến lớp vì có bạn bè, có những hoạt động vui chơi chứ độ tuổi này các em không thấy thoải thì các em sẽ không muốn đi học đâu…”
(Cô L.M.K.M, giáo viên chủ nhiệm lớp 5)
“Người lớn đôi khi áp đặt trẻ con đi học là phải điểm cao, phải học giỏi, phải chăm chúc và bài giảng nhưng trước hết đi học thì các em phải cảm thấy vui vẻ đã… Đối với mấy em tiểu học thì trường học là nơi giúp các em có được những kỹ năng xã hội, các em gặp được nhiều người bạn mới ngoài môi trường gia đình… nên các em sẽ học được cách hòa hợp với mọi người”
(Cô N.T.A, giáo viên chủ nhiệm lớp 3) Mục tiêu của xây dựng lớp học hạnh phúc có điểm trung bình thấp nhất là mục tiêu Giúp học sinh phát triển thông minh trí tuệ (IQ) với ĐTB = 3,46 và ĐLC = 1,03. Lý giải cho điều này, một cô giáo cho rằng
“Môi trường học tập tốt là môi trường giúp trẻ phát huy được hết tiềm năng của mình, hiểu được hơn về bản thân chứ không phải chỉ chăm chăm vào các kỹ năng làm toán, viết chữ đẹp giống ngày trước… Đối với mình, trẻ học một kiến thức mới, ví dụ như phép toán đi thì phải biết áp dụng vào đời sống thì mới là đạt yêu cầu về giáo dục…”
(Cô L.M.K.M, giáo viên chủ nhiệm lớp 5)
3.2.2. Các phương diện thành phần của giáo viên về xây dựng lớp học hạnh phúc
3.2.2.1. Nhận thức về tổ chức và quản lý lớp học
Thực trạng biểu hiện nhận thức của giáo viên về tổ chức và quản lý lớp học được thể hiện rõ qua bảng 3.3:
Bảng 3.3. Thực trạng biểu hiện nhận thức về tổ chức và quản lý lớp học của giáo viên
Tần suất (%)
Hoàn Ít đồng Đồngý Rất
toàn ý Bình đồngý
STT Nội dung không thường ĐTB ĐLC
đồng ý
Giáo viên nên đưa ra
25 36 49 56 14
1 những quy định rõ ràng về 2,99 1,17
(13,9) (20) (27,2) (31,1) (7,8) kỷ luật trước lớp học
Giáo viên và học sinh cùng
22 58 42 43 15 2 thảo luận và thống nhất 2,84 1,16 (12,2) (32,2) (23,3) (23,9) (8,3) những quy định lớp học Lớp học cần có thời gian 4 34 55 67 20
3 biểu rõ ràng cho các hoạt 3,36 0,98
(2,2) (18,9) (30,6) (37,2) (11,1) động học và vui chơi
4 Kỷ luật lớp học 6 33 47 64 30
phải có cả phạt vàthưởng (3,3) (18,3) (26,1) (35,6) (16,7) 3,44 1,07 Lớp học có hoạt động can
5 thiệp đặcbiệt và hòa nhập 34 40 53 40 13 2,77 1,20 cho học sinh có nhu cầu (18,9) (22,2) (29,4) (22,2) (7,2)
đặc biệt
Có các hoạt động ngoại
5 21 45 59 50
6 khóa bên cạnh việc học 3,71 1,08
(2,8) (11,7) (25) (32,8) (27,8) trên lớp
Chung 3,18 0,83
Kết quả bảng 3.3 cho thấy thực trạng nhận thức của giáo viên về tổ chức và quản lý lớp học ở mức trung bình với ĐTB chung là 3,18 và ĐLC là 0,83. Trong đó nội dung “Có các hoạt động ngoại khóa bên cạnh việc học trên lớp” được giáo viên lựa chọn ở mức cao nhất, với ĐTB = 3,71. Kết quả này đã được làm rõ hơn trong ý kiến của cô giáo N.T.A, giáo viên chủ nhiệm lớp 3/1, trường tiểu học Tân
Phong B: “Mọi năm trường đều tổ chức các chuyến đi ngoại khóa cho các em học sinh vừa học, vừa có dịp vui chơi với nhau thì thấy các em cũng rất thích, có năm đi những trang trại trồng nấm thì các em hỏi rất nhiều câu thì khi trả lời thì mình thấy các em hiểu nhanh hơn. Nên mình thấy học không chỉ nên gói gọn trong lớp học mà còn nên ở thực tế, các địa điểm vừa tham quan vừa học tập”.
Kế đến là hai nội dung “Kỷ luật lớp học phải có cả phạt và thưởng” và “Lớp học cần có thời gian biểu rõ ràng cho các hoạt động học và vui chơi” với ĐTB lần lượt là 3,44 và 3,36.
Nội dung có điểm thấp nhất là “Lớp học có hoạt động can thiệp đặc biệt và hòa nhập cho học sinh có nhu cầu đặc biệt” với ĐTB = 2,77. Mô hình can thiệphòa nhập, trong đó nổi bật là sự tham gia và lớp học của trẻ được chẩn đoán có rối loạn phổ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ hoặc rối loạn tăng động kém chú ý đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới nhưng chưa dược chú trọng ở Việt Nam. Bên cạnh đó, kiến thức và kỹ năng của giáo viên trong việc hỗ trợ các em học sinh có nhu cầu đặc biệt này vẫn chưa cao trong bối cảnh một lớp học có nhiều em học sinh. Nội dung này đã được làm rõ hơn trong ý kiến của một giáo viên kiêm nhiệm chức vụ quản lý:
“Do đặc thù là một trường tiểu học công lập nên trường tôi nhận tất cả trẻ trong độ tuổi đến trường theo quy định nhà nước, nhưng có một số trẻ đặc thù như là các bé chậm phát triển đến thời điểm vào học vẫn chưa có ngôn ngữ đầy đủ và nhiều khi các con không hợp tác.... Chúng tôi rất thương các con và muốn các con có cơ hội được bình đẳng giáo dục nhưng nhiều khi cơ sở vật chất, chuyên môn về giáo dục đặc biệt của giáo viên không đủ nên thành ra không phải lúc nào cũng giúp được cho các con hiệu quả...”
(Cô N.T.T, chủ nhiệm lớp 5) Một giáo viên tiểu học kiêm nhiệm công tác tham vấn tâm lý học đường đã chia sẻ thêm như sau:
“Để hỗ trợ được những trẻ có rối loạn phát triển, cần có giáo viên có chuyên môn về can thiệp, về giáo dục hòa nhập và giáo án thích hợp cho các em. Và để
công tác này được thiện hiện tốt, các em cần phải có giáo viên can thiệp 1 – 1 theo kèm gần như cả ngày thì mới theo kịp các bạn trong lớp, mà hiện tại điều này trong bối cảnh trường tôi là rất khó...”
(Thầy N.H.M.A, chuyên viên tham vấn tâm lý học đường) Kết quả này gợi ý cho thấy hiện này môi trường lớp học tại Việt Nam nói chung và tại thành phố Biên Hòa nói riêng cần sự đầu tư hỡn nữa các hoạt động chuyên môn hỗ trợ cho những trẻ có nhu cầu đặc biệt nhằm giúp các trẻ này thành một phần của lớp học, theo kịp các bạn.
3.2.2.2. Nhận thức về xây dựng không khí lớp học
Thực trạng biểu hiện nhận thức của giáo viên xây dựng không khí lớp học được thể hiện rõ qua bảng 3.4:
Bảng 3.4. Thực trạng biểu hiện nhận thức về xây dựng không khí lớp học của giáo viên Tần suất (%) Hoàn toàn Ít Bình Đồng ý Rất
STT Nội dung không đồngý thường đồngý ĐTB ĐLC
đồng ý
Tổ chức hoạt động học và 45 37 38 51 9
2,68 1,26 1 chơi xen kẽ nhau (25) (20,6) (21,1) (28,3) (5)
Tăng cường độ tương tác
2 với học sinh thông qua 8 13 40 65 54 3,80 1,08
(4,4) (7,2) (22,2) (36,1) (30) các câu hỏi gợi ý
Tổ chức các hoạt động
33 46 58 35 8
3 thảo luận giữa học sinh 2,66 1,11
(18,3) (25,6) (32,2) (19,4) (4,4) với nhau.
Giáo viên nên phản hồi ý 16 36 42 57 29
3,26 1,20 4 kiếncủa học sinh (8,9) (20) (23,3) (31,7) (16,1)
Giáo viên khen ngợi khi 5 9 39 59 68 3,98 1,02 5 học sinhphát biểu (2,8) (5) (21,7) (32,8) (37,8) 6 Lớp học cần có sự bình 0 9 36 75 60 4,03 0,85 đẳng (5) (20) (41,7) (33,3) Lớp học không có bạo lực 63 75 42
học đường, tẩy chay và cô 0 0 3,88 0,75
(35) (41,7) (23,3) 7 lập
Tất cả học sinh
15 62 68 35
8 đều nên là một phần của 0 3,68 0,88
(8,3) (34,4) (37,8) (19,4)
lớp học
Chung 3,61 0,61
Nhận thức về xây dựng không khí lớp học của giáo viên tại thành phố Biên Hòa ở mức trung bình. Trong đó nội dung “Lớp học cần có sự bình đẳng” có điểm cao nhất với ĐTB là 4,03; kế đến là nội dung “Giáo viên khen ngợi khi học sinh phát biểu” với ĐTB là 3,98.
Nội dung có điểm thấp nhất là “Tổ chức các hoạt động thảo luận giữa học sinh với nhau” với ĐTB là 2,66. Hoạt động tổ chức thảo luận không được giáo viên đồng ý có thể lý giải theo ý kiến sau:
“Các em học sinh tiểu học tính tự giác còn thấp, chưa biết cách làm việc nhóm, thường khi tổ chức các hoạt động hội nhóm, các em sẽ nói chuyện về một chủ đề khác nhiều hơn là thảo luận câu hỏi của tôi đưa ra, khi hết thời gian thảo luận nhóm, các em vẫn không quay lại chỗ ngồi của mình mà tiếp tục nói chuyện riêng, hoặc khi về lại chỗ ngồi cũng mất nhiều thời gian để tập trung lại vào nội dung bài học”
(Cô N.T.T, chủ nhiệm lớp 5) Điểm số thấp thứ nhì là ở nội dung “Tổ chức hoạt động học và chơi xen kẽ nhau” với ĐTB là 2,68. Điều này do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan cấu thành: điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn với mục tiêu tạo không khí lớp học
hạnh phúc của giáo viên, giáo viên làm giáo án, thiết kế nội dung bài giảng bị kiệt sức vì vừa phải đảm bảo bài giảng chất lượng, đúng trọng tâm, bám sát chương trình, vừa không gây áp lực cho học sinh, tạo sự thoải mái trong lớp học mà học sinh vẫn đảm bảo hiểu bài, một yếu tố nữa là sỉ số lớp học, hầu hết các cô chủ nhiệm thường sẽ chịu trách nhiệm từ 35-48 học sinh trên một lớp.
Tiếp theo là nội dung “Giáo viên nên phản hồi ý kiến của học sinh” với ĐTB là 3,26. Chung một yếu tố là sỉ số một lớp hiện tại còn quá đông, chưa phải là một con số lí tưởng trong việc giáo viên có thể phản hồi được tất cả ý kiến của học sinh. Giáo viên phản hồi thêm rằng:
“Học sinh thường giơ tay phát biểu những ý kiến không tương thích bài giảng của tôi trên bảng, có trường hợp các em đi xa với vấn đề như tôi hỏi cáiA học sinh trả lời cái B, đôi lúc khi tôi nhận xét một số em phát biểu nhưng những em ngồi dưới lại nói chuyện riêng, không tập trung”
(Cô N.T.A, giáo viên chủ nhiệm lớp 3) 3.2.2.3. Nhận thức về xây dựng mục tiêu phát triển nhân cách
Bảng 3.5. Thực trạng biểu hiện nhận thức về xây dựng mục tiêu phát triển nhân cách cho học sinh của giáo viên
Mức độ Hoàn STT Nhận định toàn Ít đồng Bình Đồngý Rất ĐTB ĐLC không ý đồngý thường đồng ý Lớp học cần phải xây 1 dựng được cảm xúc 4 18 39 119 0 4,52 0,76 tích cực và hạnh phúc (2,2) (10) (21,7) (66,1) ở học sinh Lớp học cần phải xây 47 49 41 43 2 dựng sự tự tin ở 0 3,44 1,12 (26,1) (27,2) (22,8) (23,9) học sinh
Lớp học giúp h oàn thiện các kỹ năng cảm xúc-xã hội ở học sinh
0 24 40 59 57 3,83 1,02
3 (như kỹ năng giao (13,3) (22,2) (32,8) (31,7) tiếp, làm việc nhóm,
v.v…)
Lớp học giúp học sinh
2 76 44 29 29
hình thành được tư duy 3,08 1,12
(1,2) (42,2) (24,4) (16,1) (16,1) 4 phản biện
Lớp học giúp học sinh
44 39 40 57
5 hiểu hơn về giá trị bản 0 3,61 1,16
(24,4) (21,7) (22,2) (31,7) thân Lớp học giúp học sinh có khả năng thấu 0 6 20 40 114 4,46 0,82 6 cảm/thông cảm (3,3) (11,1) (22,2) (63,3) với người khác
Nhận thức về xây dựng mục tiêu phát triển nhân cách cho học sinh của giáo viên tại thành phố Biên Hòa ở mức trung bình. Trong đó nội dung “Lớp học cần phải xây dựng được cảm xúc tích cực và hạnh phúc ở học sinh” có điểm cao nhất với ĐTB là 4,52; ĐLC là 0,76. Tiếp theo vị trí đứng thứ hai là nội dung “Lớp học giúp học sinh có khả năng thấu cảm/thông cảm với người khác” với ĐTB là 4,46; ĐLC là 0,82. Theo ý kiến từ một số giáo viên chủ nhiệm phản hổi lại rằng:
“Các em học sinh nằm trong lứa tuổi tiểu học từ 6-11 tuổi là tuổi dễ xúc động và bộc lộ được cảm xúc nhất, các em dễ khóc cũng dễ cười với những chuyện vui, buồn cùng các bạn trong lớp, mới khóc đó cũng có thể cười lại được ngay, nhất là các dịp sinh nhật bạn cùng lớp, các em còn bỏ công làm thiệp tay dành những lời chúc tốt đẹp cho bạn của mình. Hay như khi có bạn nghỉ học vì ốm, các em sẽ sốt sắng hỏi cô sao hôm nay bạn A, bạn B không đi học” (Cô C.T.L, giáo viên chủ nhiệm lớp 3 trường Tiểu học Tân Phong A)
Ngoài ra ở nội dung “Lớp học giúp học sinh hình thành được tư duy phản biện” lại có điểm thấp nhất với ĐTB là 3,08; ĐLC là 1,12. Đối với tuổi tiểu học, để các em học sinh hình thành được tư duy phản biện thực sự là một hạn chế, xét về mặt cơ sở vật chất, không đủ điều kiện để đáp ứng những giờ học kỹ năng sống, giờ thực hành. Về mặt thời gian, một tiết học của tiểu học trung bình là 20-35 phút, thiết kế giáo án vừa đủ nội dung bài học, vừa chất lượng thêm vào yếu tố đủ thời gian cho các em tương tác nhiều nhằm tạo điều kiện xây dựng tư duy phản biện quả thật còn hạn chế.
“Lên lớp loay hoay với bài dạy, rồi giữ học sinh trật tự trong giờ học không nhốn nháo gây ồn ào các lớp kế bên, mình gần như là kiệt sức không thể giúp các em học sinh khai thác thêm khả năng của bản thân để xây dựng tư duy phản biện dù có lòng mà không có sức, thương các em muốn dạy rất nhiều cho các em mà không có đủ thời lượng”
(Cô Đ.T.L.N, Giáo viên chủ nhiệm khối lớp 4) Điểm thấp thứ nhì là nội dung “Lớp học cần phải xây dựng sự tự tin ở học sinh” với ĐTB là 3,44; ĐLC 1,12. Học sinh còn e ngại khi phát biểu hoặc thể hiện mình trước đám đông, nhất là các em học sinh lớp một, mới chuyển từ mẫu giáo sang tiểu học. Một số tình huống cần giới thiệu về mình, các em ngại nên không nói được gì dù biết nói.
3.2.3. Sự khác biệt về mức độ nhận thức về xây dựng lớp học hạnh phúc của giáo viên
Ở nội dung này, chúng tôi tập trung phân tích sự khác biệt giữa các phương diện nhận thức của giáo viên về xây dựng lớp học hạnh phúc với các biến nhân khẩu và đặc điểm chuyên môn. Trong đó, có 6 biến có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê bao gồm: khu vực sinh sống; vai trò; trình độ học vấn; thâm niên công tác; khối lớp giảng dạy và được đào tạo về tâm lý phát triển, lứa tuổi trong một năm gần nhất.
Bảng 3.6. Sự khác biệt về nhận thức về xây dựng lớp học hạnh phúc của GVTH (xét theo tiêu chí giới tính)
Biểu hiện Nam Nữ Giá trị p
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
Tổ chức và quản lý lớp học 2,66 0,77 3,24 0,81 0,003
Xây dựng không khí lớp học 3,70 0,52 3,60 0,62 0,510 Xây dựng mục tiêu phát triển 3,63 0,58 3,72 0,63 0,544 nhân cách
Chung 3,33 0,28 3,52 0,48 0,08
Kết quả số liệu bảng 3.6 cho thấy không có sự khác biệt nhận thức chung về xây dựng lớp học hạnh phúc giữa giáo viên nam và giáo viên nữ. Kết quả cho thấy chỉ có sự khác biệt ở biểu hiện nhận thức về “Tổ chức và quản lý lớp học” điểm ở giáo viên nữ cao hơn giáo viên nam (ĐTB lần lượt là 3,24 và 2,66; p=0,003). Điều này có thể lý giải do kỹ năng mềm của giáo viên nữ có phần linh hoạt hơn, điều tiết được lớp học. Khi có một tình huống phát sinh bất ngờ xãy ra trong lớp giữa các học sinh, giáo viên nữ có xu hướng dàn xếp hiệu quả hơn. Theo bảng số liệu, xét về tổng thể không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa 2 giới trong việc “Xây dựng không khí lớp học”, “Xây dựng mục tiêu phát triển nhân cách”.
Bảng 3.7. Sự khác biệt về nhận thức về xây dựng lớp học hạnh phúc của GVTH (xét theo tiêu chí nhóm tuổi của GV)