Cơ sở thực tiễn về công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Khóa luận Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Huế (Trang 29 - 31)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mạ i

1.2.1. Cơ sở thực tiễn về công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mạ

Kết quả huy động vốn của các ngân hàng thương mại đang có những bước phát triểnổn định trong những năm gần đây.

Năm 2016, huy động vốn của toàn hệthống năm 2016 tăng khoảng 21,2% (Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước). Các báo cáo tài chính của các ngân hàng lớn cũng

cho thấy huy động vốn năm 2016 tăng khá mạnh, cá biệt có ngân hàng đạt mức tăng trưởng 85% so với năm 2015. Có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là

do chính sách tăng lãi suất huy động của các NHTM. Nhằm cân đối nguồn vốn trước

các quy định sửa đổi của Thông tư 06/2016/TT-NHNN, các NHTM đẩy mạnh huy

động vốn trung và dài hạn bằng cách tăng lãi suất huy động dài hạn. Huy động VND kỳhạn dài tăng nhẹ trong quý 1/2016 (tăng 0,1- 0,5 điểm % so với cuối năm 2015 và tăng 0,3 - 0,7 điểm % so với cùng kỳ năm 2015) và duy trì khá ổn định trong quý 2/2016. Tại một số ngân hàng thương mại (NHTM) nhỏ, lãi suất huy động kỳhạn dài

tăng đến 0,7 điểm % so với cuối năm 2015.

Theo Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2017 củaỦy ban Giám sát Tài chính quốc gia, năm 2017, thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tương đối ổn

định. Nguồn vốn huy động toàn hệthống tăng thấp hơn năm 2016, ước tăng 16,9% (năm

2016 tăng 19,3%); tín dụng toàn hệ thống tăng tương đương với năm 2016 (ước tăng 19,3%). Huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá tăng mạnh (ước tăng 38%). Về cơ

cấu phân loại tiền gửi, vốn huy động bằng VND chiếm 90,5% tổng vốn huy động (năm

2016 là 89,1%). Huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng khoảng 9,5% (năm 2016 là

giá USD/VNDổn định, tâm lý găm giữngoại tệgiảm. Cơ cấu theo kỳhạn tiền gửi: vốn

huy động có kỳ hạn chiếm 80,9% tổng huy động (năm 2016 chiếm 79,7%), còn lại là vốn huy động không kỳ hạn. Xét về thị phần năm 2017, thị phần huy động của nhóm

NHTM Nhà nước là 49%, nhóm NHTM cổphầnở mức 42,4%.

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2018 của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/9/2018, tổng phương tiện thanh toán tăng 8,74% so với cùng kỳ năm 2017 (cùng kỳ năm 2017 tăng 9,59%); huy động vốn của các tổchức tài chínhtăng 9,15% (cùng kỳ năm 2017 tăng 10,08%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 9,52% (cùng kỳ năm 2017 tăng 11,02%).

Trên đây là những thành tựu mà các ngân hàng đạt được nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít khó khăn.

Sựmất cần đối kỳhạn vốn của ngân hàng hiện nay cũng là một vấn đề khó khăn mà các ngân hàng đang gặp phải. Có khoảng trên 90% tỷ trọng vốn của ngân hàng hiện này là nguồn vốn ngắn hạn. Tỷtrọng vốn trung và dài hạn quá thấp, mất cần đối trong tổng nguồn vốn huy động, trong những nguyên nhân khiến nhiều ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Huy động vốn trung và dài hạn

không đủ đểtài trợ cho các hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Điều này dẫn tới việc các ngân hàng buộc phải chuyển một phần vốn ngắn hạn sang để đáp ứng cho nhu cầu dài hạn. Điều này tạo nguy cơ rủi ro kỳhạn và lãi suất. Xu hướng hiện nay, kỳhạn huy

động vốn vốn bình quân có xu hướng rút ngắn trái với yêu cầu kỳ hạn cho vay bình

quân tăng lên để đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, đặt biệt là các doanh nghiệp nhỏvà vừa, do các doanh nghiệp này chủyếu vay vốn trung và dài hạn để đầu từmở rộng sản xuất kinh doanh và việc tài trợcác dựán mang tầm cỡquốc gia.

Chính sách lãi xuất của nhà nước chưa tạo được sự cạnh tranh theo cơ chế thị trường do bị khống chếbởi lãi suất trần của Ngân hàng Nhà nước. Điều này khiến lãi suất huy động chưa được đa dạng hóa, chưa phản ánh được lãi suất thực trên thị trường. Đối với riêng các ngân hàng nhỏ, chưa đạt sự tín nhiệm cao của khách hành, việc Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất huy động cào bằng khiến các ngân hàng nhỏ trở nên khó khăn hơn trong thu hút vốn vì nhà đầu tư sẽ chọn gửi tiền vào ngân hàng lớn nếu không có chênh lệch vềlãi suất lớn giữa các ngân hàng.

Công tác phục vụ khách hàng chưa đạt đến độ chuyên nghiệp cao, danh mục phục vụ chưa đa dạng nên sự thu hút khách hàng chưa cao. Thái độ phục vụ, tác phong, tính chuyên nghiệp của nhân viên ngân hàng, nhất là ở một số chi nhánh giao dịch nhỏlẻ chưa thực sựlàm hài lòng khách hàng. Điều này cũng phần nào khiến cho khách hàng không còn muốn sửdụng dịch vụcủa ngân hàng nữa.

Một khó khăn nữa đặt ra cho các NHTM trong nước đó là xự xâm nhập của các

ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Điều

này đặt ra thách thức cho các ngân hàng trong nước khi mà ngân hàng nước ngoài vốn rất nhanh nhạy trong việc đưa ra các loại hình dịch vụ, chiến lược truyền thông, quảng bá rầm rộ… Các ngân hàng trong nước đứng trước nguy cơ bị cạnh tranh vềthị phần, dẫn đến vốn huy động càng trở nên khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu Khóa luận Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Huế (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)