Về chính trị, văn hóa – xã hộ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 40)

Về Chính trị, các tỉnh ở ĐBSH có lịch sử truyền thống cách mạng lâu

đời. Những chiến công chống ngoại xâm đã được lịch sử dựng nước, giữ nước ghi nhận và lưu truyền, đó là chiến thắng của các danh tướng như Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938 nhấn chìm quân Nam Hán; Lê Hoàn đánh tan quân Tống năm 981; phòng tuyến trên sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt; Nhà Trần ba lần chiến thắng quân Mông – Nguyên...

Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, những giá trị lịch sử, truyền thống ấy đã hun đúc cho LLVT và nhân dân ở các tỉnh ĐBSH tinh thần yêu nước sâu sắc, trình độ giác ngộ chính trị cao. Đặc biệt, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với quyết tâm thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, cùng với những những phong trào lớn trên toàn quốc như sóng Duyên Hải, cờ Ba Nhất, gió Đại Phong… đã đóng góp nhiều sức người, sức của cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước.

Trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, tuyệt đại đa số nhân dân các tỉnh ĐBSH vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên CNXH mà nhân dân ta đã lựa chọn; tin tưởng vào sự thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước; chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Dưới sự lãnh đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, nhân dân các tỉnh ĐBSH đang hăng hái thi đua lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ quê hương; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và có đóng góp quan trọng trong thành tựu chung của đất nước.

Về dân số, văn hóa – xã hội, ĐBSH là vùng có dân cư tập trung đông,

có nhiều dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam cùng nhau sinh sống. Ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số, còn có các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Mường, Dao, Sán Dìu...; các dân tộc luôn đoàn kết, gắn bó xây dựng quê hương. Số lượng, mật độ dân cư ở các tỉnh ĐBSH vào loại lớn nhất so với các tỉnh trong cả nước. Tổng dân số của 9 tỉnh là 12,031 triệu người, chiếm 12,47% dân số cả nước; mật độ dân số là 736 người/km2, phân bố không đều giữa các tỉnh. Mật độ dân số cao nhất là tỉnh Bắc Ninh (1.516 người/km2), thấp nhất là tỉnh Quảng Ninh (205 người/km2) [PL1]. Tuy nhiên, diện tích đất canh tác bình quân đầu người ở ĐBSH lại vào loại thấp nhất so với cả nước

33

(450m2/đầu người). Bởi vậy, ĐBSH được gọi là vùng “đất chật, người đông". Cùng với việc tăng dân số, thu hẹp đất canh tác, sức cạnh tranh của hàng hóa tiểu thủ công nghiệp thấp nên nhiều lao động không có việc làm, nảy sinh nhiều vấn đề XH phức tạp.

Các tỉnh ở ĐBSH có bề dày lịch sử văn hóa hàng nghìn năm, là một trong những cái nôi văn hóa của cả nước. Những truyền thống văn hóa tốt đẹp: yêu nước thương nòi, đoàn kết, nhân ái, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong chiến đấu và lao động sản xuất... đang được phát huy mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, một bộ phận nhân dân chịu ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa lúa nước như: Tính bảo thủ, đề cao kinh nghiệm, chậm tiếp thu khoa học kỹ thuật; thiếu ý thức pháp luật “phép vua thua lệ làng”…, ít chú trọng đầu tư, phát triển sản xuất lớn, tư duy hàng hóa hạn chế; tâm lý tiểu nông hay đố kỵ, ganh ghét người tài; tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ” vẫn rất phổ biến, ham muốn quyền lực và dễ tha hóa quyền lực… Những nét tư duy, tính cách đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp đổi mới và trong phát triển KT - XH ở các tỉnh này.

Đồng bằng sông Hồng là cội nguồn và là trung tâm các tôn giáo lớn ở nước ta, như: Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo trong đó chủ yếu là Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Tín đồ Thiên Chúa giáo sống tập trung ở các huyện ven biển của các tỉnh Nam Định, Ninh Bình và Thái Bình… Đại đa số các tín đồ tôn giáo có tinh thần yêu nước, đoàn kết xây dựng quê hương, đất nước và đã có đóng góp nhất định trong các cuộc chiến tranh chống phong kiến, thực dân, đế quốc trước đây và trong xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Tuy nhiên, trước đây Công giáo ở một số tỉnh đã bị các thế lực phản động lợi dụng, gây cho Đảng, cách mạng và nhân dân không ít khó khăn, phức tạp và tổn thất; gần đây, trên địa bàn xuất hiện các đạo lạ, tà đạo gây mất ANCT, TTATXH. Hiện nay, tôn giáo vẫn đang là một trọng điểm để các thế lực phản động, thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng nước ta.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 40)