Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ khái niệm, nội dung, phương thức

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 65)

vực phòng thủ - khái niệm, nội dung, phương thức

2.2.2.1. Khái niệm

Thuật ngữ “lãnh đạo” được sử dụng rộng rãi trong đời sống chính trị - xã hội. Hiện nay, có nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau về “lãnh đạo”:

Theo Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên), “lãnh đạo” có hai nghĩa chính: khi là động từ, “lãnh đạo” có nghĩa là dẫn đắt, tổ chức phong trào theo đường lối cụ thể, ví dụ: lãnh đạo cuộc đấu tranh; khi là danh từ,

57

“lãnh đạo” chỉ các cơ quan lãnh đạo, bao gồm những người có khả năng tổ chức, dẫn đắt phong trào, ví dụ: chờ lãnh đạo cho ý kiến... [152, tr.997]

Theo Từ điển Tiếng Việt của trung tâm Từ điển VietLex, “lãnh đạo” khi là động từ có nghĩa là đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức thực hiện, ví dụ: lãnh đạo một công ty, họp ban lãnh đạo; khi là danh từ thì “lãnh đạo” là người hoặc cơ quan đề ra và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, ví dụ: xin ý kiến lãnh đạo, hoặc: đội ngũ lãnh đạo công ty. [150, tr. 673].

Như vậy, “lãnh đạo”, khi là một động từ là một quá trình gồm hai khâu chính: Thứ nhất, xác định mục tiêu, quan điểm, chủ trương, đường lối, yêu

cầu, nhiệm vụ của công việc cần làm trong một thời kỳ hay một giai đoạn cụ thể và những nguyên tắc, biện pháp tiến hành để đạt mục tiêu đã xác định.

Thứ hai, là quá trình chủ thể lãnh đạo tuyên truyền, vận động, dẫn dắt và tổ

chức các hoạt động thực tiễn để đối tượng lãnh đạo thực hiện các mục tiêu, chủ trương, đường lối mà chủ thể lãnh đạo đã xác định.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên”. Đây là những nội hàm chủ yếu của khái niệm lãnh đạo, cũng là những điểm chủ yếu về cách thức lãnh đạo của Đảng.

Là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ tỉnh giữa hai kỳ đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, tỉnh ủy lãnh đạo toàn diện các tổ chức đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị và nhân dân địa phương thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nghị quyết, chỉ thị của tỉnh ủy đối với các lĩnh vực của đời sống XH, trong đó có nhiệm vụ xây dựng KVPT.

Từ những phân tích, luận giải trên đây gắn với những chức năng, nhiệm vụ, nội dung xây dựng KVPT và thực tiễn sự lãnh đạo của cấp ủy địa phương ở ĐBSH hiện nay đối với nhiệm vụ xây dựng KVPT, có thể khái niệm:

Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ là tổng thể hoạt động của các tỉnh ủy từ việc xác định chủ trương, đề ra nghị quyết, chỉ thị về xây dựng khu vực phòng thủ, chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện nhằm phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp, tại chỗ của toàn đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh, xây dựng địa phương thành khu vực phòng thủ vững chắc, có tiềm lực và sức mạnh toàn diện, ngăn ngừa và xử lý hiệu quả các tình huống về quốc phòng, an ninh; đủ sức tự bảo vệ địa phương trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Chủ thể lãnh đạo xây dựng KVPT ở ĐBSH là các tỉnh ủy mà thường xuyên, trực tiếp là ban thường vụ tỉnh ủy; phối hợp với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh các Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3 trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng KVPT. Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị chỉ rõ: “Xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của tỉnh ủy, thành ủy… Đảng ủy, Bộ Tư lệnh quân khu phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ…” [11, tr.3]. Xây dựng KVPT là một nhiệm vụ trọng yếu trong hoạt động lãnh đạo của các tỉnh ủy, từ việc xác định chủ trương, đề ra nghị quyết, chỉ thị về xây dựng KVPT phù hợp với khả năng, điều kiện thực tế của địa phương mình đến việc tổ chức thực hiện nghị quyết đó, đồng thời phải làm tốt công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo nghị quyết trở thành hiện thực.

Đối tượng lãnh đạo xây dựng KVPT của các tỉnh ở ĐBSH bao gồm: Hệ

thống chính trị, từ cấp ủy đảng các cấp đến chính quyền, các tổ chức, đoàn thể, LLVT và toàn thể nhân dân trong tỉnh; cùng với các cơ chế, quy chế, kế

59

hoạch, các phương án, các hoạt động cụ thể; được phối hợp một cách chặt chẽ, thống nhất, có sự phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, lực lượng đồng thời gắn kết một cách chặt chẽ với các mặt công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác chính sách của hệ thống chính trị ở địa phương trong nhiệm vụ xây dựng KVPT.

Mục đích lãnh đạo xây dựng KVPT ở ĐBSH là nhằm quán triệt và thực

hiện đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng KVPT; phát huy cao độ truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất, chủ động, sáng tạo của toàn thể đảng bộ, chính quyền, LLVT, các tổ chức chính trị - XH và toàn thể nhân dân trong tỉnh tạo nên sức mạnh tổng hợp, tại chỗ xây dựng địa phương thành KVPT vững chắc, có tiềm lực và sức mạnh toàn diện, đủ sức xử lý hiệu quả các tình huống về QP, AN, bảo vệ địa phương trong mọi tình huống; ngăn chặn, đẩy lùi, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn và hành động phá hoại, xâm lược của kẻ thù trong mọi điều kiện hoàn cảnh góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)