Nội dung lãnh đạo

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay (Trang 65 - 93)

Một là, tỉnh ủy lãnh đạo quán triệt quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, hướng dẫn của Quân uỷ Trung ương và Đảng ủy các Quân khu 1, 2, 3 để xác định nhiệm vụ, kế hoạch xây dựng KVPT ở địa phương

Đây là nội dung giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong hoạt động lãnh đạo xây dựng KVPT tỉnh của các tỉnh ủy ở ĐBSH. Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành KVPT vững chắc là chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) khẳng định: “khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là bộ phận hợp thành hệ thống phòng thủ chung của quân khu và cả nước, giữ vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [11, tr.3]. Tuy nhiên, không chỉ có Nghị quyết 28 Đảng ta

mới đề cập đến KVPT mà trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và BVTQ, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, Luật, nghị định, hướng dẫn quan trọng, xác định chủ trương, phương hướng, biện pháp lớn về tổ chức, xây dựng và hoạt động của KVPT như: Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 30 tháng 7 năm 1987 của Bộ Chính trị (Khóa VI); Chỉ thị số: 07-CT/TW ngày 03 tháng 10 năm 2011 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa X); vấn đề xây dựng và hoạt động của KVPT cũng được đề cập trong Luật Quốc phòng và các Nghị định của Chính phủ như Nghị định số152/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về khu vực phòng thủ, Nghị định số 02/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 152 và mới nhất ngày 22/02/2019 Chính phủ đã ra Nghị định số 21/2019/NĐ-CP về khu vực phòng thủ cho phù hợp với yêu cầu xây dựng KVPT trong tình hình mới. Căn cứ vào Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Đảng ủy Bộ Tư lệnh các quân khu đã có những hướng dẫn cụ thể, đặc biệt là hướng dẫn số Hướng dẫn số 117-HD/QU ngày 04/3/2013 về hoạt động lãnh đạo của cấp ủy địa phương trong xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ đã hướng dẫn đủ nội dung, phương thức lãnh đạo của cấp ủy địa phương đối với xây dựng, hoạt động KVPT trong từng trạng thái QP cụ thể.

Để thực hiện tốt việc quán triệt, tuyên truyền, giáo dục các chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước, các tỉnh ủy cần sử dụng linh hoạt nhiều nội dung, biện pháp nâng cao nhận thức cho toàn thể đảng bộ, chính quyền, LLVT và nhân dân trong tỉnh về nhiệm vụ xây dựng KVPT từ đó phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự lực tự cường, chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành, mọi lực lượng tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng địa phương thành KVPT vững chắc.

61

Quán triệt tinh thần tích cực, chủ động “giữ nước từ khi nước chưa nguy”, lo giữ nước, chuẩn bị cho công cuộc giữ nước ngay từ khi thời bình; xây dựng tỉnh thành KVPT vững chắc là cụ thể hóa Chiến lược bảo vệ Tổ quốc ở địa phương. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, các tỉnh ủy ra nghị quyết, chỉ thị xác định nhiệm vụ, kế hoạch xây dựng KVPT sát đúng với tình hình thực tiễn và có lộ trình, bước đi phù hợp với trình độ phát triển KT - XH của địa phương, phát huy cao nhất tiềm năng, thế mạnh đồng thời khắc phục được những khó khăn, thách thức của địa phương trong xây dựng KVPT.

Hai là, tỉnh ủy lãnh đạo xây dựng các tiềm lực chính trị, kinh tế, khoa học - công nghệ nhằm nâng cao năng lực tổng hợp của khu vực phòng thủ.

Lãnh đạo xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần, là nội dung quan

trọng hàng đầu, giữ vai trò là nền tảng, nhằm tạo ra cái gốc, cái nền vững chắc để lãnh đạo xây dựng các mặt, các lĩnh vực, mọi tiềm lực và các thành phần trong thế trận của khu vực phòng thủ. Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo xây dựng tổ chức đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và đội ngũ cán bộ các cấp vững mạnh, đủ sức lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành và tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT - XH, củng cố QP, AN và xây dựng KVPT. Đẩy mạnh công tác giáo dục QP và bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho các đối tượng; lãnh đạo tổ chức tốt các hoạt động thi đua yêu nước, công tác thông tin tuyên truyền, thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước; thực hiện các hoạt động ngoại giao nhân dân, đối ngoại quân sự theo đúng đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng đối nhất là ở các tỉnh có đường biên giới trên bộ, trên biển như: Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình...

Lãnh đạo xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần phải hướng đến xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, trong đó chú ý tiến hành đồng bộ cả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác tổ chức và công tác chính sách. Bằng

nhiều hình thức, biện pháp làm cho mọi cấp, mọi ngành và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về công tác QP, AN, xây dựng và hoạt động của KVPT, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống cách mạng của đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương; hiểu rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, những nguy cơ nội sinh trong nội bộ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương mà kẻ địch có thể khai thác, lợi dụng... trên cơ sở đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm, niềm tin của dân đối với Đảng, tin vào con đường đi lên CHXH, tin vào sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền, tích cực thực hiện thắng lợi đường lối QPTD, đường lối chiến tranh nhân dân, chủ trương xây dựng KVPT của Đảng và Nhà nước, nỗ lực phấn đấu xây dựng KVPT ngày càng vững chắc.

Lãnh đạo xây dựng tiềm lực kinh tế là nội dung giữ vị trí then chốt

trong lãnh đạo xây dựng các tiềm lực của KVPT. Bởi lẽ, nền KT phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện sẽ trực tiếp tạo ra sức mạnh vật chất, tinh thần cho xây dựng và hoạt động của KVPT; KT kém phát triển, người dân nghèo đói thì không thể có ổn định chính trị - xã hội; nguồn thu hạn chế do vậy không thể huy động được cao nhất nhân lực, tài lực cho nhiệm vụ QP, QS nói chung và xây dựng KVPT nói riêng.

Lãnh đạo xây dựng tiềm lực KT của KVPT tỉnh phải quán triệt chủ trương, định hướng phát triển KT - XH của Đảng, chiến lược phát triển KT - XH của đất nước và các chương trình phát triển KT - XH của Chính phủ; thực hiện “Lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc phối hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng – an ninh; mỗi bước phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương là bước tích lũy, đầu tư cho quốc phòng, an ninh khu vực phòng thủ” [104, tr.3]. Lãnh đạo triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án phát triển KT - XH, quy hoạch dân cư, xây dựng nông thôn mới, các khu KT, khu công nghiệp, khu KT - QP của địa phương trong từng thời

63

kỳ gắn với yêu cầu củng cố QP, AN nhất là trên các hướng biên giới, biển, đảo; phải bảo đảm thống nhất, đồng bộ với phương án xây dựng thế trận quân sự và xây dựng lực lượng của KVPT. Lãnh đạo phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực; phát triển sản xuất đồng bộ cả công, nông, lâm, ngư nghiệp và du lịch, dịch vụ, y tế…; đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH và xây dựng thế trận KVPT. Lãnh đạo chặt chẽ công tác quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật của nền KT quốc dân theo đúng các quy định của pháp luật. Song song với quá trình lãnh đạo phát triển sản xuất làm giàu cho đất nước, cho từng địa phương và tăng thu nhập cho người lao động, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân là quá trình các tỉnh ủy thực hiện và hoàn thiện cơ chế huy động tiềm lực, sức mạnh KT - XH cho nhiệm vụ QP, AN và xây dựng KVPT.

Lãnh đạo xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ trong KVPT là nội dung hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trên thế giới và những thuận lợi cũng như khó khăn, thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với nước ta hiện nay. Để thực hiện tốt nội dung này, các tỉnh ủy chú trọng lãnh đạo xây dựng các kế hoạch, quy hoạch phát triển khoa học công nghệ; tập trung các nguồn lực của địa phương trong đầu tư cho việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển KT - XH gắn với phục vụ nhiệm vụ QP, AN và nâng cao trình độ, năng lực khoa học công nghệ cho các lực lượng trong KVPT; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút trọng dụng nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ; huy động các nguồn lực, tiềm năng sẵn có của địa phương đồng thời tranh thủ tối đa những thời cơ thuận lợi để chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế để đi tắt, đón đầu, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại của thế giới trong xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học – công

nghệ của KVPT. Quan tâm đầu tư ngân sách hợp lý cho công tác nghiên cứu khoa học nghệ thuật quân sự, khoa học XH và nhân văn quân sự và những quan điểm, tư duy mới về QP, AN của Đảng, Nhà nước để cụ thể hóa thành các kế hoạch, định hướng phát triển KT, củng cố QP, AN của địa phương.

Ba là, tỉnh ủy lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang và thế trận quân sự của khu vực phòng thủ vững mạnh toàn diện.

Lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang của KVPT vững mạnh toàn

diện, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu. Chú trọng xây dựng đảng bộ các cơ quan quân sự, công an, biên phòng (các tỉnh có bộ đội biên phòng) trong sạch vững mạnh, đủ năng lực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, hướng dẫn các cơ quan, ban ngành tổ chức thực hiện nhiệm vụ QP, AN và lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị thuộc quyền hoàn thành tốt nhiệm vụ trong xây dựng, hoạt động của KVPT. Lãnh đạo xây dựng các đơn vị bộ đội địa phương cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ rộng khắp, lực lượng dự bị động viên vững mạnh có số lượng hợp lý, tổ chức biên chế phù hợp, chất lượng cao, nhất là chất lượng chính trị, luôn bảo đảm tăng cường và giữ vững sự lãnh đạo của chi bộ, đảng bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của KVPT trong cả thời bình và thời chiến. Ở các tỉnh có đường biên giới trên bộ, trên biển, các tỉnh ủy quan tâm lãnh đạo xây dựng bộ đội biên phòng vững mạnh, làm nòng cốt trong bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo, giữ gìn AN, trật tự, xây dựng cơ sở chính trị và giúp đỡ nhân dân khu vực biên giới khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Xây dựng lực lượng công an cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt, chuyên trách trong bảo vệ, giữ gìn ANCT, TTATXH ở địa phương; đấu tranh với các loại tội phạm; ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch; làm tốt việc phối hợp với cơ quan quân sự trong công tác tham mưu và tham gia xây dựng KVPT.

120

Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; thường xuyên làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong xây dựng và hoạt động KVPT

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát là bài học không mới, nhưng có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho các nội dung, phương thức, cơ chế lãnh đạo của cấp ủy địa phương trong xây dựng KVPT được thực hiện nghiêm túc, triệt để và vận hành thông suốt, hiệu quả. Kiểm tra, giảm sát phải tiến hành thường xuyên, ở mọi khâu, mọi bước, mọi mặt hoạt động; kết hợp chặt chẽ giữa kiểm tra, giám sát của Trung ương, kiểm tra giám sát chuyên ngành và kiểm tra giám sát ở địa phương để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục, xử lý nghiêm những tồn tại, hạn chế, sai phạm; nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công tác của các cấp, các ngành, các lực lượng trong xây dựng, hoạt động KVPT.

Xây dựng KVPT là vấn đề lớn, nhiều nội dung còn mới, được tiến hành trong sự vận động không ngừng và sự tác động của thực tiễn thế giới, trong nước, địa phương. Do đó trong quá trình lãnh đạo và tổ chức thực hiện cần làm tốt công tác sơ kết, tổng kết để đánh giá đúng thực trạng lãnh đạo xây dựng KVPT ở địa phương, chỉ ra những ưu điểm cần phát huy; hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục; những vướng mắc, các vấn đề nảy sinh và biện pháp giải quyết. Từ đó rút ra những kinh nghiệm, từng bước bổ sung, hoàn chỉnh nội dung, phương thức lãnh đạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng KVPT ở địa phương.

Tiểu kết chương 3

Với thái độ khách quan, trung thực, thông qua nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế ở các tỉnh ĐBSH và tham khảo các văn kiện, báo cáo, tổng kết của các cơ quan, đơn vị có liên quan ở Trung ương, các quân khu 1, 2, 3 cũng như ở địa phương cho thấy, trong những năm qua, nhiệm vụ xây dựng địa phương thành KVPT vững chắc được các tỉnh ủy ở ĐBSH quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc; nhận thức, trách nhiệm của các

cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về xây dựng KVPT ngày càng có chuyển biến tích cực. Vai trò lãnh đạo của cấp ủy địa phương ngày càng được giữ vững; nội dung, phương thức, cơ chế lãnh đạo thường xuyên được đổi mới, bổ sung, hoàn thiện; các tiềm lực, lực lượng và thế trận trong KVPT được củng cố, tăng cường; chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, khả năng sẵn sàng chiến đấu của LLVT ngày càng được nâng lên; giữ vững ANCT, TTATXH, tạo môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển địa phương, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Tuy nhiên, sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSH về xây dựng KVPT thời gian qua vẫn còn những hạn chế, bất cập. Năng lực lãnh đạo của một số cấp ủy còn hạn chế; nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân về xây dựng KVPT còn giản đơn, chưa đầy đủ; kết hợp giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ có lúc, có nơi chưa thật tốt; việc xây dựng thế trận, nhất là “thế trận lòng dân” trong KVPT có mặt chưa vững chắc; chất lượng hoạt động của một số tổ chức, lực lượng còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng KVPT trong tình hình mới.

Thực trạng lãnh đạo xây dựng KVPT của các tỉnh ủy ở ĐBSH xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay (Trang 65 - 93)