Những khó khăn, thách thức

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay (Trang 96 - 104)

Một là, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp đặt ra

yêu cầu mới trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng KVPT

Trong những năm tới, xu thế chủ đạo trong sự vận động của thế giới, khu vực vẫn là hòa bình, hợp tác và phát triển, nhưng xung đột sắc tộc, tôn giáo, sự tranh giành ảnh hưởng trên các địa bàn chiến lược của các nước lớn, tranh chấp chủ quyền, biển đảo, tài nguyên… tiếp tục diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ. Làn sóng “mùa xuân Ả rập”, “cách mạng màu” gắn với “chiến tranh ủy nhiệm” do Mỹ và phương Tây

126

đứng sau chỉ đạo, tuyên truyền, kích động. Trong khu vực, tuy Trung Quốc đang ra sức tuyên truyền “chiến lược phát triển hòa bình” nhưng xu hướng chủ nghĩa dân tộc cực đoan và những toan tính thực dụng, dùng KT đổi lấy sự ủng hộ, sự phụ thuộc về chính trị; đặc biệt những tuyên bố và đòi hỏi phi lý kết hợp với những hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông, biển Hoa Đông đang gây nên những điểm nóng trong khu vực, nhất là đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và thềm lục địa, vùng đặc quyền KT của Việt Nam.

“Kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng và có thể còn kéo dài do tác động của đại dịch Covid-19” [78, tr.106]. Môi trường AN thế giới phức tạp do sự đan xen của các mối đe dọa AN truyền thống và phi truyền thống, trong đó các thách thức AN phi truyền thống đang trở thành những tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự an nguy của đất nước. Nếu có sự sai lầm trong xử lý các tình huống AN phi truyền thống có thể thành những đốm lửa nhanh chóng lan rộng, uy hiếp đến độc lập dân tộc, sự tồn vong của chế độ ngay trong thời bình hoặc có thể chuyển hóa thành thách thức AN truyền thống để các thế lực thù địch lợi dụng can thiệp, gây xung đột vũ trang, tiến hành chiến tranh xâm lược. Đồng thời, sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn đến những hình thức tác chiến mới như sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), vũ khí sinh học, tác chiến trên không gian mạng… Điều đó đặt ra những yêu cầu ngày càng cao hơn, đòi hỏi tầm nhìn chiến lược, sự tỉnh táo, linh hoạt trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành theo phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” của các tỉnh ủy, chính quyền tỉnh trong xử lý các tình huống QP, AN, xây dựng và hoạt động của KVPT.

Hai là, sự chống phá của các thế lực thù địch ngày càng quyết liệt, tinh

vi và thâm độc, xảo quyệt hơn

Trong những năm tới, các thế lực thù địch đẩy mạnh chống phá cách mạng nước ta bằng chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ với âm

mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt và nham hiểm hơn. Chúng đẩy mạnh can dự vào các lĩnh vực KT, chính trị, VH, XH, nhất là ở các địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc, đồng bào theo đạo với các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo” để chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong quản lý KT - XH, nhất là quản lý đất đai, tài nguyên môi trường để tạo cớ kích động các phần tử bất mãn, tiêu cực, chống đối, lôi kéo nhân dân biểu tình, nổi loạn như ở Tây Nguyên năm 2001, 2003; Mường Nhé năm 2010; Bình Thuận năm 2018; Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội năm 2019…

Trong chiến lược “diễn biến hoà bình”, các thế lực thù địch xác định lĩnh vực QP, AN và LLVT là một trong những mục tiêu trọng yếu để tập trung mũi nhọn chống phá nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lĩnh vực QP, AN và đối với LLVT, hạ thấp vai trò lãnh đạo của cấp ủy địa phương, “phi chính trị hoá” LLVT. Đây là cuộc đấu tranh “không khói súng”, không phân chiến tuyến, song rất quyết liệt, do đó cấp uỷ, chính quyền, HTCT, LLVT và nhân dân ở từng địa phương, nhất là ở địa bàn chiến lược, quan trọng như các tỉnh ở ĐBSH phải đề cao cảnh giác; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, tham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ QP, AN, xây dựng KVPT. Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phòng chống nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, tích cực phòng ngừa, sẵn sàng bảo vệ vững chắc địa phương trong mọi tình huống.

Ba là, tình hình KT - XH của đất nước đang đứng trước những khó

khăn, thách thức không thể xem nhẹ. Tác động của mặt trái KT thị trường đến mọi mặt đời sống XH ngày càng sâu sắc. Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đánh giá: “ ... Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, còn nhiều hạn chế, yếu kém, đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới do tác động của đại dịch

128

Covit-19 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra”, “... Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ cũng như những mâu thuẫn xã hội còn diễn biến phức tạp” [78, tr.107,108]; khoảng cách giàu - nghèo, phân hóa XH ngày càng tăng, đạo đức XH có mặt xuống cấp đáng lo ngại, làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Tình hình chính trị - XH ở một số địa bàn còn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định. Đây đang là những nhân tố tác động tiêu cực đến nhận thức, niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân và sự đồng thuận XH trong thực hiện công tác QP, QS địa phương và xây dựng KVPT.

Bốn là, trong thời gian tới, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ QP, AN và xây

dựng KVPT ở các tỉnh ĐBSH còn có những khó khăn, phức tạp

Mặc dù trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ QP, AN và xây dựng KVPT ở ĐBSH thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, trong thời gian tới cũng còn nhiều khó khăn, thách thức không thể xem nhẹ. Đó là nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả một số tỉnh ủy viên về nhiệm vụ xây dựng KVPT, về mối quan hệ giữa phát triển KT với củng cố QP, AN, còn có biểu hiện tuyệt đối hóa KT, coi nhẹ yếu tố QP, AN; chưa chú trọng đầu tư đúng mức cho việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, xây dựng các tiềm lực, lực lượng và thế trận trong KVPT. Xu thế phát triển ngày càng phức tạp của vấn đề dân tộc, tôn giáo đang tác động đến “thế trận lòng dân” ở từng địa bàn, địa phương. Quản lý lực lượng DQTV, DBĐV còn gặp nhiều khó khăn do dịch chuyển lao động giữa các vùng, nhất là đối với các tỉnh có tỉ trọng nông nghiệp cao như: Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình... Trong khi đó, Hệ thống chính trị, đặc biệt là ở cơ sở còn bộc lộ không ít yếu kém, hạn chế trong quản lý, điều hành các lĩnh vực hoạt động, trong đó có lĩnh vực QP, AN và xây dựng KVPT ở địa phương.

Năm là, ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ

đến toàn bộ các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực QP, AN, xây dựng KVPT

Đại dịch Covid-19 khởi phát từ năm 2019 đến nay và được dự báo sẽ còn tiếp tục kéo dài trong những năm tới. Những tác động của nó hết sức nặng nề đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Đối với nước ta, mặc dù công tác phòng, chống dịch bước đầu đã thu được những thành quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch này vẫn hết sức nặng nề, đặt ra những thách thức chưa từng có tiền lệ đối với nền kinh tế và tất cả các ngành, lĩnh vực, khu vực, đối tượng trong đó có lĩnh vực QP, AN, xây dựng KVPT nhất là trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và quản lý, sử dụng các cơ sở vật chất, vũ khí trang bị, phương tiện trong KVPT. Đối với các tỉnh ĐBSH là khu vực có mật độ dân cư đông, nhiều các khu công nghiệp, có cảng hàng không, đường biên giới trên bộ, trên biển... đang là một trong những địa bàn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất so với các khu vực khác trên cả nước. Điều đó đòi hỏi các tỉnh ủy và HTCT các địa phương phải có những chủ trương, giải pháp đúng đắn và sự cố gắng, nỗ lực vượt bậc để hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

4.1.2. Phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở

đồng bằng sông Hồng trong xây dựng khu vực phòng thủ đến năm 2030

4.1.2.1. Phương hướng chung

Trên cơ sở những yếu tố tác động và tình hình thực tiễn ở mỗi địa phương, phương hướng chung để tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng đối với xây dựng khu vực phòng thủ đến năm 2030 cần quán triệt Kết luận số 64-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị “Về đẩy

mạnh thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới” đó là: “Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức và tổ chức

130

thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết 28,... giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền, vai trò tham mưu của ban, ngành, đoàn thể các cấp, nòng cốt là cơ quan quân sự, công an, biên phòng trong xây dựng, hoạt động của khu vực phòng thủ” [16, tr.2]. Xây dựng các tỉnh ở ĐBSH thành KVPT vững chắc, “có tiềm lực và sức mạnh toàn diện, nhằm ngăn ngừa, làm thất bại âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình để phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”[11, tr.2]; phát huy vai trò nòng cốt trong công tác vận động nhân dân, phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, địch họa; xử lý có hiệu quả các tình huống về quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới, biển đảo, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc từng địa phương và toàn vùng trong mọi tình huống, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

4.1.2.2. Phương hướng cụ thể

Một là, tập trung lãnh đạo xây dựng KVPT về chính trị, chăm lo xây dựng “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc làm nền tảng để xây dựng các tiềm lực, lực lượng và thế trận trong KVPT.

Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; nâng cao nhận thức cho mọi tổ chức, mọi lực lượng về thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, yêu cầu, nhiệm vụ QP, AN và xây dựng KVPT của địa phương. Nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho các đối tượng, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành. Phấn đấu trong từng nhiệm kỳ cấp ủy và Hội đồng nhân dân có 100% cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị được bồi dưỡng kiến thức QP, AN theo phân cấp. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong xây dựng KVPT; tăng cường, củng cố lòng tin của nhân dân đối với cấp ủy đảng và chính quyền địa

phương, xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh trong KVPT, củng cố “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc.

Hai là, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các

cấp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, vai trò tham mưu và tổ chức thực hiện của các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương.

Hàng năm và trong từng giai đoạn, tỉnh ủy phải có các nghị quyết, chỉ thị lãnh đạo xây dựng, hoạt động KVPT, thông qua công tác tổ chức, cán bộ để triển khai thực hiện nghị quyết một cách kịp thời, hiệu quả; 100% hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân và các cơ quan, ban, ngành ở các cấp, các địa phương tổ chức quán triệt và xây dựng nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ.

Ba là, lãnh đạo đẩy mạnh phát triển KT - XH, nâng cao đời sống vật

chất, tinh thần của nhân dân và tăng tích lũy cho QP, AN; kết hợp chặt chẽ QP, AN với KT – XH, thực hiện tốt phương châm “mỗi bước phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương là bước tích lũy, đầu tư cho quốc phòng, an ninh khu vực phòng thủ”

Tận dụng mọi cơ hội, phát huy triệt để những tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển KT – XH, nâng cao đời sống nhân dân và từng bước tích lũy cho QP, AN, xây dựng KVPT. Phấn đấu tăng trưởng KT hàng năm đạt 110-115%. Trong quy hoạch tổng thể về KT - XH phải luôn gắn chặt với quy hoạch, xây dựng công trình phòng thủ, nhất là ở các KVPT then chốt, căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương, hậu cần, kỹ thuật. Thực hiện tốt việc bảo đảm ngân sách cho xây dựng và hoạt động của KVPT. Phấn đấu hàng năm dành khoảng 5-7% tổng chi ngân sách thường xuyên bảo đảm cho hoạt động QP và xây dựng KVPT. Ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng các công trình ở các khu vực, địa bàn trọng yếu trên tuyến biên giới, bờ biển, hải đảo, các nút giao thông quan trọng, các vị trí có giá trị về QP, QS, đáp ứng yêu cầu hoạt động của KVPT trong thời gian tới.

132

Bốn là, tích cực, chủ động rà soát, bổ sung phương án phòng chống thiên tai, địch họa. Trước mắt, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức, sử dụng lực lượng và cơ sở vật chất của KVPT trong phòng, chống đại dịch Covid-19; tiếp tục duy trì, tổ chức các chốt chặn ở khu vực biên giới, đường mòn, lối mở và trên biển, ngăn chặn kịp thời các hiện tượng nhập cảnh trái phép, thực hiện tốt nhiệm vụ cách ly, tham gia điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19, kịp thời cùng với các tổ chức, lực lượng tại địa phương đẩy lùi dịch bệnh, tạo môi trường an ninh, an toàn để phục hồi, phát triển KT – XH.

Năm là, đầu tư, huy động các nguồn lực cho nghiên cứu, phát triển, ứng

dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển KT - XH và nâng cao trình độ, năng lực khoa học và công nghệ cho các lực lượng trong KVPT. Chú trọng phát triển các công nghệ lưỡng dụng, ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử, trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới; xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo nhân lực, thu hút nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ phục vụ nhiệm vụ QP, AN.

Sáu là, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của LLVT

địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Xây dựng các đơn vị bộ đội địa phương, công an, bộ đội biên phòng vững mạnh toàn diện, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở; đoàn kết, chủ động phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ đủ sức hoàn thành nhiệm vụ. Xây dựng lực lượng DQTV vững mạnh, rộng khắp, chú trọng lực lượng cơ động, thường

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay (Trang 96 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)