Phân bố bệnh nhân theo phƣơng pháp điều trị

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp ở trẻ em (Trang 78 - 81)

X quang bụng

3.3.2.Phân bố bệnh nhân theo phƣơng pháp điều trị

A: Bn Lê Đức L; B: Bn Phạm Thanh

3.3.2.Phân bố bệnh nhân theo phƣơng pháp điều trị

Bảng 3.20. Phân bố bệnh nhân theo phương pháp điều trị

Kết quả điều trị n=89 % Thể nhẹ n= 64 Thể nặng n=25 p Điều trị ngoại Chung 14 15,8 5 9 0,001 Phẫu thuật 10 5 5

Chọc hút qua siêu âm 4 0 4

Điều trị nội Chung 75 84,2 59 16 Kháng sinh 76 85,4 51 25 0,01 Truyền dịch 69 77,5 44 25 0,002 Cho ăn sớm 20 22,5 20 0 0,002 Sonde dạ dày 27 30,3 10 17 0,001

Nhận xét:

- Điều trị nội đơn thuần 75 trường hợp chiếm tỷ lệ 84,2%.

- Điều trị can thiệp 14 trường hợp, chiếm 5,8 %. Có sự khác biệt về điều trị can thiệp giữa thể nặng và thể nhẹ, hầu như điều trị can thiệp ở thể nặng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Điều trị can thiệp bao gồm cả phẫu thuật và điều trị chọc hút dẫn lưu, riêng phẫu thuật chủ yếu giải quyết nguyên nhân, 5 trường hợp VTC thể nhẹ phẫu thuật trong đó 2 trường hợp u nang ống mật chủ, 2 trường hợp sỏi, 1 trường hợp sỏi mật, 1 trường hợp sỏi tụy, và 1 trường hợp polyp túi mật.

- Điều trị kháng sinh 76 trường hợp, chiếm tỷ lệ 85,4%. Có sự khác biệt về điều trị kháng sinh giữa thể nặng và thể nhẹ với p < 0,01.

- Điều trị truyền dịch 69 trường hợp, chiếm tỷ lệ 77,5%. Có sự khác biệt về điều trị truyền dịch giữa thể nặng và thể nhẹ, thể nặng điều trị truyền dịch nhiều hơn thể nhẹ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,002.

- Điều trị cho ăn sớm 20 trường hợp, chiếm tỷ lệ 22,5%. Có sự khác biệt về điều trị cho ăn sớm giữa thể nặng và thể nhẹ, thể nhẹ cho ăn sớm nhiều hơn thể nặng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,002.

- Điều trị đặt sonde dạ dày 27 trường hợp, chiếm tỷ lệ 30,3%. Có sự khác biệt về điều trị đặt sonde dạ dày giữa thể nặng và thể nhẹ, thể nặng sonde dạ dày nhiều hơn thể nhẹ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001.

Bảng 3.21. Kết quả điều trị và các biến chứng

Kết quả điều trị n % Thể nhẹ Thể nặng p

Kết quả điều

trị

Khỏi hoàn toàn 55 61,8 52 3 < 0,001

Khỏi có nguy cơ (biến chứng, tái phát) 18 20,3 2 16 < 0,001 Tái phát 12 13,4 8 4 > 0,05 Tử vong 1 1,1 0 1 Tổng số 89 65 24 Ngày điều trị TB: 11.2 ± 10.3 89 8.2 ± 6.0 18.8 ± 14.6 0,001

Nhận xét:

- Trong nghiên cứu kết quả điều trị khỏi hoàn toàn 55 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 61,8%, trong đó thể nhẹ là chủ yếu, so với thể nặng sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Khỏi có nguy cơ có biến chứng hay tái phát 18 bệnh nhân chiếm 20,3%, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thể nhẹ và thể nặng với p <0,001. Đặc biệt có 10 trường hợp tái phát với 12 lần điều trị trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ 13,4%, không có sự khác biệt giữa thể nhẹ và thể nặng.

- Trong nghiên cứu có 01 trường hợp tử vong, chiếm tỷ lệ 1,1%. Bệnh nhân tử vong trong bệnh cảnh suy chức năng đa cơ quan có tổn thương viêm tụy cấp. - Ngày điều trị trung bình: có sự khác biệt về ngày điều trị trung bình giữa thể nặng và thể nhẹ, thể nặng ngày điều trị trung bình là 18,8 ± 14,6, kéo dài hơn so với thể nhẹ là 8,2 ± 6,0, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001.

Bảng 3.22. Biến chứng tại chỗ và các cơ quan

Biến chứng n % Thể nhẹ n=64 Thể nặng n=25 p Các biến chứng tại chỗ Tổng số 17 19,1 0 17 0,001 áp xe tụy 5 0 5

U nang giả tụy 12 0 12

Biến chứng ở cơ quan và hệ thống Tổng số 38 42,6 17 21 0,001

Suy chức năng 1 cơ quan

19 15 4

Suy chức năng đa cơ quan (≥ 2)

19 2 17

Dịch ổ bụng 45 53,6 20 25 0,001

Nhận xét:

- Số bệnh nhân có biến chứng tại chỗ chiếm tỷ lệ 19,1%. Toàn bộ thể nặng có biến chứng tại chỗ, sự khác biệt so với thể nhẹ có ý nghĩa thống kê với p <0,001.

- Tương tự như vậy biến chứng suy chức năng 1 cơ quan gặp ở thể nhẹ là chủ yếu, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,002, suy chức năng nhiều cơ quan cũng như biến chứng dịch ổ bụng, gặp ở thể nặng là chủ yếu, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,001.

Hình 3.8. u nang giả tụy áp xe hoá,

Bệnh nhân Nguyễn Th, 12 tuổi, số nhập viện 47674/ 2004

Hình 3.9. u nang giả tụy áp xe hoá,

Bệnh nhân Nguyễn Thị Th, 10 tuổi, số nhập viện 14784/ 2003.

Bảng 3.23. Chỉ định điều trị ngoại

Điều trị ngoại n

Dẫn lưu dưới sự hướng dẫn của siêu âm

áp xe tụy 1

U Nang giả tụy 3

Phẫu thuật Điều trị nguyên nhân

(Sỏi tụy, Sỏi mật, U nang ống mật chủ)

4 Điều trị biến chứng U nang giả tụy 1

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp ở trẻ em (Trang 78 - 81)