Điều trị biến chứng viêm tụy cấp

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp ở trẻ em (Trang 42 - 45)

X quang bụng

1.11.5.Điều trị biến chứng viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp hoại tử [44]: Thông thường ổ hoại tử và hoại tử mỡ xung quanh tụy có thể tự lành trong một vài tuần với điều trị nội khoa đơn thuần. Nếu ổ hoại tử tiếp tục lan rộng hoặc nhiễm trùng thì cần phải Laparotomy, phẫu thuật dẫn lưu (necrosectomy) và điều trị kháng sinh [102], [103]. Điều trị hoại tử vô trùng của tụy thì đang còn tranh luận. Hầu hết bệnh nhân hoại tử vô trùng thường đáp ứng với điều trị nội khoa [44]. Tuy vậy, cần phải can thiệp ngoại khoa trong những trường hợp có phối hợp với suy chức năng các cơ quan [26] [37] [79] [111] [179].

Điều trị ổ hoại tử nhiễm trùng: Nhiễm trùng ổ hoại tử của tụy được chỉ định điều trị ngoại khoa [188]. Tỷ lệ tử vong của viêm tụy cấp hoại tử nhiễm trùng là cao hơn 30%, và > 80% tử vong trong trường hợp biến chứng nhiễm trùng huyết [27] [37] [84]. Điều trị nội khoa ở trường hợp viêm tụy cấp hoại tử nhiễm trùng có phối hợp với suy chức năng đa cơ quan thì tỷ lệ tử vong gần như 100%. Ngược lại phối hợp với điều trị ngoại khoa ở những trung tâm điều trị đặc biệt trong những trường hợp này thì tỷ lệ tử vong thấp còn 10-30% [84].

Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS: Acute Respiratory Distress Syndrome): Tuỳ mức độ tổn thương phổi mà có chỉ định phối hợp các liệu pháp điều trị khác nhau: liệu pháp oxy, hô hấp hỗ trợ, thở máy. Do phổi bị tổn thương lan toả, bệnh nhân có nguy cơ cao bị ARDS và có mối liên quan với cả 2 áp lực và thể tích trong qúa trình thở máy. Thể tích khí lưu thông < 10 mL/kg và áp lực đỉnh thở vào < 35cm H2O. Sử dụng kiểu thở áp lực dương để phòng ngừa xẹp phế nang và giảm FiO2 [33].

Suy thận cấp: Điều trị suy thận chủ yếu là điều trị hỗ trợ, bù dịch đầy đủ, thuốc lợi niệu, thẩm phân phúc mạc hoặc lọc thận theo dõi các chỉ số của máu và chỉ định lọc máu khi cần thiết.

Hạ huyết áp: Theo dõi huyết động học và điều trị hỗ trợ với truyền dịch tĩnh mạch cho đủ thể tích dịch lưu thông và sủ dụng thuốc co mạch (Inotropic) nếu cần thiết. Sử dụng các thuốc hỗ trợ tuần hoàn như fenilefrina, dopamina,

dolbutamida tuỳ từng trường hợp cụ thể.

- Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC: Disseminated intravascular coagulation): Tuỳ theo mức độ mà truyền tiểu cầu hay plasma, trong trường hợp bị huyết khối có thể chỉ định Heparin, cần có ý kiến của bác sỹ chuyên khoa huyết học [56].

- Bệnh chuyển hoá não: Điều trị hỗ trợ về huyết động và tránh sử dụng các thuốc làm tăng cảm giác.

- Dò ống tụy (Fistulae): ERCP là kỹ thuật tốt nhất để phát hiện ống tụy bị dậpvỡ và đặt ống sonde để dẫn lưu [64] [187].

- Dịch khu trú: Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng 50% dịch khu trú tự lành nhanh trong vòng 4 tuần. Về điều trị thì phương pháp dẫn lưu trong và ngoài là phương pháp được chọn lựa cho cả 2 biến chứng áp xe và u nang giả tụy.

Sơ đồ 1.8. Điều trị dịch khu trú (Uhl, Pancreatology 2002)

- U nang giả tụy: Những phương pháp điều trị bao gồm: Phẫu thuật, dẫn lưu qua nội soi, hoặc dẫn lưu dưới da dưới sự hướng dẫn của CT [11] [82] [189] [225] [235], Lựa chọn phương pháp ưu tiên là dẫn lưu, hạn chế phẫu thuật. Chọn lựa phương pháp dẫn lưu tối ưu cho bệnh nhân rất quan trọng, quyết định bởi bác sỹ chuyên khoa tiêu hoá, nội soi, bác sỹ X- quang, và phẫu thuật, nhằm giảm bớt yếu tố nguy cơ nhiễm trùng trong ổ bụng. Những u nang giả tụy chỉ có một ổ thì chỉ cần dẫn lưu dưới sự hướng dẫn của CT, hoặc đặt một dẫn lưu qua nội soi vào giữa u nang giả tụy và thành dạ dày [25] [225].

- áp xe tụy: Điều trị áp xe tụy cơ bản là phẫu thuật, dẫn lưu và điều trị kháng sinh. áp xe tụy không thể điều trị thành công bằng nội soi [37].

- Viêm tụy cấp cổ chƣớng: Là biến chứng của viêm tụy cấp do quá trình viêm dập vỡ ống tụy, dịch từ ống tụy tiết ra đi vào trong ổ bụng [158], theo

dÞch khu tró cÊp

Tù håi phôc U nang gi¶ tuþ hoÆc ¸p xe

DÉn l-u

Barker 2004, phối hợp điều trị Somatostatin và octreotide có thể có ích trong điều trị những trường hợp này [64].

- Biến chứng mạch máu: Chụp mạch máu giúp cho chúng ta cầm máu trong trường hợp xuất huyết, hoặc bít các giả phình động mạch (pseudoaneurym) [228].

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp ở trẻ em (Trang 42 - 45)