Nghiên cứu gía trị chẩn đoán của siêu âm trong viêm tụy cấp trẻ em

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp ở trẻ em (Trang 49 - 52)

X quang bụng

2.2.6.2.Nghiên cứu gía trị chẩn đoán của siêu âm trong viêm tụy cấp trẻ em

Bệnh nhân đau bụng cấp vào viện được làm siêu âm đánh giá

Bệnh nhân chẩn đoán viêm tụy cấp được kiểm tra hàng ngày với những trường hợp nặng, và 3 lần đối với bệnh nhẹ, lúc vào viện, sau điều trị 2-3 ngày và ra viện.

Kỹ thuật: Siêu âm bằng máy siêu âm Sigma 1 AC KONTRON của

hãng Siemen Pháp có ghi hình, thực hiện bởi Bác Sỹ chuyên khoa Siêu âm gan mật tại Khoa thăm dò chức năng Bệnh viện trung ương Huế.

 Phương tiện: Sử dụng đầu dò với tần số 3, 5MHz-5MHz để có thể xuyên sâu đến vùng tụy, với bệnh nhân gầy có thể sử dụng đầu dò 7, 5MHz để có thể khảo sát chi tiết hơn. Trẻ em thường dùng đầu dò 5MHz.

 Kỹ thuật: Mặt cắt siêu âm tụy chủ yếu cắt ngang và cắt dọc. điều quan trọng là phải xem được đủ các phần của tụy

Tƣ thế bệnh nhi và chuẩn bị :

 Tư thế: Bệnh nhân nằm ngửa, nghiêng phải hoặc nghiêng trái.

 Chuẩn bị: bệnh nhân nhịn ăn, cho uống nước nhiều. Nếu bụng chướng nhiều thì sẽ hoãn lại. Cần kiểm tra lại tụy bằng siêu âm nhiều lần để theo dõi diễn biến của điều trị. Bệnh nhân nằm ngửa hít vào sâu rồi thở ra mạnh cho đại tràng ngang ở trước tụy xẹp bớt, vì đầy hơi là trở ngại cho tia siêu âm xuyên qua, tiếp đến cho bệnh nhi nằm nghiêng ra sau và sang trái để dễ chọn cửa sổ âm ở gan

Tiêu chuẩn siêu âm chẩn đoán viêm tụy cấp [35] [61] [76].

 Tụy lớn toàn phần hay lớn từng phần đầu, thân, hoặc đuôi tụy.

 Bờ tụy thường mờ, không đều.

 Cấu trúc nhu mô tụy giảm âm, tăng âm, hỗn hợp hoặc bình thường.

 ống tụy giãn ? 2mm

Hình 2.1. Hình ảnh viêm tụy cấp tụy lớn, nhu mô tụy giảm âm ở bệnh nhân

3,5 tuổi [76]

Hình 2.2. Hình ảnh viêm tụy cấp, nhu

mô tụy giảm âm ở bệnh nhân không có triệu chứng đau bụng [76]

Tìm biến chứng dịch xuất tiết do viêm tụy cấp, dịch có thể đọng ở

quanh tụy, các khoang sau phúc mạc mà chủ yếu là khoang cạnh thận trước thận, khoang hậu cung mạc nối, các ngách trong ổ phúc mạc (hố lách, ngách gan thận, ngách đại tràng, túi cùng douglas), đọng dịch ở xa như xoang màng phổi, xoang màng tim, trung thất.

 Nang giả tụy: nang có vỏ bao bọc quanh nó, vỏ này có thể mỏng hoặc dày, dịch chứa bên trong có thể không đồng nhất, lắng cặn.

 áp xe tụy: hình ảnh siêu âm điển hình là ổ đọng dịch khu trú, dịch hồi âm, đặc biệt xuất hiện các loại bọt hơi do bôị nhiễm các loại vi khuẩn sinh khí.

 Ngoài ra siêu âm tụy có thể giúp tìm được nguyên nhân như sỏi đường mật tụy.

 Giun đũa: Có thể phát hiện qua siêu âm hình ảnh của giun đũa trong đường mật tụy do đặc trưng về hình thái học của nó. Về mặt hình thái học của giun đũa qua siêu âm theo tác giả O. Ibanez, PH Devred đã mô tả giống như hình ảnh đường ray sinh âm (image linénaire en rail), với lòng giảm âm nếu cắt theo trục dọc của giun đũa, và hình ảnh cocarde sinh âm ở giữa giảm âm trong mặt cắt ngang qua trục của giun; Điểm

khác biệt giữa giun đũa và sỏi là ở đây không có hình ảnh bóng lưng. Phân biệt giun trong đường mật và trong ống tụy, dựa vào mốc giải phẫu và cấu trúc của đường mật tụy cũng như các cơ quan kế cận qua siêu âm. Phân biệt giun đũa trong dạ dày với cấu trúc và vị trí của dạ dày so với tụy qua siêu âm

(A)

Giun đũa trong ruột cắt dọc (B) Trong ruột cắt ngang (C) Trong túi mật mặt cắt dọc (B) Trong ống mật chủ gây giãn đường mật mặt cắt dọc, nhiều đường song song tăng âm

Hình 2.3. Hình ảnh siêu âm giun đũa [190]

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp ở trẻ em (Trang 49 - 52)