Vài nét về lịch sử, địa lý của địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Địa Danh Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 28 - 30)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2.Vài nét về lịch sử, địa lý của địa bàn nghiên cứu

Hình 1.1: Bn đồ th xã Qung Yên – Tnh Qung Ninh

Như vậy, Quảng Ninh là một tỉnh vừa đa dạng về tự nhiên và con người. Từ những đặc điểm riêng biệt đó muốn nghiên cứu một cách đầy đủ thì chúng ta phải đi từng khía cạnh một và phải mang tính hệ thống chặt chẽ.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, bản khắc năm Chính Hòa 18 (1697): đời

Đinh, Lê, Quảng Yên thuộc trấn Triều Dương; đời Lý Thái Tổ năm Thuận Thiên thứ 14 (1023) đổi trấn Triều Dương thành châu Vĩnh An; đời Trần, vua Trần Thái Tông năm Thiên Ưng Chính Bình thứ 11 (1242) gọi châu Vĩnh An là lộ Hải Đông có tám huyện: Yên Bang, Chi Phong, Yên Lập, Yên Hưng, Tân An, Đại Độc, Vạn Ninh, Vân Đồn. Nhà Lê, đời đầu Thuận Thiên (1428)

gọi là Yên Bang (An Bang) thuộc Đông Đạo. Năm Quang Thuận (1460) đặt là An Bang Thừa Tuyên; từ năm Gia Thái đời vua Lê Thái Tông (1573 - 1577) vì kiêng húy nên đổi từ An Bang thành Yên Quảng, thị xã Quảng Yên thuộc Yên Quảng. Trấn Yên Quảng có một phủ (Hải Đông), sáu huyện (Chi Phong, Yên Hưng (thị xã Quảng Yên), Hoành Bồ, Thủy Đường, Kim Thành, (An Dương) và ba châu (Vạn Ninh, Vĩnh An,Vân Đồn). Năm 1802, vua Gia Long trả Kinh Môn Lệ vào trấn cũ Hải Dương; vẫn lấy một phủ Hải Đông làm trấn Yên Quảng. Trấn Yên Quảng còn một phủ (Hải Đông) trong đó có ba huyện (Yên Hưng, Hải Đông, Hoành Bồ) và ba châu (Tiên Yên, Vạn Ninh, Vân Đồn) với 16 tổng, 123 phường, phố, vạn, xóm.

Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) đổi trấn Quảng Yên thành tỉnh Quảng Yên. Tỉnh Quảng Yên thuộc loại nhỏ nên chung một quan tổng đốc với tỉnh Hải Dương, gọi là tổng đốc Hải Yên, quân đội thuộc quân thứ Hải Yên. Năm Minh Mạng thứ 17, đặt thêm phủ Sơn Định, bớt châu Vân Đồn. Thị xã Quảng Yên là toàn bộ diện tích của huyện Yên Hưng được đổi tên thành thị xã Quảng Yên vào năm 2011.

Thị Xã Quảng Yên là nằm ở ven biển phía Đông của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên 33. 191, 6 ha. Vị trí tọa độ từ 20º 02´ 09´´ độ vĩ

Bắc và 106 -45-30 đến 106-0-59 độ kinh đông. Phía bắc giáp thành phố Uông Bí và huyện Hoành Bồ. Phía nam Giáp đảo Cát Hải và cửa Nam Triệu. Phía

đông giáp thành phố Hạ Long. Phía tây giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố

Hải Phòng. Đơn vị hành chính gồm 11 phường: Tân An, Đông Mai, Quảng Yên, Hà An, Nam Hòa, Phong Cốc, Cộng Hòa, Yên Hải, Yên Giang, Phong Hải và 8 xã: Cẩm La, Hiệp Hòa, Hoàng Tân, Liên Hòa, Sông Khoai, Tiền An, Tiền Phong, Minh Thành.

Địa hình chủ yếu là đồng bằng và bãi bồi ven biển có xen lẫn đồi núi thấp của những dãy núi cánh cung Đông Triều chạy ra biển. Đất đồi núi có

diện tích 6.100ha, chiếm 15,3% diện tích thị xã Quảng Yên. Đất đồng bằng có diện tích 14.800ha, chiếm 44,6% diện tích đất đai.

Thị xã Quảng Yên có bờ biển dài hơn 30 km với nhiều cửa sông, bãi triều, vịnh là nơi trú ngụ của nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Đất bãi bồi ven sông gồm các loại đất mặn, đất cát có diện tích 12.300 ha, chiếm 37,1% diện tích, phân bố chủ yếu ở khu vực ven biển và cửa sông.

Thị xã Quảng Yên có có khí hậu đặc trưng của vùng ven biển miền bắc Việt Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 - 24 độ C.

Sông ngòi thị xã Quảng Yên khá dày đặc, hầu hết là chảy theo hướng tây bắc - đông nam rồi đổ ra biển qua các cửa sông. Lớn nhất là sông Bạch

Đằng với dòng chảy chính là 18 km.

Tài nguyên khoáng sản gồm có đá vôi, đất sét, cát sỏi xây dựng, than đá và tài nguyên rừng.

Theo số liệu thống kê 2012, dân số thị xã Quảng Yên l34284 người.

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Địa Danh Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 28 - 30)