Nhóm địa danh phản ánh hiện thực khách quan

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Địa Danh Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 64 - 77)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1.Nhóm địa danh phản ánh hiện thực khách quan

Nhóm ý nghĩa phản ánh hiện thực khách quan là nhóm có phương thức

định danh là phương thức tự tạo. Đặc tính chung của phương thức này là quan sát trực tiếp đối tượng để tìm ra những đặc điểm, tính chất của đối tượng và từ đó tìm ra những nét riêng nhất, có tính nổi cộm nhất đểđặt tên cho đối tượng. Tuy nhiên, nhóm địa danh phản ánh hiện thực khách quan khác với nhóm địa danh có ý nghĩa phản ánh tâm lý nguyện vọng của con người. Đó là sự quy chiếu của đối tượng được định danh với đối tượng khác có mối quan hệ gần gũi với đối tượng để đặt tên. Trường hợp này là người đặt tên đã dựa vào sự

tồn tại khách quan đểđặt tên cho đối tượng.

Ví dụ: núi Đá Xanh, đượng Sim... “đượng Sim” thực vật sống trên

đượng tất cả là cây sim. Khi đó, người định danh phải tôn trọng hiện thực khách quan, dựa vào thảm thực vật để đặt tên. Người đặt tên không thể

gọi là đượng Dừa hay đượng Khoai. Vì thực vật chiếm số lượng lớn là cây Sim chứ không phải là cây Khoai hay một loài cây khác. Nếu đặt tên là

đượng Khoai thì người định danh đã không phản ánh đúng hiện thực khách quan.

Để phân chia một cách cụ thể hơn về nhóm ý nghĩa phản ánh hiện thực khách quan, chúng tôi đã chia nhóm này thành hai tiểu nhóm và các trường nghĩa. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày một cách cơ bản về tiểu nhóm và các trường nghĩa thuộc nhóm địa danh vừa nêu.

a. Nhóm địa danh có ý nghĩa phn ánh đặc đim, tính cht ca bn thân đối tượng được định danh

Bng 3.2. S lượng địa danh thuc các trường nghĩa trong tiu nhóm phn ánh đặc đim, tính cht ca đối tượng địa danh TT Ký hiệu trường nghĩa Số lượng địa danh trong các loại hình Tổng cộng Tỷ lệ % Địa danh chỉđịa hình tự nhiên Địa danh hành chính Địa danh nhân văn 1 a1 6 2 3 11 7,1 2 a2 80 11 0 91 58,3 3 a3 1 0 5 6 3,95 4 a4 13 0 0 13 8,3 5 a5 0 1 0 1 0,6 6 a6 20 10 4 34 21,8

Đây là nhóm địa danh có số lượng lớn nhất với 6 trường nghĩa, phản ánh đối tượng, các đặc điểm khác nhau.

a1. Trường nghĩa chỉ tính chất, đặc điểm của đối tượng

Trường nghĩa này có 11 địa danh, chiếm 7,1%, thuộc các loại hình đối tượng khác nhau. Trường nghĩa này có cách định danh là dựa vào bản chất bên trong đối tượng của đối tượng được định danh. Cách định danh này cũng tương đối phổ biến, nhất là các đối tượng địa lý tự nhiên. Vì đối tượng địa lý tư nhiên đều mang trong mình một tính chất, một đặc tính riêng biệt so với các đối tượng khác.

lụa là một loại vải mềm mỏng, khê tức là khe. Cách định danh như vậy là dựa vào tính chất dòng chảy của khe nước.

Lựng Thuồng Luồng là khu vực nước sâu và nguy hiểm

Như vậy, qua một số ví dụ trong trường nghĩa vừa nêu cho thấy, cách

định danh dựa vào tính chất đặc, điểm của đối tượng là cách định danh hoàn toàn có lý do chính đáng. Từ tên gọi những địa danh theo trường nghĩa trên cho ta thấy tính chất đa dạng và phong phú của con người và thiên nhiên nơi đây.

a2. Trường nghĩa phản ánh hình dáng của đối tượng

Trường nghĩa này có số lượng địa danh lớn, với 91 địa danh, chiếm 58,3%. Những địa danh này chủ yếu thuộc các đối tượng địa lý tự nhiên. Đây là cách thức định danh phổ biến rộng rãi khắp mọi nơi. Cách thức định danh này là do chủ thể định danh quan sát trực tiếp đối tượng để đặt tên cho đối tượng. Tên gọi trường nghĩa này là dùng sự vật này gọi tên cho sự vật kia dựa vào sự tương đồng nào đó giữa các sự vật. Để chứng minh điều đó chúng tôi sẽ dùng ví dụđể chứng minh cụ thể hơn.

Ví dụ: núi Con Lợn là con người nơi đây quan sát thế đất, hình dáng của núi có nhiều nét tương đồng như một con lợn nên đặt tên là núi Con Lợn. Hay núi Nấm Chiêng là một quả núi có hình dáng giống như cái Chiêng úp. Nhìn từ xa thấy rất rõ một mỏm núi nhô lên như cái núm của cái chiêng. Nhưng người dân gọi biến âm thành Nấm Chiêng.

Những vùng đất nhỏ như xứ đồng cũng có nhiều tên gọi được định danh theo hình dáng của chính đối tượng như; xứ đồng Con Nhạn vì hình dáng cánh đồng này giống như một con nhạn đang bay. Những ví dụ trên chỉ

mang tính điển hình, ngoài ra con rất nhiều những địa danh mang đặc tính của trường nghĩa này. Các trường nghĩa này không thấy sự xuất hiện của địa danh hành chính.

a3. Trường nghĩa phản ánh vật liệu làm nên đối tượng

Trường nghĩa này dùng chính chất liệu làm nên đối tượng đểđịnh danh cho đối tượng. Nếu cây cầu được làm bằng sắt thì cầu đó sẽ được gọi là cầu sắt. Hay cầu làm bằng gỗ hoặc đá sẽđược định danh là cầu gỗ, cầu đá.

Trường nghĩa này có số lượng là 6 địa danh, chiếm 3,95%. Ví dụ: cầu Đá, cống Bia Đá, quán Đá...

a4. Trường nghĩa phản ánh đối tượng của địa danh

Trường nghĩa này có 13 địa danh, chiếm 8,3%, phản ánh sự phức hợp nhiều yếu tố trong một đối tượng.

Ví dụ: Hà An 1, Hà An 2, Hà An 3... Tiền An 1, Tiền An 2... Những địa danh này chỉ xuất hiện ởđịa danh hành chính a5. Trường nghĩa phản ánh màu sắc của đối tượng

Trường nghĩa phản ánh màu sắc là căn cứ vào màu sắc bên ngoài của

đối tượng để gọi tên. Tuy nhiên trường nghĩa này có số lượng không nhiều, có 1 địa danh, chiếm 0,6%.

Ví dụ: tại sao lại có tên Núi Đá Xanh, định danh như vậy bởi vì núi đá vôi do có màu xanh nên căn cứ vào màu sắc bên ngoài của núi đá. Nên gọi là núi Đá Xanh. Cách định danh dựa vào đặc điểm bên trong bản thân đối tượng

đểđịnh danh.

a6. Trường nghĩa phản ánh thời gian tồn tại của đối tượng

Không chỉ có không gian mới ảnh hưởng đến địa danh, thời gian cũng là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình tạo hóa địa danh. Các đối tượng

địa lý, đơn vị dân cư không phải tạo ra và bất biến theo thời gian, mà một số địa danh có thể mất đi hoặc thay đổi, từđó tên gọi cũng thay đổi theo.

Trường nghĩa này có số lượng khá ít với 34 địa danh, chiếm 21,8%. Địa danh trong trường nghĩa này xuất hiện khi cái cũ mất đi hoặc cái mới ra đời.

La Khê và khu bãi cát vàng của làng Bùi Xá. Xã Hoàng Tân, Tân An thành lập sau xã Tiền An nên mang yếu tố Tân (mới). Hay các công trình xây dựng như: cống Mới, cầu Mới, chợ Mới.

b. Nhóm địa danh có ý nghĩa phn ánh mi liên h gia đối tượng

được định danh và các đối tượng liên quan

Như chúng ta đã biết, tất cả sự vật hiện tượng trong xã hội không tồn tại riêng lẻ mà chúng có mối quan hệ với nhất định, tác động qua lại lẫn nhau.

Địa danh là một phần của hệ thống địa lý, hệ thống địa lý cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy, khi nghiên cứu ý nghĩa địa danh ta có thể nghiên cứu mối liên hệ giữa địa danh và các đối tượng địa lý. Khi nghiên cứu mối liên hệ giữa đối tượng được định danh và các đối tượng liên quan ý nghĩa địa danh được chúng tôi thống kê trong bảng dưới đây.

Bng 3.3. S lượng địa danh thuc các trường nghĩa nhóm phn ánh mi liên h gia đối tượng được định danh và các đối tượng liên quan

TT

Ký hiệu trường

nghĩa

Số lượng địa danh trong các loại hình

Tổng Tỉ lệ % Loại hình địa danh chỉđịa hình tự nhiên Loại hình đơn vị hành chính Địa danh nhân văn 1 b1 12 14 7 33 13,8 2 b2 45 6 0 51 4,3 3 b3 34 5 66 106 44,4 4 b4 21 15 3 39 16,3 5 b5 6 3 1 10 4,2

b1. Trường nghĩa phản ánh tên người

Có thể nói đây là trường nghĩa có số lượng lớn, với 33 trường hợp, chiếm 13,8% địa danh. Những địa danh mang tên người rất đa dạng, chúng có

cả địa danh chỉ địa hình tự nhiên, địa danh chỉ đơn vị hành chính và địa danh nhân văn.

Ví dụ: địa danh nhân văn: đường Đinh Tiên Hoàng, đường Lê Lợi... các

đình, chùa như: đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà...

Địa danh chỉ địa hình tự nhiên như: lựng Chàng Xay, lựng Bà Mười, núi Võ Tướng, xứ đồng Hàn Sĩ, xứ đồng Hàn Bùi...

Những tên người được dùng đặt tên địa danh hành chính hay địa danh nhân văn là những nhân vật lịch sử, những người có công to lớn với người dân, làng xóm. Trong những nhân vật được đặt tên như: Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo có công lớn trong chiến thắng Bạch Đằng đẩy lùi quân xâm lược phương bắc. Địa danh “đầm Nhà Mạc” là nơi mà nhà Mạc có công khai hoang vùng đất này nên người dân tưởng nhớ công lao mà gọi tên là đầm Nhà Mạc. Hay sông đào Hồ Chí Minh là con sông do bác kêu gọi người dân đào sông phục vụ cho nông nghiêp nên đặt tên là sông đào Hồ Chí Minh.

b2. Trường nghĩa thực vật liên quan đến đối tượng

Trường nghĩa này có 51 địa danh, chiếm 22% tổng sốđịa danh, chủ yếu là các địa danh có liên quan đến đối tượng địa lý tự nhiên. Thị xã Quảng Yên là nơi có phương ngữ toàn dân nên tên gọi hệ thống thực vật rất quen thuộc và phổ biến trên toàn quốc. Cách định danh theo tên gọi thực vật ở Quảng Yên góp phần làm rõ hơn những thông tin về thực vật ở vùng đất nơi đây. Một số địa danh được gọi tên theo cỏ cây hoa lá như: đượng Sim là thảm thực vật mọc trên đượng chủ yếu là cây Sim nên được gọi là đượng Cây Sim. Đượng Cây Lim là trên đượng có một cây Lim rất to, các loại cây khác hầu như

không có, chỉ có cây Lim là điển hình nhất, nên được gọi là đượng Cây Lim. Cũng dựa vào các đặc điểm như vậy mà rất nhiều địa danh được đặt tên theo thực vật mọc trên vùng đất đó hoặc có liên quan tới vùng đất như: bãi Cây Thị, khe Gía, khe Dứa...

b3. Trường nghĩa phản ánh chỉ sự bao hàm hoặc có sự gần gũi nào đó về vị trí địa lý giữa các đối tượng.

Trường nghĩa này có nhiều loại hình đối tượng địa lý khác nhau, có số

lượng là 106 địa danh, chiếm 44,4% tổng sốđịa danh.

Những địa danh trong trường nghĩa này phản ánh sự gần gũi về vị trí

địa lý giữa các đối tượng như: khe Giá - hồ Khe Giá, đồi Cây Rộc - chợ Rộc,

đồi Cửa Tràng- xóm Cửa Tràng, núi Đanh - xóm Đanh, núi Méo - xóm Méo. Ví dụ: hồ Khe Giá là vì hồ này phần lớn là nước từ khe Giá chảy vào. Xóm Méo là xóm có diện tích trên một quả đồi có hình dáng không được tròn mà méo, và đã có tên là núi Méo. Từ đó, con người đã đối chiếu từ tên của núi sang tên của xóm. Để nhận biết nghĩa của chúng rất đơn giản, vì chúng thường lấy đối tượng bên cạnh thành tố chung đểđịnh danh.

Do sự gần gũi về địa lý, mà một số địa danh có sự bao hàm lẫn nhau như: đồi Rộc-xóm Chợ Rộc - rốc Chợ Rộc, đượng Bỏ Bụt - sông Bỏ Bụt - xứ đồng Bỏ Bụt. Những địa danh trong trường nghĩa này dùng phương thức định danh vay mượn. Tuy nhiên, có một địa danh có vai trò nghĩa gốc, sau đó nghĩa gốc này được vay mượn gọi cho nhiều đối tượng khác.

Ví dụ: đượng Bỏ Bụt- sông Bỏ Bụt- xứ đồng Bỏ Bụt có chung một yếu tố là Bỏ Bụt. Nhưng địa danh gốc là sông Bỏ Bụt, vì khi giặc pháp bắt người dân phá chùa vứt tượng tại con sông này nên sông Bỏ Bụt có nguồn gốc từ hành vi trên. Từ sông Bỏ Bụt mà các địa danh khác có cùng tên Bỏ

Bụt ra đời.

b4. Trường nghĩa phản ánh phương hướng vị trí của đối tượng

Trường nghĩa này phản ánh vị trí của đối tượng trong không gian có 39 trường hợp, chiếm 16,3%. Mỗi đối tượng tồn tại trong một không gian nhất

định. Khi định danh sự vật người ta lấy một vật nào đó làm trung tâm, thì việc xác lập định danh cũng chỉ mang tính tương đối, nó chỉ đúng trong hệ thống

của nó. Khi ra khỏi hệ thống thì phương hướng của đối tượng không còn giá trị.

Ví dụ: bến Quán Thượng, bến Dưới, bến Đông, bến Nam. Ở đây có Thượng (trên), Dưới, Đông, Nam tất cả lấy tổng Hà Nam là chuẩn để quy chiếu ra hướng cho từng đối tượng. Nhưng chúng chỉ đúng với vị trí ở tổng Hà Nam. Nếu không lấy tổng Hà Nam làm chuẩn mà lấy một số vị trí khác như Hải Phòng thì vị trí không còn chính xác nữa. Những địa danh gọi theo trường nghĩa thường là chỉ địa danh khu dân cư và đi cùng các từ như: đông, tây, nam, bắc, tả, hữu và trên, dưới, trong, ngoài, trái, phải.

Như vậy, cách định danh dựa vào vị trí địa lý của đối tượng rất phổ

biến, không chỉ ở Quảng Yên mà nhiều địa danh ở những địa phương khác cũng dùng cách định danh này để định danh sự và hiện tượng và cho nhiều

đối tượng địa lý khác nhau. Cái quan trọng nhất là muốn đạt tên địa danh theo phương hướng thì cần phải xác định vị trí và lấy một vật làm trung tâm để xác

định vị tri cho các vật khác.

b5. Trường nghĩa phản ánh những sự kiện lịch sử và không khí chính trị xã hội

Muốn nghiên cứu địa danh thì không thể tách rời lịch sử. Mà lịch sử là một phần để bằng chứng để nghiên cứu địa danh. Mỗi thời kỳ lịch sử, sự kiện lịch sử đã tạo ra những đối tượng địa lý, những địa danh mới. Khi đó địa danh là tấm bia ghi lại những sự kiện lịch sử.

Trường nghĩa phản ánh các sự kiện, biến cố lịch sử ở Quảng Yên không nhiều, chỉ có một số địa danh như: núi Thành, xóm Thành Dền, chợ Đồn, sông Bạch Đằng... Tổng cộng có 10 địa danh, chiếm 4,2%. Núi Thành, Thành Dền là ghi lại những trận đánh của ác liệt giữa quan thứ Hải Yến và quân lính tuần phủ Quảng Yên với bọn giặc biển Tạ Kim Phụng [27]. Nơi đây

núi Thành.

Như chúng ta đã biết, không khí hào hùng về chính trị - xã hội luôn luôn và không bao giờ tách rời địa danh. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ lịch sử có những biến cố khác nhau, nên các yếu tố chính trị - xã hội cũng có sự tác động nhất định tới địa danh. Do đó, yếu tố chính trị cũng có sự tác

động đến địa danh thị xã Quảng Yên.

Trong thời kỳ phong kiến đã để lại những địa danh mang màu sắc chính tri rõ nét như bãi cọc Bạch Đằng là bằng chứng cho những trận đánh oanh liệt của vua tôi người Việt.

Hình 3.1: Bãi cc Bch Đằng

Trong thời gian sau Cách mạng tháng Tám một số làng, xã mang những tên gọi phản ánh đậm nét chính trị - xã hội.

Ví dụ: xóm Thống Nhất

Những địa danh thuộc trường nghĩa này chủ yếu xảy ra ở loại hình địa danh hành chính. Số lượng địa danh phản ánh không khí chính trị - xã hội ở

thị xã Quảng Yên có số lượng rất ít.

3.3.2. Nhóm địa danh có ý nghĩa phản ánh tâm lý, nguyện vọng của chủ thểđịnh danh

Nhóm ý nghĩa này có 143 địa danh, với hai tiểu nhóm chính là: nhóm

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Địa Danh Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 64 - 77)