NGHĨA ĐỊA DANH VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH Ý NGHĨA

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Địa Danh Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 55 - 60)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1NGHĨA ĐỊA DANH VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH Ý NGHĨA

3.1.1. Vấn đề ý nghĩa địa danh

Ý nghĩa địa danh là vấn đề mà những nhà nghiên cứu luôn quan tâm sâu sắc, nó là nội dung vô cùng quan trọng của việc nghiên cứu địa danh, cũng là vấn đề đa dạng, phức tạp nhất khi nghiên cứu lĩnh vực này.

Địa danh là một bộ phận của từ vựng, nó mang đặc tính của ngôn ngữ. Về mặt cấu tạo từ, địa danh được coi là một từ hoặc cụm từ. Địa danh xuất phát từ vốn từ chung và có chức năng định danh, thế nên nó có chức năng biểu vật (chức năng biểu hiện ý nghĩa của tên gọi sự vật). Tuy nhiên, bản chất của ngôn ngữ mang tính võ đoán. Địa danh là bộ phận của ngôn ngữ suy ra

địa danh cũng mang trong mình tính võ đoán. Nhưng khi hệ thống đã hình thành, người ta chọn tên này hay tên kia, gọi cách này hay cách khác là có lý do riêng không còn mang tính ngẫu nhiên nữa. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Biểu vật theo lối miêu tả luôn biểu thị bản chất của sự vật hiện tượng, nó chỉ bị chi phối bởi nguyên tắc có tính lý do” [6, tr.31]. Như vậy, mỗi địa danh ra đời đều có một lý do riêng biệt. Lý do đó có thể phản ánh tâm tư tình cảm của con người với đối tượng đó. Hoặc phản ánh bản chất, đặc

điểm của đối tượng liên quan đến địa danh. Tất cả mọi yếu tố đó đều góp phần tạo nên ý nghĩa địa danh.

Ví dụ: đượng Bỏ Bụt là nơi khi giặc pháp xâm lược, rồi truyền giáo vào làng, bắt nhân dân mang tượng phật vứt đi. Đó là nơi bỏ tượng thì gọi là

Hay sông Rừng là căn cứ vào đặc điểm tự nhiên con sông hai bên là rừng

Đước và rừng Lim thì người dân đặt tên là sông Rừng.

Nhưng vấn đề ý nghĩa của địa danh cũng chỉ mang tính tương đối. Không nên tuyệt đối hóa vì:

Thứ nhất: địa danh ra đời gắn với sắc thái biểu cảm, tâm tư nguyện vọng của con người qua cách nhìn nhận của chủ thể địa danh chứ không phải sự

phản ánh đặc điểm hiện thực của đối tượng. Điều này được chứng minh cụ thể

như sau:

Ví dụ: Quảng Yên là địa danh phản ánh tâm tư tình cảm, nguyện vọng, mong ước của con người, chứ không xuất phát từ bản chất của địa danh. Quảng Yên tức là mong ước của con người về một vùng đất yên bình, còn thực tế đây là vùng đất có nhiều chiến tranh xảy ra.

Thứ hai: địa danh là sản phẩm của ngôn ngữ của một cộng đồng người nhất định, cùng một địa danh nhưng mỗi cộng đồng người có cách nhìn nhận khác nhau, cách định danh khác nhau. Địa danh không tự hình thành và bất biến mà luôn phát triển trong không gian và theo thời gian. Địa danh luôn gắn với quá trình phát triển của văn hóa. Mà văn hóa có sự đan xen nhiều đặc trưng của nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau và điều đó được thể hiện một phần thông qua địa danh. Qua đó cho ta thấy rằng ý nghĩa của địa danh không có giá trị tuyệt đối, đúng cho tất cả mọi thứ, mọi đối tượng, mọi khu vực, mọi thời kỳ lịch sử, mà chúng chỉ mang tính tương đối.

3.1.2. Phương pháp xác định ý nghĩa địa danh

Theo chúng tôi thống kê cho đến nay thì rất ít công trình nghiên cứu nào

đưa ra được một phương pháp cụ thể mang tính toàn diện về ý nghĩa địa danh. Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “...ý muốn làm sáng tỏ nguồn gốc của các từ tự nhiên và dễ hiểu. Nhưng nhiều khi sự giải thích này có tính chủ quan. Những người ít hiểu biết về ngôn ngữ học thường cho mọi trường hợp hài hòa

của các từ về âm đều là lý do của sự gần gũi của các từ về nghĩa và dựa vào

đó để giải thích nguồn gốc của chúng và sự giải thích từ nguyên không căn cứ

vào quy luật ngữ âm, sự biến đổi ngữ nghĩa, không chú ý đến thành phần ngữ

pháp và sự biến đổi của nó. Mà chỉ căn cứ vào sự giống nhau ngẫu nhiên về

mặt ngữ âm, gọi là từ nguyên học” [15, tr.24].

Quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp là đề cập đến từ nguyên trong hệ

thống từ vựng nói chung và địa danh là một phần trong đó, vì thực chất nghiên cứu ý nghĩa địa danh là nghiên cứu từ nguyên. Tuy nhiên, lật lại nguồn gốc, cứ liệu ngữ âm lịch sử của địa danh qua các thời kỳ để tìm hiểu ý nghĩa là một việc vô cùng khó khăn.

Điều này đã được Nguyễn Kiên Trường đề cập khi nghiên cứu về đặc

điểm địa danh Hải Phòng:

- Căn cứ vào ngữ nghĩa của từ nhưng có chú ý đến sự biến đổi của chung theo thời gian.

- Dùng phương pháp so sánh lịch sử để xác lập mối quan hệ ngữ âm của các đơn vị có liên quan (giữa địa danh và từ chung), từ đó phục nguyên lại dạng cổ của tên gọi trong những trường hợp có thể và cần thiết.

- Bám chắc vào địa bàn đang khảo sát, vận dụng các tri thức có trong các bộ môn khác (địa lý, lịch sử, dân tộc, khảo cổ, văn hóa dân gian…) [38, tr. 33].

Như vậy, có rất nhiều cách giải quyết khác nhau, nhưng mỗi giải pháp chúng lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi giải pháp của tác giả Nguyễn Kiên Trường đưa ra có tính thực tiễn, phù hợp với phương pháp nghiên cứu địa danh ở Việt Nam. Trên cơ sở vận dụng các giải pháp do Nguyễn Kiên Trường, cùng với thực tế địa danh thị xã Quảng Yên, chúng tôi cố gắng đưa ra những hướng giải quyết một cách hợp lý nhất để trình bày về vấn đề ý nghĩa địa danh thị xã Quảng Yên.

3.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ Ý NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ TRONG ĐỊA DANH THỊ XÃ QUẢNG YÊN

3.2.1. Phạm vi hiện thực mà địa danh phản ánh

Phạm vi mà địa danh phản ánh rất rộng lớn, bao gồm nhiều đối tượng khác nhau tồn tại trên cùng một địa bàn. Tuy nhiên, có sự trùng lặp, những nét tương đồng của các địa danh ở cùng một phạm vi mà nó phản ánh. Chúng ta có thể nhận thấy các đối tượng mà địa danh phản ánh rất rộng lớn, nhưng nội dung phản ánh chủ yếu hướng đến hai vấn đề:

Thứ nhất: phản ánh hiện thực “khách thể” tồn tại quanh con người với các đối tượng địa lý vô tri vô giác.

Thứ hai: phản ánh hiện thực trong tư duy, tâm tư tình cảm, ước nguyện của con người qua mỗi thời gian của lịch sử.

Theo tác giả A. V. Superaskaja đã phân chia địa danh thành ba loại lớn:

địa danh mô tả, địa danh ký hiệu, địa danh ước vọng. Đối với địa danh ký hiệu, tác giả cho rằng nó “Xác định những đối tượng nhất định nhưng không thông báo cho chúng ta tí gì về bản thân chúng”.

Đối với địa danh mô tả, có khả năng giúp con người nhận biết đối tượng bằng những thông tin về nghĩa.

Còn với địa danh ước vọng, “Địa danh ước vọng vốn dùng để thể hiện những ý tưởng cao quý mà thực tế nó không gắn liền với đối tượng địa lý”.

Qua đó, cho ta thấy những nét tương đồng trong phạm vi phản ánh hiện thực của địa danh trên thế giới và địa danh ở Việt Nam đều giống nhau.

3.2.2. Tính rõ ràng về ý nghĩa của các yếu tố trong địa danh

Như phần trên chúng tôi đã trình bày, sự phân loại địa danh thị xã Quảng Yên về nguồn gốc ngôn ngữ, từ đó cho ta thấy địa danh thị xã Quảng Yên thuộc các nhóm ngôn ngữ sau: nhóm địa danh thuần Việt, nhóm địa danh Hán Việt, nhóm địa danh hỗn hợp, nhóm địa danh chưa xác định được nguồn

gốc. Các nhóm địa danh có nguồn gốc khác nhau thì tính rõ ràng về nghĩa của các yếu tố cũng có sự khác biệt.

a. Hin tượng các yếu t rõ ràng v nghĩa

Những địa danh có nguồn gốc rõ ràng được xác định là có nguồn gốc thuần Việt và Hán Việt.

Các yếu tố có nguồn gốc Hán Việt có số lượng không nhỏ và phân bố đồng đều ở khắp mọi nơi. Điều đặc biệt là hầu hết tất cả tên xã phường đều có nguồn gốc Hán Việt. Các yếu tố này thể hiện cả tâm tư tình cảm, ước vọng của con người.

Ví dụ: xã Tiền An, phường Tân An, phường Hà An, phường Yên Giang, thị xã Quảng Yên.

Yên Giang: Yên là mong được yên bình. Giang là giang sơn xã tắc, đất nước. Như vậy Yên Giang là mong ước của vua tôi là: giang sơn đất nước

được yên bình.

Tiền An là một vùng đất đầu tiên ở khu vực đó có người đến sinh sống. Các yếu tố có nguồn gốc thuần Việt có sự rõ ràng về nghĩa. Những yếu tố có nguồn gốc thuần Việt thường biểu hiện tính chất cụ thể như: phản ánh

đặc điểm của đối tượng, sự vật, hiện tượng tồn tại trên, gần, có liên quan đến

đối tượng. Những địa danh có quan hệ bao hàm, gần gũi về hình dáng.

Ví dụ: núi Nấm Chiêng phản ánh hình dáng của núi giống như cái chiêng úp.

b. Hin tượng các yếu t chưa rõ ràng v nghĩa

Thị xã Quảng Yên có lịch sử phát triển rất lâu đời và dân cư các tỉnh

đồng bằng bắc bộ di cư tới trong suốt qua trình phát triển của lịch sử. Từ đó, ngôn ngữ cũng có sự pha trộn, biến động theo thời gian. Cho đến nay, rất nhiều từ không xác định được nghĩa hay không rõ ràng về nghĩa. Mà địa danh là một phần của từ vựng nên không ngoại lệ.

Điều này được chứng minh qua ví dụ như sau: núi Ịch để xác định nghĩa rất khó. Theo giải thích của người bản địa thì đầu tiên là núi Uỵch vì đây là vùng đất xa dân cư khi bị giặc đánh người dân chạy vào đây mệt quá nên ngồi xuống một cách mệt mỏi thì gọi là núi ụych. Sau này qua quá trình phát triển của lịch sử từ ụych phát âm khó quá nên người dân cải thành núi Ịch. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một trong nhiều cách lý giải khác nhau mà thôi.

Nhưng đối với những hiện tượng chưa rõ nghĩa ở thị xã Quảng Yên thì số lượng chiếm không nhiều. Chủ yếu là đối với những địa danh chỉ địa hình tự nhiên.

Từ những hiện tượng chưa rõ nghĩa đã phản ánh sựđa dạng và phức tạp trong quá trình sử dụng và biến đổi theo thời gian, sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trong quá trình tồn tại và phát triển của lịch sử.

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Địa Danh Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 55 - 60)