Vài nét khái quát về phức thể địa danh

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Địa Danh Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 36 - 37)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1.Vài nét khái quát về phức thể địa danh

Phức thể địa danh bao gồm hai bộ phận, chúng được phân biệt rõ ở hình thức chính tả: Bộ phận viết thường là danh từ chung, thường đứng trước tên riêng (địa danh).

Ví dụ: thôn Đồng Mát, sông Bạch Đằng, núi Nấm Chiêng, bến Đò Lá Bộ phận được viết hoa gọi là tên dùng để gọi địa danh cụ thể.

Ví dụ: cống Chợ Đông, đượng Bỏ Bụt, đượng Nhọ Nồi

Qua đó, ta thấy mỗi phức thể địa danh bao gồm hai thành tố: Thành tố

chung (A) và thành tố riêng (B). Thành tố chung là từ chỉ loại, thành tố riêng

để phân biệt giữa đối tượng địa lý này với đối tượng địa lý khác. Tuy nhiên thành tố chung không được coi là địa danh, không tham gia vào việc xác định cấu tạo địa danh, nhưng thành tố chung vẫn có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định thành tố riêng. Do trong một số trường hợp, việc xác định thành tố A hay thành tố B là địa danh rất khó. Trong một số trường hợp thì phải dựa vào thành tố A thì mới giải nghĩa được.

Ví dụ: Bến Dưới hay bến Dưới Sông Bỏ Bụt, đượng Bỏ Bụt Như vậy phức thểđịa danh là gì ?

Khi nghiên cứu về tên gọi của đối tượng này thì các nhà nghiên cứu lại có nhiều cách gọi khác nhau như: từ chung, yếu tố chung, danh từ chung, thành tố A, thành tố chung…

Khi đề cập vấn đề này, A. V. Superaskaja cho rằng: “...là những tên gọi chung liên kết với đối tượng địa lý với mọi vật khác của thế giới thực hiện,

chúng được diễn đạt bằng các danh từ chung vốn được dùng để gọi tên và để

xếp loại các đối tượng này kiểu có cùng đặc điểm nhất định”.

Lê Trung Hoa đưa ra nhận xét như sau: “Các địa danh ở Nam Bộ có một

đặc điểm nổi rõ rất dễ nhận thấy, đó là sự xuất hiện hàng loạt thành tố chung chẳng hạn Gò: gò Công, gò Vấp, gò Quan…; Cái: cái Răng, cái Mơn, cái Sắn…” [21, tr.69].

Theo Nguyễn Kiên Trường: “Như chúng ta đã biết, địa danh mang trong mình hai thông tin: A, đối tượng được gọi tên thuộc loại hình địa lý nào (đồi, sông, làng …) thể hiện qua ý nghĩa của danh từ chung; B, có nghĩa nào đó (phản ánh điều gì đó) thể hiện qua tên riêng (ví dụ làng Kênh Hữu vì ở bên phải của dòng sông) ”.

Còn theo Hoàng Tất Thắng: “Tên chung là tên gọi, thường gắn với một lớp đối tượng cùng loại, còn tên riêng là tên gọi cho một đối tượng cá biệt,

đơn nhất và xác định”.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất về phức thể địa danh như sau: phức thể địa danh là cụm từ gồm hai thành tố (thành tố A và thành tố B), trong đó mỗi thành tố có một vị trí, vai trò và chức năng xác định khác nhau.

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Địa Danh Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 36 - 37)