TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Địa Danh Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 88 - 101)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.5.TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Như chúng ta đã biết, ý nghĩa địa danh chỉ mang tính tương đối nhưng những đặc điểm mà chúng khắc họa nên có giá trị rất lớn không chỉ với những người nghiên cứu địa danh mà còn có ý nghĩa với các ngành khoa học khác như văn hóa, lịch sử, khảo cổ học... Thông qua cách phân chia hệ thống địa danh đã được khảo sát trên địa bàn thị xã Quảng Yên theo các trường nghĩa và ý nghĩa địa danh thị xã Quảng Yên đã được chúng tôi trình bày một cách khái quát nhất. Từ đó, phần nào cho thấy những đặc điểm về đời sống, văn hóa, tư duy và đặc điểm tự nhiên của người dân nơi đây. Qua đó, chúng tôi

đưa ra một số những nhận xét cơ bản như sau:

Địa danh của một vùng miền là bao gồm tất cả những yếu tố phản ánh về đặc điểm địa hình, tính chất địa hình và những đặc điểm văn hóa, tư duy, tâm tư tình cảm, nguyện vọng, ý nghĩ của con người tồn tại trên một địa bàn nhất

định. Từ đó, chúng tôi quyết định phân chia địa danh thành ba nhóm lớn là: a. Nhóm ý nghĩa phản ánh hiện thực khách quan về đối tượng.

b. Nhóm ý nghĩa phản ánh tư tưởng tình cảm, nguyện vọng của con người với địa danh.

c. Nhóm chưa xác định rõ được nghĩa. Tuy nhiên, những địa danh trong nhóm này có số lượng rất ít và không đáng kể.

Nhóm ý nghĩa phản ánh hiện thực khách quan về đối tượng, hay phản ánh quá trình tư duy của con người, khả năng quan sát hiện thực của con người Quảng Yên. Về khả năng quan sát hiện thực khách quan, tư duy của con người nơi đây không có gì khác biệt so với người Việt hay nhiều quốc gia khác. Con người nơi đây cũng quan sát những biểu hiện bên ngoài, những dấu hiệu bên ngoài của đối tượng như hình dáng, kích thước, màu sắc, vị trí... sau

đó được đưa vào địa danh. Tuy nhiên, trong cái chung luôn có những cái riêng, con người thị xã Quảng Yên cũng không ngoài quy luật đó. Từ đó, địa danh thị xã Quảng Yên cũng có những sự khác biệt so với các vùng miền khác. Theo sách Đại Nam Nhất Thống chí con người nơi đây “...tục ưa mạnh, ít văn học” [27] từ đó địa danh cũng phản ánh rất rõ nét tính cách của con người nơi đây.

Nhóm ý nghĩa phản ánh tâm tư, tình cảm, tâm lý nguyện vọng, những suy nghĩ của con người thị xã Quảng Yên không có gì khác biệt nhiều so với các vùng miền khác trong cả nước. Con người nơi đây cũng mong muốn về

một cuộc sống bình an, thịnh vượng, hướng tới cái thiện trong cuộc sống ...

điều này được khắc họa rõ nét trong hàng loạt các địa danh ở thị xã Quảng Yên. Những địa danh như: Yên Giang, Quảng Yên, Thống Nhất... và những tâm tư tình cảm ấy đều hướng đến cái thiện, mong ước một cuộc sống bình yên để xây dựng quê hương, đất nước ngày một tốt đẹp hơn.

Mỗi loại hình lại có một nhóm ý nghĩa khác nhau, trong đó, nhóm ý nghĩa phản ánh tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của con người xuất hiện chủ

hiên thực khách quan chủ yếu xuất hiện ở địa danh chỉ địa hình tự nhiên. Ngôn ngữ thể hiện trong các nhóm cũng có sự khác biệt. Địa danh chỉ địa hình tự nhiên chủ yếu dùng từ ngữ thuần Việt, địa danh hành chính và địa danh nhân văn lại sử dụng từ ngữ có nguồn gốc Hán Việt là chủ yếu.

Địa danh là một bức tranh sống để biểu thị văn hóa, và địa danh thị xã Quảng Yên cũng không ngoài quy luật đó. Địa danh phản ánh cảnh quan, con người, cảnh vật. Văn hóa được phản ánh thông qua địa danh được chia làm hai loại cơ bản là: văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.

KẾT LUẬN

Từ việc đi khảo sát, mô tả, thống kê, phân tích các địa danh thị xã Quảng Yên chúng tôi đi đến những kết luận sau:

Quảng Yên là một vùng đất có lịch sử phát triển rất lâu đời và có truyền thống chống giặc ngoại xâm. Dân cư Quảng Yên chủ yếu di cư từ các tỉnh

đồng bằng sông Hồng qua các năm tháng của lịch sử. Từ đó, khi nghiên cứu

địa danh thị xã Quảng Yên góp một phần làm sáng tỏ những vấn đề như: địa danh- văn hóa, địa danh- lịch sử...

Từ kết quả thống kê và phân loại địa danh đã phản ánh rất rõ nét cảnh quan thị xã Quảng Yên, nơi đây có loại hình và đối tượng địa lý được địa danh phản ánh rất đa dạng và phong phú. Địa danh Quảng Yên chủ yếu có nguồn gốc thuần Việt và Hán - Việt, những địa danh có nguồn gốc khác và không rõ nguồn gốc nhưng số lượng rất nhỏ. Địa danh Quảng Yên có sự khác biệt so với các vùng miền khác là không có địa danh nào có nguồn gốc dân tộc thiểu số. Điều này cho ta thấy về lịch sử dân cư có sự thống nhất tuyệt đối là người kinh (từ sau chiến tranh Biên giới có một bộ phận nhỏ người Hoa sinh sống ởđây nhưng số lượng chi còn vài chuc hộ). Từ đó, văn hóa cũng có sự thống nhất, văn hóa mang đậm văn hóa đồng bằng bắc bộ, văn hóa người Kinh, không có văn hóa dân tộc thiểu số. Như vậy, có thể coi đây là những

đặc điểm riêng của Quảng Yên so với các vùng khác.

Mỗi phức thể địa danh luôn luôn có hai bộ phận, thành tố chung và thành tố riêng. Trong đó, hai bộ phận luôn tồn tại song hành và chúng có quan hệ tác động qua lại với nhau theo quan hệ cái hạn định và cái được hạn định. Thành tố chung là cái được hạn định, thành tố riêng là cái hạn định.

Theo kết quả thống kê của chúng tôi, thành tố chung của thị xã Quảng Yên có sự tương đồng với thành tố chung ở các vùng miền khác trong cả

nước. Thành tố chung Quảng Yên mang tính phổ biến, từ ngữ dùng từ toàn dân, ít có phương ngữ.

Ngôn ngữ mang tính võ đoán, địa danh là một phần của ngôn ngữ suy ra địa danh cũng có tính võ đoán. Tuy nhiên, khi dịa danh đã hình thành một hệ thống thì một địa danh ra đời đều có một ý nghĩa, một lý do riêng biệt. Theo chúng tôi ý nghĩa địa danh thị xã Quảng Yên được chia làm hai loại lớn là phản ánh hiện thực khách quan và phản ánh tư tưởng, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người dân.

Những địa danh có nguồn gốc khác nhau có ý nghĩa phản ánh khác nhau. Địa danh có nguồn gốc thuần Việt thường dùng cho địa danh chỉ địa hình tự nhiên mang tính biểu đạt trực quan sinh động. Địa danh có nguồn gốc Hán – Việt lại được dùng nhiều trong địa danh hành chính và địa danh nhân văn.

Theo chúng tôi, địa danh thị xã Quảng Yên mang đậm dấu ấn của các di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Thông qua địa danh chúng ta có thể thấy được những yếu tố như đặc điểm địa lý, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng... trong cộng đồng dân cư nơi đây, điều này được khắc họa rõ nét trong địa danh.

Văn hóa Quảng Yên mang đậm văn hóa bắc bộ vì dân cư Quảng Yên phần lớn có nguồn gốc từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

Qua nghiên cứu địa danh thị xã Quảng Yên, luận văn chúng tôi đã phần nào phản ánh được những vấn đề như: kinh tế, chính trị, xã hội, dân cư và văn hóa của vùng đất có truyền thống chống giặc ngoại xâm. Thông qua luận văn, những kết quả thu được, chúng tôi hy vọng góp một phần vào việc nghiên cứu

địa danh trên phạm vi tỉnh Quảng Ninh và cả Việt Nam. Từ kết quả này, có thể mở rộng và phát triển kinh tế theo hướng du lịch lịch sử, du lịch tâm linh tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đào Duy Anh (1932), Hán Việt từđiển, Nxb nhà In Báo Tiếng Dân. [2] Dương Văn An (1997), Ô châu cận lục (bản dịch nghĩa của Viện nghiên

cứu Hán Nôm), Nxb Khoa học Xã hội.

[3] Nguyễn Văn Âu (1993), Địa danh Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [4] Nguyễn Văn Âu (2000), Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội.

[5] Hoàng thị Châu (1967), “Về việc tìm sử liệu trong ngôn ngữ dân tộc”,

Nghiên cứu lịch sử, (số 100).

[6] Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngôn ngữ học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [7] Đỗ Hữu Châu (1998), Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

[8] Mai Ngọc Chừ (1999), Văn hóa Đông Nam Á, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[9] Lê Hồng Chương (2007), T điển đơn vị hành chính Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa Việt Nam.

[10] Nguyễn Ngọc Chinh (2014), “Xây dựng mô hình và đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển di tích lịch sử văn hóa Quảng Nam- Đà Nẵng để phát triển du lịch”, Đề tài KH & CN cấp Bộ, Mã số B2010 – ĐN 01 – 23, ĐH Đà Nẵng.

[11] Vũ Quang Dũng (2004), Tên làng xã Việt Nam nơi bảo lưu những yếu tố ngôn ngữ, lịch sử và văn hóa, Nxb Khoa học xã hội.

[12] Pham Xuân Đạm (2005), Khảo sát địa danh Nghệ An, Luận án Tiến sĩ

Ngữ văn, trường Đại học Vinh.

[13] Phạm Trọng Điềm dịch, Đào Duy Anh hiệu đính (2006), Đại Nam nhất thống chí, Nxb Thuận Hóa Huế.

[14] Lê Quý Đôn (1974), Vân đài loại ngữ, Trần Văn Giáp dịch và khảo thích, Nxb Văn hóa, Viện Văn học Việt Nam.

[15] Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[16] Lê Trung Hoa (1991), Địa danh thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[17] Lê Trung Hoa (2000), “Nghĩ về công việc của người nghiên cứu địa danh”, Tạp chí ngôn ngữ (8), tr.1 – 6.

[18] Lê Trung Hoa (2002), “Các phương pháp cơ bản trong nghiên cứu địa danh”, Tạp chí Ngôn ngữ (7), tr.8 - 11.

[19] Lê Trung Hoa (2002), Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ và tiếng việt văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh.

[20] Lê Trung Hoa (2003), Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh (địa danh thành phố Hồ Chí Minh), Nxb Khoa học Xã hội, chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.

[21] Lê Trung Hoa (2006), Địa danh Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội.

[22] Nguyễn Quang Hồng (1981), “Các lớp từ địa phương và chức năng của chúng trong ngôn ngữ văn hóa tiếng Việt”, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [23] Hà Thị Hồng (2008), Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn, Luận

văn Thạc sĩ ngôn ngữ, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Thái Nguyên.

[24] Nguyễn Lân (chủ biên) (2007), Từđiển tiếng Việt, Nxb Văn học.

[25] Từ Thu Mai (2004), Nghiên cứu địa danh Quảng Trị, Luận án Tiến sĩ

ngôn ngữ, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. [26] Hoàng Phê (chủ biên) (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung

[27] Quốc sử quán triều Nguyễn (1969), Đại Nam nhất thống chí, Quyển XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[28] Sausure F. De (1978), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, bản dịch của tổ ngôn ngữ học, khoa ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. [29] Sapir E. W (2000), Ngôn ngữ - dẫn luận vào việc nghiên cứu tiếng nói,

bản dịch của Vương Hữu Lễ, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.

[30] Lê Đồng Sơn (2008), Văn hóa Yên Hưng tập 1,Nxb Văn học. [31] Lê Đông Sơn (2008), Văn hóa Yên Hưng tập 2, Nxb Văn học.

[32] Superanskaja A. V (2002), Địa danh học là gì?, Đinh Lan Hương dịch, Nguyễn Xuân Hòa hiệu đính, Hà Nội.

[33] Trần Thanh Tâm (1976), “Thử bàn về địa danh Việt Nam”, Nghiên cứu lịch sử.

[34] Hoàng Tất Thắng (2003), “Địa danh ở Đà Nẵng từ cách tiếp cận ngôn ngữ học”, Tạp chí Ngôn ngữ (2), tr. 58 – 64.

[35] Nguyễn Đức Tồn (2008), Đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[36] Trần Ngọc Thêm (1995), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

[37] Trần Ngọc Thêm (1999), Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb

thành phố Hồ Chí Minh.

[38] Nguyễn Kiên Trường (1996), Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng (sơ bộ so sánh với địa danh một số vùng khác), Luận án phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. [39] Từ điển bách khoa Việt Nam (1995), Trung tâm biên soạn từ điển bách

PHỤ LỤC 1. Địa danh hành chính các phường xã

Stt Tên chung Các khu phố, thôn thuộc phường, xã 1 Đường Đinh Tiên Hoàng, Ngô Quyền,

Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Du, Quang Trung, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Trần Khánh Dư, Trần Nhân Tông, Hồ Xuân Hương, Trần Quốc Toản. 2 Phường Phong Cốc, Tân An, Hà An, Quảng Yên, Yên

Giang, Yên Hải, Minh Thành, Phong Hải, Nam Hòa, Cộng Hòa, Đông Mai.

3 Xóm Bùi Xá, Đồng Mát, Thống Nhất, Cầu Chỗ, Cung

Đường, Thượng, Trung Đình, Cống, Miếu, Tiền An 1, Tiền An 2, Tiền An 3, Cây Xằm, Chợ Rộc, Thành Rền, Núi Thành, Rặng Thông, Vườn Chay, Giếng Đá, Méo.

4 Thôn Thôn 1, Thôn 2, Thôn 3, Thôn 4, Thôn 5, Thôn 6, Thôn 7.

5 Xã Tiền An, Liên Hòa, Tiền Phong, Cộng Hòa, Liên Vị, Hiệp Hòa, Sông Khoai, Cẩm La, Hoàng Tân. 6 Làng ChợĐồn, xóm Trong, xóm Ngoài, xóm Đình, xóm

Bãi, Thượng Rừng, Hạ Rừng, Cổng Hậu, HốĐá, Cổng Thành, Giếng Khe.

7 Xóm mới Lưu Khê, Đông, Nam, Trên, Trung Bản, Chùa, Nghê, Chùa, Giữa, Nam, Ván Đông

8 Xứ đồng Tân Thành, Lâm Sinh 1, Lâm Sinh 2, Đường Ngang, Yên Lập Đông, Yên Lập Tây, Động Linh, Khe Cát, Quỳnh Phú, Cũi Hùm, Đình, Chùa, Cây

Đa.

9 Đội Yên Hưng, Làng Rừng, Hữu Triều, Bến, Đình, Chùa.

10 Tiểu khu Hưng Hòa, Kim Lăng, Rặng Thông, Cổng Bấc, Cổng Đông, Giếng Chanh, Núi Dinh.

11 Làng mới Hải Yến, Yên Đông, Hải Yến

2. Địa danh tự nhiên

Stt Tên chung Tên riêng

1 Lựng Chàng Xay, Mắt Rồng, Đồng Quan, Cửa Cừ, Móc Hùm, Ba Ba, Thuồng Luồng, Bòng Ngón, Bà Mười,

Đầu Trâu, Thóc Lóc

2 Khe Kem, Dứa, Giá, Mùng, Kháng Phái, Ba Chạc, Húng Nhật, Thúng, Cát, Rừng Họ, Lai, Suối Cầu, Ruồng 3 Hồ Khe Giá, Khe Mùng, Khe Kem, Đình, Cử Đình,

Mạch, Tam Quan, Chùa Hưng Học, Chùa Giữa

Đồng, Dâu, Yên Lập, Bấc, Hàn, Quán, Đình, Trong, Nam

4 Sông Chanh, Bạch Đằng, Bỏ Nồi, Đồng Bái, Cồn Khoai, Cái Sau, Cái Trước, Cửa Đình, Cống Đình, Bến Lớn, Kênh, Lịp, Hang Cua, Bến Ngang, Quán Thượng, Xóm Đăng, Cái Xiếc, Cái Sơn, Nước Ngược, Con (Dũi), Khoai, Cồn Rí, Đình, Đượng Mẹt, Cửa Chùa, Cưa Cái, Cửa Chợ, Vòng Bơi, Kênh Gà, Câu Cá,

Cầu Miếu, Cầu Mới, Thổ Cống, Cái Nội, Ván, Cồn Rí, La, Cầu Ván Trong, Cầu Ván Ngoài,

5 Lạch Kháo, Đượng Mít, Chùa, Láng Hàn, Láng Đông, Láng Bơ

6 Núi Thành, Nấm Chiêng, Đá Xanh, Con Lợn, Na, Võ,

Đá Xanh, Tướng, Đại Thịnh, Hố Rùa, Mom Diều, Bò

Đái, Hàm Răng, Ịch, Gạo Rang, Cửa Tràng, Đanh, Thùa, Khe Dung, Khe Gía, Quán Cao, Đình, Đỉnh Nghè, Cổng Tiền, Văn Miếu, Con Cua, Cây Vè, Vảy Rồng, Cô Tiên, Tiên Sơn, Nguyệt Lĩnh, Tiên Sơn 7 Gò Tượng Phật, Mã Dê, Gò Cừ, Trấm, Ý, Chọ, Ráng,

Bỏ Bụt, Cột Cờ, Ổi, Ngựa, Cây Sung, Đống Biên,

Đống Am, Đống Lủi, Đống Vông, Mả Dài, Đống Đá, 8 Đồi Cây Rộc, Cửa Tràng, Cây Sằm, Cỏ Khê, Đầu Dồi, Bi

Khê, Kẽm Lịp, Mã De, Gò Cừ, Tên Lửa

9 Bến Than, Đò Lá, Giang, Chanh, Rừng, Cửa Đình, Lớn, Cái, Quán Thượng, Xóm Đăng, Đầu Bến, Bầu, Quán,

Đình, Dưới, Đông , Nam, Quán

10 Bãi Cát, Quán, Họ, Da, Người Ngòi, Cây Cao, Mã Lẻ, Lao Bằng, Đầu Rằm, Cây Thị, Miếu, Gạch, Ba Áo, Cây Sằm, Đồng Cáo, Bạch Đằng, Phong Hải, Quảng Yên, Tân An, Yên Giang, Yên Hải

11 Xứ Đồng Khoái Lạc, Lưu Khê, Phố Yên Hưng, Quỳnh Biểu, Trung Bản, Vị Khê, Yên Đông, Yên Giang, Yên Lập, Hoàng Lỗ, Hàn Hiện, Hàn Sĩ, Hàn Bùi, Hà Ân, Đống Quánh, Cây Táo, Đồng Dưa, Cây Mít, Đồng Tràm, Cây Đa, Bãi Cát, Cống Vông, Cái Nứa, Láng Bè, Đò

Lá, Lỗ Cừ, Cửu Lũy, Bát Canh, Thanh Hao, Đồng Cũ, Ao Sắn, Đồng Xăng, Chùa Bằng, Ba Tầng, Kim Lăng, Bãi Cát, Con Nhạn, Dè Bóng, Đồng Chẹo, Cô Tiên, Núi Đinh, Tiên Sơn, Bãi Bay, Thành Tre, La Khê, Lái, Lưu Khê, Quỳnh Biểu, Rui, Vạn Triều, Vãng, Yên Đông, Yên Giang, Trung Bản, Nguyễn Tư Giáp, Mả Mèo, Cây Táo, Đồng Dưa, Cây Mít,

Đồng Tràm, Cây Đa, Ổ Gà, Bà Sao, Ba Đượng,

Đồng Nghè, Nam Chùa, Bấc Tự, Trung Tự, Nam Tự, Chở Nước, Nắn Chắn, Đồng Đen, Bắc Chùa, Cửa

Đình, Cừ, Ruộng Mẫu, Nội Cao, Quêu Quao, Rộc,

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Địa Danh Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 88 - 101)