Kết quả phân loại địa danh thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Địa Danh Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 31 - 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2.Kết quả phân loại địa danh thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh

a. Phân loi theo tiêu chí t nhiên và không t nhiên

Địa danh chỉ địa hình tự nhiên: Tổng số địa danh tự nhiên thu được là 390 địa danh, chiếm 64,6%, trong đó:

Sơn danh là 173 địa danh (24,6%).

Ví dụ: núi Thành, núi Con Lợn, Nấm Chiêng, đồi Cây Rộc, Cửa Tràng, Cỏ Khê...

Thủy danh là 103 địa danh (19%).

Ví dụ: sông Bạch Đằng, chanh, Bỏ Nồi, Khoai, lạch Kháo, Láng Đông, khe Kem, Giá...

Vùng đất nhỏ là 114 địa danh (21%).

Ví dụ: xứ đồng Hàn Sĩ, Hàn Bùi, Nguyễn Tư Giáp, Cống Vông, bãi Người Ngòi, Miếu...

Địa danh không tự nhiên: Tổng sốđịa danh thu được là 192 địa danh - Địa danh đơn vị hành chính 112 địa danh (20,7%) bao gồm cả địa danh có từ thời phong kiến và địa danh do chính quyền đặt.

Ví dụ: từ thời phong kiến- xóm Đanh, xóm Méo, Bùi Xá... Chính quyền đặt: Tiền An 1, Hà An...

- Địa danh nhân văn: 80 địa danh (14,7%).

Bng 1.2: Kết qu phân loi địa danh theo tiêu chí địa hình t nhiên và không t nhiên Tiêu chí Loại hình Số lượng % Tổng Tự nhiên ĐHTN Sơn danh 173 390 24,6 582 Thủy danh 103 19 Vùng đất nhỏ 114 21 Không tự nhiên ĐVHC Từ thời phong kiến và chính quyền đặt 112 192 20,7 NV Đình, chùa, miếu, cầu cống... 80 14,7

Nhận xét: như vậy, qua cách phân loại theo tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên, ta rút ra một số kết luận như sau: Địa danh tự nhiên bao gồm sơn danh, thủy danh và vùng đất nhỏ chiếm số lượng nhiều nhất với 390 địa danh.

Địa danh không tự nhiên gồm địa danh đơn vị hành chính và địa danh nhân văn có số lượng ít hơn với 192 địa danh. Từ kết quả phân chia này, đã một phần nào phản ánh được đặc trưng địa danh thị xã Quảng Yên và cho ta thấy những nét cơ bản về địa hình và con người nơi đây.

b. Phân loi theo tiêu chí ngun gc ngôn ng

Xét về tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ, theo chúng tôi địa danh thị xã Quảng Yên phân loại theo nguồn gốc ngôn ngữ có 3 nhóm: Thuần Việt, Hán Việt, chưa xác định rõ nguồn gốc.

* Địa danh được cấu tạo bằng yếu tố thuần Việt

Địa danh đơn vị hành chính có số lượng là 58 địa danh. Ví dụ: xóm Cống, thôn 1, thôn 2, xóm Trong, xóm Ngoài ...

Ví dụ: khe Nước, khe Giá, đầm Mới, đầm Con Tôm...

Địa danh nhân văn có số lượng là 14 trường hợp. Ví dụ: cầu Câu Cá, cầu Chắng 1, cầu chắng 2...

Như vậy, địa danh mang nguồn gốc thuần Việt phân bốở các loại hình là không đồng đều.

* Địa danh được cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt

Địa danh đơn vị hành chính được cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt có số

lượng là 54 trường hợp.

Ví dụ: xóm Hữu Triều, Trung Bản, Yên Giang...

Địa danh chỉ địa hình tự nhiên có cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt có số

lượng là 135 trường hợp.

Ví dụ: sông Bạch Đằng, hồ Quán Đình, núi Văn Miếu...

Địa danh nhân văn được cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt có số lượng là 66 trường hợp.

Ví dụ: miếu Hưng Linh, miếu Thập Cửu Tiên Công, miếu Sơn Thần... Như vậy, số lượng địa danh có nguồn gốc Hán Việt là rất lớn.

* Địa danh được cấu tạo có nguồn gốc hỗn hợp và chưa xác định Những địa danh có nguồn gốc hỗn hợp và chưa xác định có số lượng rất hạn chế.

Nguồn gốc hỗn hợp là một số trường hợp mượn tiếng Pháp như: Ví dụ: đồn điền Culông, Iliêngmaru, Môngtruy

Những địa danh chưa xác định được nguồn gốc Ví dụ: núi Ịch, xứ đồng Quêu Quao...

Bng 1.3: Kết qu phân loi địa danh theo ngun gc ngôn ng TT Loại hình Số lượng Cộng Thuần Việt Hán Việt Hỗn hợp và chưa xác định 1 ĐHTN 210 175 5 390 2 ĐVHC 58 54 Không 112 3 ĐDNV 14 66 Không 80

Nhận xét: Từ kết quả phân loại theo nguồn gốc ngôn ngữ cho ta thấy có sự khác biệt giữa các loại hình với nhau:

Địa danh chỉ nhân văn số lượng địa danh có nguồn gốc Hán Việt lớn hơn địa danh thuần Việt.

Địa danh chỉ đơn vị hành chính số lượng địa danh có nguồn gốc thuần Việt lớn hơn. Tuy nhiên sự khác biệt không lớn.

Ngược lại, địa danh chỉ địa hình tự nhiên có nguồn gốc thuần Việt lớn hơn địa danh có nguồn gốc Hán Việt.

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Địa Danh Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 31 - 34)