6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.4 NGHĨA VĂN HÓA TRONG ĐỊA DANH THỊ XÃ QUẢNG YÊN
3.4.1. Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa
a. Một số khái niệm văn hóa
Mỗi vùng miền, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc một trong những đặc trưng khác biệt lớn nhất là phong tục, tập quán, lối sống, cách sinh hoạt... những
yếu tố này hiểu một cách đơn giản nhất là văn hóa.
Có nhiều ý kiến cho rằng, văn hóa và con người có sự ra đời và phát triển song hành. Ý nghĩa đầu tiên của văn hóa là trồng trọt hay là trồng trọt ở
ngoài đồng. Tức là ám chỉ công việc sản xuất nông nghiệp. Từ những ý nghĩa ban đầu, văn hóa dần dần phát triển sang nghĩa mới là giáo dục con người hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp, cao quý.
Văn hóa có ảnh hưởng rất lớn tới sự ra đời của một tên gọi của một vùng
đất, một xóm làng... tên riêng ấy còn được gọi là địa danh. Như vậy, địa danh là yếu tố chịu sự tác động mạnh mẽ của văn hóa, lịch sử. Ngược lại, địa danh làm phong phú giá trị bản sắc văn hóa, lịch sử. Còn là tấm bia ghi lại những thông tin vô cùng quý giá về văn hóa, lịch sử của dân tộc.
Khi nói về khái niệm thế nào là văn hóa thì có rất nhiều khái niệm, nhiều cách định khác nhau, mỗi một tác giả có cái lý riêng của mình. Tuy nhiên, để
phù hợp với luận văn, chúng tôi xin đưa ra một số quan niệm như sau:
Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị về vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” [26].
Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra, tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội” [8, tr.13].
Và Bác Hồ cũng đưa ra quan niệm về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với nhiều biểu hiện của nó do loài
người sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sinh tồn”. Tác giả Nguyễn Ngọc Chinh cho rằng: “Di sản văn hóa tồn tại dưới dạng vật thể và phi vật thể. Di sản văn hóa vật thể bao gồm di tích, di vật và môi trường cảnh quan xung quanh di tích đó” [10, tr.17].
Từ những khái niệm trên, ta có thể hiểu một cách cơ bản như sau: Văn hóa gồm hai bộ phận, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, luôn tồn tại trong một cộng đồng nhất định. Từ cộng đồng đó, trong một quá trình phát triển lâu dài, có sự tác động qua lại với điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh. Quá trình đó gắn với một địa bàn, một cộng đồng người, một đối tượng cụ thể. Qua đó, văn hóa được lưu giữ lại trong những tên làng, tên bản, khu dân cư
nào đó. Từ những địa danh đó, có thể tìm thấy những nét văn hóa vật thể vật chất và văn hóa tinh thần được phản ánh trong nó.
b. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ dưới góc nhìn ngôn ngữ - văn hóa là một phạm vi mới, hướng đi mới của các nhà nghiên cứu và đã gặt hái được những thành công nhất định. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa cũng là một trong những mục đích nghiên cứu của luận văn chúng tôi. Vấn đề này đã được một số nhà ngôn ngữ học trên thế giới và trong nước quan tâm như sau:
Theo F. de Sausure đề cập đến trong giáo trình ngôn ngữ học đại cương “Ngôn ngữ học có liên quan chặt chẽ với những ngành khoa học khác nhưng những ranh giới phân chia ngôn ngữ học với các khoa học khác không phải bao giờ cũng hiện ra rõ nét... Nếu muốn phát hiện ra bản chất thật của ngôn ngữ, trước hết phải xem xét nó ở những mặt mà nó có chung với tất cả các hệ
thống cùng một loại... làm như vậy, không những soi sáng được vấn đề ngôn ngữ, mà chúng tôi còn nghĩ rằng khi coi những nghi lễ, những tập tục... như
những tín hiệu, những sự kiện này sẽ hiện ra dưới một ánh sáng mới, người ta sẽ thấy cần phải tập hợp nó lại trong tín hiệu học và giải thích nó bằng những
quy luật của khoa học này” [28, tr.42].
Còn E. Sapir lại cho rằng: “Tôi không thể tin rằng văn hóa và ngôn ngữ
có quan hệ nhân quả với nhau theo bất kỳ cái nghĩa đúng thật nào. Văn hóa có thể định nghĩa là cái mà một xã hội làm và suy nghĩ. Còn ngôn ngữ là một phương tiện đặc biệt có thể hy vọng còn sống sót giữa một bảng kê kinh nghiệm (văn hóa là một chọn lọc đầy ý nghĩa của xã hội) là phương thức đặc biệt mà xã hội theo đó để biểu hiện tất cả những kinh nghiệm... Tưởng không cần nói rằng chỉ có nội dung của ngôn ngữ mới liên quan mật thiết với ngôn ngữ... Trong ý nghĩa là từ vựng của một ngôn ngữ phản ánh ít nhiều trung thành với cái nền văn hóa mà ngôn ngữ đó phục vụ, thì một điều hoàn toàn
đúng, là lịch sử ngôn ngữ và lịch sử của văn hóa chuyển động theo đường song song” [29, tr.270]. “là một thành tố của nền văn hóa tinh thần, ngôn ngữ
giữ vị trí đặc biệt của nó. Bởi vì ngôn ngữ là phương tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của những thành tố khác trong văn hóa. Ngôn ngữ là một trong những thành tốđặc trưng nhất của bất cứ nền văn hóa dân tộc nào. Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn hóa dân tộc
được lưu giữ lại rõ ràng nhất... ” [36, tr.106].
Theo Nguyễn Đức Tồn thì mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa như
sau: “Ngôn ngữ còn là phương tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của những thành tố khác trong văn hóa. Ngôn ngữ là một trong những thành tố đặc trưng nhất của bất cứ nền văn hóa nào. Chính trong ngôn ngữ đặc điểm của một nền văn hóa dân tộc được lưu lại rõ ràng nhất ” [11, tr.47].
Khi chúng ta muốn tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc, những hình tượng ẩn sâu trong các phong tục, tập quán, lối sống, cách ứng xử của một dân tộc. Điều đầu tiên là người tiếp nhận thông tin phải phân tích, tách riêng ra hình ảnh của một dân tộc đặc thù nào đó. Thứ hai phải có kiến thức phong
tục, tập quán, lối sống... một cách khái quát nhất, phải có cùng “tiền giả định”. “mô hình thế giới” hay “bức tranh ngôn ngữ về thế giới” là những điều mà các nhà ngôn ngữ hay nhắc tới.
Địa danh là một bộ phận của ngôn ngữ, địa danh là kho tàng văn hóa của mỗi vùng miền nhất định. Địa danh của Quảng Ninh có rất nhiều nét riêng biệt so với địa danh ở các vùng miền khác. Thị xã Quảng Yên có vị trí địa lý
ở trung du miền núi phía bắc và văn hóa rất đa dạng, phong phú và có nhiều nét đặc sắc. Thông qua địa danh sẽ cho chúng ta thấy những giá trị ẩn chứa trong lòng các địa danh thị xã Quảng Yên.
3.4.2. Một số đặc điểm văn hóa thể hiện trong địa danh thị xã Quảng Yên
a. Đặc điểm văn hóa được thể hiện qua các thành tố
*. Đặc điểm địa danh – văn hóa qua các thành tố chung
Với số lượng thành tố chung đã thống kê và phân loại theo từng loại hình khác nhau, chúng ta có thể nhận thấy một bức tranh sinh động hiện ra trước mắt với bao cảnh vật, từ địa hình tự nhiên tới đời sống dân cư ở thị xã Quảng Yên. Trong trường hợp này, thành tố chung trong địa danh thị xã Quảng Yên đã khắc họa rõ nét những khía cạnh văn hóa khác nhau.
Từ thành tố chung về đối tượng địa lý tự nhiên, các đối tượng về địa lý rất phong phú như: núi, sông, gò, đượng, khe, xứ đồng... Trong đó, đối tượng chiếm số lượng nhiều nhất là gò, đượng và xứ đồng. Các vấn đề được chúng tôi trình bày một cách cụ thể như sau:
*. Đặc điểm địa danh – văn hóa qua các thành tố chung về sông nước Với bờ biển kéo dài hơn 30 km với nhiều cửa sông, bãi bồi ven sông, bãi triều và hệ thống sông ngòi dày đặc, sông ngòi hầu hết chảy theo hướng tây bắc – đông nam rồi đổ ra biển qua các cửa sông. Đặc trưng sông ngòi nơi đây nhỏ, hẹp, ngắn, dốc và thủy triều lên rất nhanh. Với đặc điểm đó, đã tạo nên cho thị
xã Quảng Yên một điều kiện tự nhiên khác biệt hoàn toàn so với các khu vực khác ở nhiều khía cạnh như: đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, văn hóa.
Về địa hình tự nhiên, hệ thống sông ngòi, vùng biển rộng lớn là một lợi thế cho giao thông, trao đổi hàng hóa đường thủy và du lịch biển. Đặc biệt là con sông Bạch Đằng rất quan trọng về trao đổi hàng hóa giữa Quảng Ninh với cá tỉnh đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là Hải Phòng. Tuy nhiên, sông ngòi cũng mang lại không ít khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế như: xây dựng cầu đường rất tốn kém về kinh tế, giao thông đường thủy hạn chế về
phương tiện...
Thổ nhưỡng: đất đồng bằng có diện tích gần 14.800 ha, chiếm 44,6% diện tích đất đai. Chủ yếu là đất phù sa cổ và đất phù sa cũ nằm trong đê và phân bố ở hầu hết các xã nhưng tập trung chủ yếu ở khu vực Hà Nam. Đất chủ yếu trồng lúa và cây lương thực. Đây cũng là một nét đặc trưng riêng, từ đó tạo ra những nét văn hóa riêng biệt cho con người nơi đây.
Điều kiện tự nhiên là nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt nhau về
những đặc trưng văn hóa. Điều kiện tự nhiên không chỉảnh hưởng tới sự khác biệt về văn hóa mà còn tác động sâu sắc tới nhiều mặt của xã hội. Các nhà văn hóa họ đã xác lập những khái niệm nhằm phân biệt văn hóa như: con người phương tây họ thích thống trị tự nhiên, thuần phục tự nhiên điều này được chứng minh ngay qua các câu truyện về các vị thần. Con người châu Á, đặc biệt là Trung Hoa và Việt Nam coi con người là một phần của tự nhiên, chung sống hài hòa và không thể tách rời tự nhiên. Như vậy, nguyên nhân của sự
khác biệt về văn hóa một phần lớn do sự khác biệt vềđiều kiện tự nhiên.
Từ những cái chung nhất có quá trình phát triển như vậy, sự phát triển về văn hóa của thị xã Quảng Yên cũng không nằm ngoài quy luật đó. Với
điều kiện tự nhiên như vậy, để tồn tại và phát triển con người nơi đây đã hình thành nên một nét riêng biệt như: có lịch sử ngàn năm đoàn kết chống giặc
ngoại xâm, lao động cần cù, lạc quan yêu đời...
* Đặc điểm địa danh – văn hóa qua các thành tố chung về đồi, núi,
đượng, xứđồng...
Ngoài hệ thống sông ngòi, ở thị xã Quảng Yên còn có hệ thống đồi, núi, đượng và xứ đồng phân bố rộng rãi khắp địa bàn. Đây là một điều khác biệt rất rõ ràng so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh duyên hải miềng trung hay đông nam bộ và tây nam bộ. Địa hình đồi núi phân bố chủ
yếu ở khu vực phía bắc thuộc các xã như Hiệp Hòa, Tiền An, Minh Thành, Hoàng Tân, Tân An nhưng riêng các xã phường thuộc tổng Hà Nam thì toàn bộ diện tích là đồng bằng và có diện tích bãi bồi ven sông lớn hơn. Điều đó đã tạo nên sự khác biệt về địa hình giữa hai vùng phía bắc và phía nam.
Về mặt văn hóa, do tính chất địa hình đã tạo ra sự khác biệt ngay trong nội bộ của khu vực như:
Khu vực phía nam không có đồi núi, diện tích đồng bằng rộng lớn và diện tích bãi bồi ven sông ven biển lớn hơn so với khu vực miền bắc. Từ đó, người dân phía nam số lượng người đi biển khai thác thủy sản lớn hơn và quy mô khai thác cũng lớn hơn. Ngày nay, khu vực phía nam đã hình thành nên các nhà máy đóng tàu rất lớn để phục vụ cho quá trình khai thác thủy sản.
Khu vực phía bắc, chủ yếu là trồng trọt, trồng rừng, khai thác tài nguyên rừng vào những lúc nông nghiệp hết việc. Một số khu vực phát triển công nghiệp khai thác đá vôi.
* Đặc điểm văn hóa thể hiện qua các yếu tố ngôn ngữ trong thành tố riêng Mỗi một ngôn ngữ, một vùng miền có cách nhìn nhận sự vật hiện tượng một cách khác nhau. Trong ngữ nghĩa của mỗi ngôn ngữđều có phản ánh một cách nhìn về hiện thực khách quan của một cộng đồng văn hóa của địa phương đó. Văn hóa thị xã Quảng Yên là mang đậm văn hóa của đồng bằng sông Hồng. Vì dân cư Quảng Yên phần lớn có nguồn gốc từ đồng bằng sông
Hồng di cư đến đây suốt một qua trình lịch sử lâu dài. Khi xa quê mang theo những phong tục tập quán, nền văn hóa Quảng Yên mang đậm bản sắc văn hóa đồng bằng sông Hồng.
b. Sự thể hiện văn hóa tồn tại trong địa danh
Như chúng ta đã biết, địa danh là tấm bia khắc ghi lại lịch sử, văn hóa của của một dân tộc, một khu vực, một làng bản nào đó. Như vậy, địa danh là một bằng chứng để tìm hiểu về nền văn hóa, lịch sử đã qua. Các giá trị văn hóa tồn tại trong địa danh được chúng tôi chia ra làm hai loại: địa danh phản ánh sự tồn tại của di sản văn hóa vật thể và địa danh phản ánh sự tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể.
* Địa danh phản ánh sự tồn tại của di sản văn hóa vật thể
Theo sự phân chia của chúng tôi, những địa danh chỉ nhân văn như: đình, chùa, miếu, nhà thờ là phản ánh sự tồn tại của các di sản văn hóa vật thể.
Thị xã Quảng Yên có hai địa danh mang tính chất nhà thờ là xứ Yên Trì,
đượng Thánh. Thiên Chúa Giáo đã từng có thời kỳ có rất nhiều con chiên ngoan đạo ở xứ Yên Trì. Nhưng hiện tại người dân gần như không còn niềm tin vào nữa. Đạo Thiên Chúa được đưa vào Quảng Yên cùng lúc Pháp vào Việt Nam. Đạo Công Giáo phạm vi ảnh hưởng ở Quảng Yên không lớn nhưng cũng làm cho văn hóa Quảng Yên thêm phần phong phú.
Như chúng ta đã biết, đình làng lúc đầu không phải để thờ Thành Hoàng hay bất cứ ai cả. Mà đình là nơi họp, giao lưu của cả làng. Tục thờ, cúng trong
đình có thể gọi là sự biến thể. Những địa danh mang yếu tốđình như: xứđồng Cửa Đình, hồ Cửa Đình...
Chùa ở Quảng Yên rất phổ biến, ngày xưa mỗi làng đều có một ngôi chùa để thờ cúng Phật. Chùa để người già đi thắp hương cúng Phật, để trai gái
đi chùa cầu duyên. Tuy nhiên, ngày nay một số ngôi chùa mới ra đời. Nhưng tính chất của chùa gần như không thay đổi. Địa danh mang tên chùa ở Quảng
Yên rất nhiều như: đượng Chùa, xứđồng Cửa Chùa...
Miếu là nơi thờ thổ công hoặc một thế lực (ma) mà người dân cho là có thật, khi thờ cúng sẽ giúp họ làm ăn phát đạt và không bị quấy phá, bảo vệ
yên bình cho người dân. Những địa danh mang tên miếu có rất nhiều, nhưng chúng tôi chỉ thống kê những địa danh mang tính điển hình và có tính lịch sử
như: đầm Công Miếu, bãi Miếu, chợ Cầu Miếu...