THỰC TRẠNG DẠY PHÁT ÂM TIẾNG AN HỞ CÁC TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Khảo Sát Lỗi Phát Âm Tiếng Anh Của Học Sinh Tiểu Học Đà Nẵng Và Một Số Biện Pháp Khắc Phục (Trang 37 - 39)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. THỰC TRẠNG DẠY PHÁT ÂM TIẾNG AN HỞ CÁC TRƯỜNG

Qua khảo sát về tình hình dạy và luyện phát âm cho HSTH từ các GV giảng dạy tại một số trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, chúng tôi thu được kết quả như sau:

- Đa số GV đều cho rằng việc dạy và luyện phát âm tiếng Anh cho HS ở giai đoạn đầu là rất quan trọng, bởi việc phát âm sai trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ sẽ gây nhiều khó khăn cho việc dạy và luyện kĩ năng nghe nói ở các giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, thực tếđiều tra cho thấy: thời gian phân bổ cho phần luyện âm của từng đơn vị bài học của chương trình tiếng Anh ở lớp 4, lớp 5 là tương đối ít. Thường thì GV chỉ dành khoảng từ 5 đến 7 phút cho một bài học để dạy và luyện phát âm cho HS ở trường tiểu học. Thời gian hạn chế này đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học tiếng Anh ở bậc tiểu học.

- Trong quá trình dạy phát âm, GV thường xuyên luyện phát âm cho HS theo kiểu GV đọc mẫu, HS đọc đồng thanh từ 3 đến 4 lần, sau đó HS đọc lại một lần, rồi GV yêu cầu một vài HS đọc lại từ. GV dùng máy cassette để dạy phát âm. Hơn nữa, vì theo phân phối chương trình mỗi tiết chỉ kéo dài 35 phút trong khi số lượng HS lại khá đông (khoảng 40 - 45 em/lớp) nên thời gian luyện tập thực hành sẽ không đủ. Trong khi đó, rất ít phụ huynh quan tâm đến việc giúp các em luyện tập phát âm ở nhà.

- Một số GV có sử dụng máy cassette để dạy phát âm. Tuy nhiên, để việc dạy và luyện PÂ cho HS hiệu quả hơn, cần phải có sự hỗ trợ của các thiết bị nghe nhìn hiện đại khác. Thực tế điều tra còn cho thấy, đa số các em không

được khuyến khích hoặc không có đủ các phương tiện học tập ngoại ngữ như sách, báo, băng tiếng, băng hình...

- Đa phần GV chú trọng đến khả năng HS có dùng đúng ngữ pháp trong câu hoặc khả năng viết được từ ngữ và biết được nghĩa của từ hơn là việc phát âm một cách chuẩn xác. Do vậy, rất ít GV tiểu học chú trọng tới việc tạo ra môi trường tiếng cũng như việc luyện và sửa phát âm cho các em, dẫn đến việc các em phát âm còn tùy tiện và không thể tự tin giao tiếp bằng khẩu ngữ.

Bên cạnh những yếu tố trên, thực trạng việc dạy phát âm ở bậc tiểu học còn bịảnh hưởng bởi năng lực chuyên môn của GV. Thực tế, một bộ phận GV chưa được trang bị các kiến thức ngữ âm cần thiết. Khi bản thân GV thiếu tự tin vào khả năng phát âm của mình, hoặc chưa có kiến thức ngữ âm vững chắc thì họ không thể nhận ra lỗi phát âm của HS và luyện cho HS mình phát âm một cách chuẩn xác được. Chính điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đào tạo tiếng Anh và hạn chế sự phát triển kĩ năng giao tiếp của các em.

Nói chung, tình hình dạy phát âm hiện nay đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiếng Anh cho HSTH theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Chúng tôi cho rằng, nguyên nhân cơ bản là do chương trình đào tạo, phương pháp dạy và học chưa thật sự phù hợp và hơn nữa là do trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của đội ngũ GV đứng lớp đã ảnh hưởng không nhỏđến chất lượng học tập và khả năng sử dụng tiếng Anh của HS hiện nay. Chính những yếu tố nêu trên đã làm cho HS không có cơ hội để rèn luyện và phát triển các kĩ năng giao tiếp, dẫn đến việc các em còn mắc rất nhiều lỗi về phát âm.

Nhằm khắc phục tình trạng trên và nâng cao chất lượng dạy luyện âm nói riêng, dạy và học tiếng Anh nói chung, chúng tôi đã tiến hành điều tra và

phân tích các lỗi phát âm mà các em HSTH thường hay mắc phải để trên cở sở đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp phù hợp.

Một phần của tài liệu Khảo Sát Lỗi Phát Âm Tiếng Anh Của Học Sinh Tiểu Học Đà Nẵng Và Một Số Biện Pháp Khắc Phục (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)