Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Khảo Sát Lỗi Phát Âm Tiếng Anh Của Học Sinh Tiểu Học Đà Nẵng Và Một Số Biện Pháp Khắc Phục (Trang 71 - 75)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2. Nguyên nhân khách quan

a. Li do nh hưởng bi tiếng m đẻ

Có thể nói rằng, bất kì ai trước khi học một ngoại ngữ đều có kiến thức nhất định cũng như sử dụng một cách lưu loát tiếng mẹ đẻ - ngôn ngữđã theo họ từ khi còn rất bé. Do vậy, điều tất yếu là tiếng mẹ đẻ có ảnh hưởng nhất định đến việc học ngoại ngữ. Xét trên một phương diện nào đó, nó có thể giúp người học tiếp cận với ngoại ngữ một cách dễ dàng hơn. Nhưng ở một phương diện nào đó, sự can thiệp của tiếng mẹ đẻ có thể gây trở ngại cho người học khi tiếp cận với một ngôn ngữ mới; dẫn tới việc mắc lỗi. Theo

Dulay và Burt (1974), các lỗi về cấu trúc và ngữ âm được tìm thấy ở giai đoạn đầu học ngoại ngữ phần nhiều là do ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ.

Ngoài ra, còn một nguyên nhân quan trọng khác làm cho các em HSTH mắc lỗi nhiều là do sự khác biệt khá lớn giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Đối với các em, tiếng Anh là một ngôn ngữ hoàn toàn mới mẻ, mặc dù nó có hệ thống chữ cái đa phần giống tiếng Việt. Về phương diện ngôn ngữ mà nói, tiếng Anh là một ngôn ngữ đa âm tiết, biến hình. Trong khi đó, tiếng Việt là một

ngôn ngữđơn lập, không biến hình. Do đó, giữa hai ngôn ngữ có nhiều nét dị biệt về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.

Ở cấp độ ngữ âm, tiếng Anh và tiếng Việt có nhiều điểm khác nhau: - Tiếng Việt là một hệ thống ngôn ngữ đơn âm tiết, trong khi tiếng Anh là một hệ thống ngôn ngữđa âm tiết, có thể tổng hợp hay chắp dính. Hơn nữa lứa tuổi HS ở cấp tiểu học vẫn còn đọc ê a tiếng Việt nên sự can thiệp của tiếng Việt đối với cách phát âm tiếng Anh cũng là điều không thể tránh khỏi.

- Một nét khu biệt của tiếng Anh là khả năng kết hợp của các âm vị trong một âm tiết và các âm vị này phải được phát âm ra. Chẳng hạn như từ “small” trong tiếng Anh là một từ đơn âm tiết nhưng có nhiều âm vị, do vậy đa số các em đã chuyển âm vị /s/ thành âm tiết /s«/ vì trong tiếng Việt không có hiện tượng âm vị được phát âm độc lập trong 1 âm tiết. Đây là một hiện tượng rất thường gặp đối với người Việt nói tiếng Anh.

- Khi phát âm từ tiếng Anh, tất cả những âm tiết không mang trọng âm đều có thể bị nhược hóa. Còn trong tiếng Việt các âm tiết bao giờ cũng được thể hiện khá đầy đủ, rõ ràng, được tách ra thành từng khúc riêng biệt. Vì thế, HSTH khi phát âm các từ tiếng Anh đã phát âm tất cả các âm tiết trong một số từ tiếng Anh rõ mồn một và âm tiết nào cũng mang trọng âm.

b. T phương thc dy và hc ngoi ng

Khác với các môn xã hội và tự nhiên, việc dạy và học ngoại ngữ có những đặc thù và phương thức riêng. Học ngoại ngữ sẽ không có hiệu quả nếu tách nó ra khỏi môi trường giao tiếp sử dụng. Thực tế cho thấy, phần lớn GV dạy ngoại ngữ ở tiểu học vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống: sử dụng phấn trắng, bảng đen, hoàn toàn lấy giáo viên làm trung tâm và chú trọng đến việc học thuộc lòng. Các thế hệ trước đây thường học tiếng Anh theo kiểu học thuộc các cấu trúc và vận dụng chúng vào trong câu. Ngày nay, vẫn còn bộ phận lớn các GV còn áp dụng phương pháp này để dạy

cho HS của mình và kết quả là nhiều HS tốt nghiệp cấp 3 vẫn không thể nói được các câu tiếng Anh cơ bản để giao tiếp với người nước ngoài.

Trong giờ dạy GV ít chú ý đến hoạt động thực hành giao tiếp, đặc biệt ít cho HS tiếp cận với giọng nói thực của người bản ngữ. Thỉnh thoảng HS cũng được nghe giọng nói của người bản ngữ qua băng, đĩa nhưng phần lớn các em chỉ nghe được giọng nói của thầy cô dạy mình. Đây là một hạn chế rất lớn đến khả năng giao tiếp của HS.

Theo TS. Mark Vicars thuộc Đại học Victoria - Úc, việc dạy ngoại ngữ ở Việt Nam gặp vấn đề trong “cách đánh giá”. Theo ông, Việt Nam phải thay đổi cách thức kiểm tra đánh giá HS trong vấn đề dạy học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Như vậy, cách thức kiểm tra đánh giá cũng có ảnh hưởng rất lớn đến cách giảng dạy và học tập của GV và HS. Hình thức kiểm tra được sử dụng ở trường tiểu học do GV phụ trách lớp đảm nhiệm nên còn thiên về viết mà ít chú trọng đến thực hành miệng. Mặc dù thời gian gần đây GV có chú trọng tất cả các kĩ năng nhưng vẫn chưa thoát khỏi phương pháp dạy truyền thống bởi hầu hết các câu hỏi trong bài kiểm tra và thi cử, bất cứ về hình thức gì (ngữ âm, ngữ pháp...) đều yêu cầu HS thực hiện bằng bút và giấy. Vì thế HS đôi khi làm đúng ngữ pháp nhưng lại phát âm sai. Việc lựa chọn hình thức kiểm tra hợp lý của GV sẽ làm thay đổi động lực cũng như phương thức học tập và rèn luyện ở HS, không chỉđối với HS ở bậc tiểu học.

c. T phía môi trường

Hiện nay, việc dạy ngoại ngữ ở bậc tiểu học hầu hết đều do các GV người Việt đảm nhiệm. Mặc dù đội ngũ GV này đều đã tốt nghiệp ĐHSP hay CĐSP nhưng kĩ năng phát âm chưa thật sự chuẩn xác. Do vậy, các em HS đã thiếu hẳn một môi trường tiếng tự nhiên để thực hành và rèn luyện kĩ năng. Đã vậy, các GV cũng ít tạo ra môi trường tiếng thật sự khi sử dụng rất ít tiếng

Anh trong giờ dạy, ngay cả các chỉ dẫn đơn giản. Có thể nói đây là trở ngại lớn nhất, là nguy cơ gây lỗi lớn nhất trong quá trình dạy và học tiếng Anh.

Một phương pháp được sử dụng rất nhiều ở các trung tâm Anh ngữ là

Immersion Language Teaching. Một trong các nguyên tắc chính của phương pháp này là “Ném trẻ con vào môi trường ngôn ngữ đó và nó sẽ tự xoay sở”. Các em sẽ được giới thiệu về một chủđề quen thuộc và học về chủđề đó một cách tự nhiên, ngôn ngữ cũng tự nó sẽ được các em thẩm thấu một cách tự nhiên. Như vậy, môi trường là một nhân tố rất quan trọng trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ.

Một trở ngại nữa cần đề cập đến là số lượng HS trong một lớp thường rất đông – khoảng trên dưới 40 HS trên một lớp. Với số lượng đông như vậy cùng với cách tổ chức lớp học theo kiểu dạy truyền thống: GV giảng bài, HS lắng nghe và ghi bài gây trở ngại cho việc tổ chức các hoạt động luyện tập nhóm, các trò chơi giao tiếp … Hơn nữa, một số trường không có nhiều không gian để GV có thể tổ chức các hoạt động ngoài trời để các em tự tìm hiểu, khám phá một cách trực quan, sinh động.

d. T phía chương trình và SGK

Bộ SGK tiếng Anh đang được sử dụng ở bậc tiểu học là bộ sách mới nhất do Bộ GD-ĐT phát hành năm 2011. So với bộ SGK cũ, bộ sách mới này đã có nhiều thay đổi và cải cách đểđáp ứng với yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ. Ngoài việc giảm tải nội dung chương trình, bộ sách mới cũng đã kết hợp đầy đủ các kĩ năng và kiến thức; đáng chú ý nhất là việc đưa vào chương trình dạy ngữ âm. Tuy nhiên, bộ sách vẫn còn quá ít các hoạt động luyện tập dành cho phần dạy luyện âm. Do vậy, GV gặp trở ngại trong vấn đề tìm kiếm các hoạt động luyện tập phù hợp và các em không có tài liệu để luyện âm thêm ở nhà.

Về phía phân phối chương trình, chúng tôi nhận thấy rằng thời gian

Một phần của tài liệu Khảo Sát Lỗi Phát Âm Tiếng Anh Của Học Sinh Tiểu Học Đà Nẵng Và Một Số Biện Pháp Khắc Phục (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)