LỖI PHÁT ÂM NÂ, PÂ TIẾNG ANH

Một phần của tài liệu Khảo Sát Lỗi Phát Âm Tiếng Anh Của Học Sinh Tiểu Học Đà Nẵng Và Một Số Biện Pháp Khắc Phục (Trang 47)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. LỖI PHÁT ÂM NÂ, PÂ TIẾNG ANH

2.3.1. Khái niệm về lỗi phát âm

Trong những năm gần đây, lỗi của người học đã được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ đặc biệt quan tâm. Theo Corder (1976), lỗi rất có ý nghĩa vì nó phản ánh năng lực sử dụng ngôn ngữ của người học. Ông cũng cho rằng, lỗi quan trọng đối với cả GV và HS vì việc mắc lỗi được xem như là một động lực để HS phấn đấu và cố gắng nhiều hơn trong học tập.

Trong quá trình học một ngoại ngữ, người học được luyện tập để hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Ở bất kì kĩ năng nào người học cũng có thể mắc lỗi. Đó là sự vi phạm các chuẩn mực thông thường về sử dụng ngôn ngữ, gây ra phản ứng tiêu cực ở người nghe, làm cho người nghe không nhận ra các đơn vị nghĩa. Lỗi làm cho quá trình giao tiếp bị cản trở. Tuy nhiên, lỗi có thể được xem là một dấu hiệu tích cực trong quá trình thụ đắc một ngôn ngữ. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các lỗi thường gặp khi phát âm các âm vị tiếng Anh ở các em HSTH.

Trước hết cần phân biệt các lỗi ngữ âm do sự khiếm khuyết về cơ quan phát âm và những lỗi ngữ âm do chưa thuần thục các tri thức ngữ âm. Những lỗi ngữ âm thuộc loại thứ nhất là đối tượng của một ngành khoa học riêng có tên “Trị liệu lời nói” (Speech - Therapeutics). Những lỗi ngữ âm thuộc loại thứ hai là thuần ngôn ngữ học và là đối tượng của ngành ngôn ngữ học thụđắc (Acquisitional Linguistics).

2.3.2. Phân loại các dạng lỗi

Có hai khái niệm lỗi thường gặp là “Lỗi thể hiện” (Mistake) “Lỗi kiến thức” (Error). Corder cho rằng lỗi thể hiện là một sai phạm ngẫu nhiên do một yếu tố tâm lí nào đó can thiệp khi sử dụng ngôn ngữ; chẳng hạn như sự do dự, lỡ lời hay xúc động, mệt mỏi. Ví dụ, nhiều HS vẫn ý thức được rằng

“sh” trong từ “shop” được thể hiện qua âm vị /∫/ nhưng vì thiếu tập trung hoặc không cẩn thận đã phát âm thành /s/. Khi được chỉ ra chỗ sai, các em có thể tự mình nhận ra và sửa lỗi. Trong khi đó, lỗi kiến thức phản ánh sự yếu kém về kiến thức và năng lực sử dụng ngôn ngữ của người học, do đó người học không thể ý thức được lỗi sai và cũng không thể tự sửa lỗi.

2.3.3. Lỗi phát âm NÂ, PÂ tiếng Anh

Cuộc điều tra đã thực hiện theo đúng kế hoạch và tuân thủ theo đúng các bước đã nêu ở phần trước. Chúng tôi đã cố gắng để thu lại đầy đủ 50 đoạn âm của 50 em HS thuộc đối tượng khảo sát của 5 trường tiểu học trên địa bàn thành phố. Sau đây là bảng thống kê các lỗi phát âm được tìm thấy qua cuộc khảo sát các đối tượng:

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp tần số xuất hiện lỗi phát âm NÂ, PÂ tiếng Anh TT Tên âm vị Tần số xuất hiện lỗi Tổng số âm vị Tỉ lệ % Xếp hạng

1 Nguyên âm đơn 156 400 39% 5

2 Nguyên âm đôi 129 350 37% 6

3 Phụ âm đơn ở vị trí đầu từ 208 400 52% 3 4 Phụ âm đơn ở vị trí cuối từ 324 550 59% 2

5 Cụm 2 phụ âm 778 1300 60% 1

Biểu đồ tổng h

Chúng ta có th

HSTH không thể phát âm chu cho thấy, hơn một nử cuối từ. Một điều nữ còn khá cao (60%) và ti cuối từ (59%). Ban đầu, chúng tôi d thách lớn đối với các em HS suất của lỗi NÂ lại th tiếng Anh với các nét khu bi HSTH ởĐà Nẵng nói riêng và Vi 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%

ng hợp tần số xuất hiện lỗi phát âm NÂ, PÂ ti

Chúng ta có thể nhận thấy rõ rằng, vẫn còn một số

phát âm chuẩn xác hệ thống âm vị tiếng Anh. B ửa HS mắc lỗi phát âm các phụ âm đơn ữa cũng đáng chú ý là tần số xuất hiện các l còn khá cao (60%) và tiếp theo đó là lỗi phát âm PÂ đơn xu

u, chúng tôi dự đoán rằng hệ thống NÂ tiếng Anh s i các em HS ở bậc tiểu học. Tuy nhiên, kết qu

i thấp hơn so với PÂ. Điều này cho thấy r i các nét khu biệt đặc trưng của nó là một tr

ng nói riêng và Việt Nam nói chung.

i phát âm NÂ, PÂ tiếng Anh

ố lượng lớn các em ng Anh. Bảng thống kê âm đơn ở vị trí đầu từ và n các lỗi ở cụm 2 PÂ i phát âm PÂ đơn xuất hiện ở vị trí ng Anh sẽ là một thử t quả cho thấy là tần y rằng, hệ thống PÂ t trở ngại lớn đối với NÂ đơn NÂ đôi PÂ đơn ởđầu từ PÂ đơn ở cuối từ Cụm 2 PÂ Cụm 3 PÂ

a. Li phát âm NÂ đơn

Qua phân tích các đoạn âm thu được từ 50 đối tượng khảo sát, các lỗi phát âm NÂ đơn được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp tần số xuất hiện lỗi phát âm NÂ đơn STT Âm vị Lỗi phát âm Tần số xuất hiện lỗi Tỉ lệ % Xếp hạng 1 /I:/ /I/ 21 42% 5 2 /æ/ /a:/ /e/ 17 18 50% 3 3 /a:/ /a/ 8 16% 8 4 /•:/ // 27 54% 2 5 /•/ /ʌ/ 9 18% 7 6 /U:/ /U/ 24 48% 4 7 /Î:/ /«/ /ʌ/ 23 7 60% 1 8 /ʌ/ /«/ 10 20% 6 Từ bảng 2.2 chúng ta thấy rằng, sự khác biệt giữa hệ thống NÂ tiếng Anh và tiếng Việt đã gây trở ngại cho HSTH. Trên thực tế, NÂ tiếng Việt không phải không đa dạng như tiếng Anh, nhưng vị trí cấu âm của NÂ tiếng Anh không giống như tiếng Việt, nhất là độ tròn môi và độ căng của lưỡi. Chẳng hạn như âm vị /Î:/ tỉ lệ mắc lỗi lên đến 60% và âm vị /•:/ chiếm 54% HS chuyển thành các NÂ ngắn. Điều này có thểđược giải thích một phần là do các em chưa được luyện cách uốn lưỡi đối với các NÂ dài và tròn môi. Một

nguyên nhân nữa có thể kể đến là do giao thoa tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ. Đây là ảnh hưởng tiêu cực của ngôn ngữđầu tiên đến việc học ngôn ngữ thứ hai.

Tương tự như vậy đối với NÂ dài /U:/, 48% số em phát âm nhầm qua âm ngắn; 42% số em không thể tạo ra được trường độ đúng của âm /I:/ và kết quả là 21 em phát ra âm /I/. Đối với trường hợp NÂ dài còn lại /a:/, có 16% đối tượng không thể nhả âm đúng vị trí và nhầm qua âm /a/. Số HS còn lại phát âm chúng rất tốt. Điều này là do các em đã rất quen thuộc với nó vì được luyện tập thường xuyên hơn.

Đáng lưu ý là một nửa trong các em HS còn khá bỡ ngỡ với âm /Q/ và kết quả cho thấy có 17 em nhầm nó với âm /a:/ và 18 em đã nhả thành âm /e/.

Quả thật, qua nhiều năm giảng dạy và học tiếng Anh, chúng tôi nhận thấy rằng, rất khó để phát âm đúng âm vị /Q/. Đây là NÂ rộng, bẹt và được xem là NÂ trung gian giữa /a:/ và /e/, do vậy, khi phát âm cần phải chú ý đến vị trí của lưỡi và độ mở của miệng.

Như chúng tôi mong đợi, NÂ // khá gần gũi với hệ thống âm vị tiếng Việt nên có rất ít đối tượng mắc lỗi; chỉ có 18% em nhầm nó với âm /ʌ/; có lẽ là do mất tập trung vì các em này phát âm các âm vị khác tương đối tốt. Mặc dù âm vị /ʌ/ còn khá xa lạ với người học tiếng Anh, tần số lỗi ở âm vị này tương đối thấp so với các âm vị khác: chỉ có 10 trong số 50 em phát âm thành âm /«/. Điều này cũng có thể do đối với một âm xa lạ, người học có ý thức "cảnh giác" cao hơn khi phát âm, dẫn đến ít mắc lỗi.

b. Li phát âm NÂ đôi

Xét trên bình diện mối quan hệ giữa âm vị và chữ viết, ngôn ngữ tiếng Anh có phần phức tạp hơn so với tiếng Việt. Đối với một đứa trẻ Việt Nam,

khi đã học xong hệ thống ngữ âm tiếng Việt, chúng có thể đánh vần hay phát âm một cách chuẩn xác các từ mới dù chúng có thể không biết nghĩa của từ. Có thể nói rằng, âm vị và sự thể hiện của nó trên chữ viết ở tiếng Việt có các quy tắc nhất định. Trong khi đó, việc dựa vào hình thức chữ viết để nắm bắt được cơ chế phát âm của các âm vị tiếng Anh là một việc không dễ.

Việc giúp người học xác định rõ mối quan hệ giữa chữ viết và âm vị tiếng Anh thật sự là một bài toán khó, đó là chưa kể đến các ngoại lệ. Ví dụ như các từ “hair”, “bear” “care” đều có chung nguyên âm chính là /e«/, trong khi các chữ cái thể hiện lại không giống nhau. Do vậy, việc các em HSTH mắc nhiều lỗi khi phát âm các NÂ đôi tiếng Anh cũng là điều không thể tránh khỏi. Dưới đây là bảng tổng hợp các lỗi chúng tôi đã thu thập được:

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp tần số xuất hiện lỗi phát âm NÂ đôi TT Tên âm vị Lỗi phát âm Tần số xuất

hiện lỗi Tỉ lệ % Xếp hạng 1 /eI/ /e/ 22 44% 1 2 /«U/ // /aU/ 3 10 26% 7 3 /aI/ / :I/ /I/ 9 12 42% 2 4 /aU/ /«U/ 18 36% 5 5 /I«/ /e«/ 20 40% 3 6 /e«/ /aI/ 16 32% 6 7 /U«/ /aU/ 19 38% 4

Có thể nói rằng, hầu hết các NÂ đôi trong TA đều có ở hệ thống ngữ âm tiếng Việt, ngoại trừ /e«/, có thểđược cho là âm kết hợp giữa hai NÂ đơn /e/ và /«/. Số lượng HS phát âm đúng NÂ đôi này so với các âm còn lại là không nhiều (đứng thứ 6). Thực ra, ở một số địa phương như Quảng Nam và các khu vực lân cận, đa phần âm /aI/ đều được chuyển thành âm /e«/, tạo thành nét đặc trưng của tiếng địa phương. Chính vì lí do này, một số em thuộc khu vực nói tiếng Đà Nẵng gốc luôn nghĩ rằng âm /e«/ là không có trong hệ thống ngữ âm và phải được phát âm đúng là /aI/. Do vậy, có 16 em đã phát âm [he«] thành [haI]. Như vậy, có thể đặt vấn đề rằng tiếng địa phương thật sự có ảnh hưởng nhất định đến việc phát âm tiếng Anh, đặc biệt là đối với các em HSTH với những hiểu biết còn hạn chế.

Trong số các lỗi phát âm NÂ đôi được tìm thấy, /eI/ là âm đứng đầu về tần số xuất hiện của lỗi. Sau khi tiếp xúc và tìm hiểu một số trong 22 em HS mắc lỗi ở âm vị này, chúng tôi được biết các em chỉ quen với âm /eI/ khi nó nằm ở vị trí cuối từ và được thể hiện qua chữ viết là “ay” như trong các từ “play”, “stay” hoặc “say”. Thật vậy, ngay từ đầu chúng tôi đưa từ “train” vào bảng từ thử với giả thuyết rằng sẽ có rất nhiều em gặp khó khăn khi phát âm NÂ /eI/ vì nó được theo sau bởi các PÂ mũi và PÂ bên. Trong trường hợp này, các đối tượng sẽ rất dễ nhầm với âm /e/, thậm chí có vài em còn thêm âm /•/ phía trước vì trong tiếng Việt có cấu trúc như vậy.

Về NÂ /aI/, có 42% trường hợp mắc lỗi ở NÂ này khi phát âm từ “write”. Trong số 21 đối tượng này có 9 em không thể phân biệt được âm /aI/ và /:I/ và 12 em còn lại nhầm lẫn giữa NÂ này và NÂ đơn /I/. Rõ ràng, một

số em có khuynh hướng tròn môi và hay xen âm /•/ vào trước các NÂ khác nên không thể phát âm chuẩn xác được. Ở đây, các em đã tự mình hình thành nguyên tắc phát âm riêng cho chính mình mà không phải do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Theo Selinker (1972), đây là ảnh hưởng của ngôn ngữ trung gian (Interlanguage). Đối với trường hợp các em phát âm thành /I/, có thể giải thích một phần là do sự có mặt của âm vị /t/ sau đó, và các em đã áp dụng theo cách đánh vần như tiếng Việt: /I/ + /t/ = /It/.

20 trong số 50 em HS đã nhầm lẫn giữa hai âm vị /I«/ và // dẫn đến việc phát âm sai từ “ear”. Một lần nữa lại là vấn đề ngữ âm và chữ viết: các em chỉ tập trung đến chữ cái của từ hơn là để ý đến cách phát âm của chúng. Hơn 1/3 số các em vẫn còn mơ hồ với âm /U«/ và /aU/; cụ thể có đến 19 em phát âm /U«/ sai vì đã nhầm nó với âm kia. Thực tế khi lập bảng từ thử, chúng tôi đều chọn các từ đã được dạy trong chương trình trên lớp nên việc phát âm sai không phải là do các em chưa từng được học nó. Sự nhầm lẫn này, khi được phỏng vấn, có một số em cho rằng đã gặp các từ này rồi nhưng không được luyện tập nhiều. Một số khác lại cho rằng: “vì từ “tour” giống như từ “our” thêm chữ “t” vào thôi”. Đây là điều các GV cần lưu ý khi dạy luyện âm cho các em, đối với các nhóm từ có cách viết tương tự nhau nhưng cách phát âm lại khác nhau thì cần cho HS luyện tập nhiều hơn cũng như phân tích đối chiếu để hạn chế sự khái quát tự phát và không đúng của các em.

Kết quả tổng hợp từ bảng trên cũng cho thấy vẫn còn đến 1/3 số HS không thể phát âm tốt hai âm /aU/ và //. Như chúng tôi đã đề cập, một yếu tố then chốt để nắm bắt được cách phát âm là nhớ được mối quan hệ

giữa con chữ và âm vị. Tuy nhiên, đây là việc không phải dễ dàng đối với tiếng Anh. Vì chữ cái “o” có cách phát âm là /«U/ ở các từ thường gặp như “go”, “old” hay “so” nên có 18 em đã phát âm từ “cow” theo cách đó, dẫn tới mắc lỗi.

Hai NÂ có tần số xuất hiện lỗi thấp nhất là // và /«U/: chỉ có 3 HS phát âm sai từ “old” khi chuyển âm vị /«U/ thành // và 10 em nhầm với âm /aU/. Đáng chú ý, có tới 32% lỗi do sự nhầm lẫn giữa // với /aI/, hai âm vị hầu như không có nét tương đồng về mặt cấu âm. Qua các cuộc trò chuyện với đối tượng rơi vào lỗi này, một vài em cho biết lúc đó đã không để ý đến cách phát âm mà chỉ nhìn vào cách đánh vần thấy giống với tiếng Việt. Có lẽ một số em vẫn chưa thật sự sẵn sàng với một ngôn ngữ mới khi cùng một lúc, các em phải học hai ngôn ngữ có hệ thống chữ cái khá giống nhau nhưng khác xa nhau về cách đánh vần và cách phát âm.

c. Li phát âm PÂ đơn v trí đầu t

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp tần số xuất hiện lỗi phát âm PÂ đơn ở vị trí đầu từ TT Tên âm vị Lỗi phát âm Tần số

xuất hiện lỗi Tỉ lệ % Xếp hạng

Một phần của tài liệu Khảo Sát Lỗi Phát Âm Tiếng Anh Của Học Sinh Tiểu Học Đà Nẵng Và Một Số Biện Pháp Khắc Phục (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)