6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.1. Nguyên nhân chủ quan
a. Lỗi do tâm lí người học
Phải nói rằng, một số em HS vẫn chưa thật sự sẵn sàng với môn tiếng Anh. Có rất nhiều lí do: thứ nhất là vì các em vẫn còn rất xa lạ với hệ thống ngữ âm tiếng Anh và cảm thấy bỡ ngỡ với bộ môn ngoại ngữ này; thứ hai là ở các trường tiểu học, đây vẫn còn là một môn học thí điểm, không phải là môn học chính khóa như Toán, Tiếng Việt và kết quả của nó cũng không được dùng đểđánh giá kết quả xếp loại học lực. Điều này khiến HS có thái độ lơ là và chưa thật sự coi trọng môn tiếng Anh.
Một điểm đáng lưu ý nữa là thái độ học tập thụđộng của HS. Theo điều tra của chúng tôi, phần lớn đối tượng phát âm tốt là những em đi học thêm tiếng Anh ở các trung tâm và cơ sở ngoại ngữ. Vì vậy việc học tiếng Anh ở bậc tiểu học ít có ý thức tự giác mà hoàn toàn thụđộng. Trong khi đó, một phần cũng là do tâm lí của phụ huynh: rất nhiều người cho rằng, việc học tiếng Anh ở bậc tiểu học chưa thật sự cần thiết. Do vậy, các phụ huynh không khuyến khích và cũng ít quan tâm nhắc nhở con em, làm cho chúng có phần chủ quan.
Khi trò chuyện với một số em HS mắc lỗi và GV đang trực tiếp tham gia giảng dạy, chúng tôi cũng phát hiện ra, một bộ phận các em ngại không dám phát âm hay tham gia các hoạt động giao tiếp là do tâm lí sợ mắc lỗi. Lí do là vì khi phát âm hay nói ra sai, các HS khác thường cười nhạo làm cho các em có tâm lí không thoải mái thậm chí sợ hãi. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến các em, làm cho các em trở nên nhút nhát và thiếu tự tin, gây ảnh hưởng đến cả quá trình học tiếng Anh nói chung và phát âm nói riêng.
Theo chúng tôi, một lí do nữa phải kểđến là việc một số GV vẫn còn áp dụng phương pháp giảng dạy ngoại ngữ theo kiểu “truyền thống”, chỉ chú trọng đến ngữ pháp, ngữ nghĩa. Điều này cũng khiến cho HS thói quen chỉ chú ý đến nghĩa mà ít quan tâm đến kĩ năng nghe, nói và phát âm. Phương pháp này dần được thay đổi trong những năm gần đây nhưng chưa thật sựđạt được kết quảđáng kể.
b. Lỗi do hoạt động luyện tập chưa đúng đắn
Trong quá trình học ngoại ngữ, HS ở bậc tiểu học thường chỉ chú ý quan tâm đến nghĩa của từ mà ít quan tâm đến cách phát âm của từ khi đứng riêng lẻ, cũng như chưa quan tâm nhiều đến cách phát âm của từ trong từng phát ngôn cụ thể. Điều này có thểđược giải thích một phần là do các em chưa được GV quan tâm nhắc nhở trên lớp cũng như chưa được phụ huynh động viên, nhắc nhở ở nhà. Hơn nữa, bản thân các em còn quá nhỏ nên tự mình chưa thể ý thức được tầm quan trọng của việc luyện tập thường xuyên và một phần cũng là vì các em vẫn chưa thật sự say mê và hứng thú với bộ môn tiếng Anh. Phiếu điều tra HS cho thấy, đa số các em mắc nhiều lỗi phát âm là do không được học ở các cơ sở ngoại ngữ hoặc không được luyện tập thêm ở nhà.
Thực tế trên lớp, GV có dạy phát âm nhưng khi kiểm tra bài cũ, hầu như chỉ yêu cầu các em viết được từ đó và nắm được nghĩa của từ mà không
kiểm tra liệu HS có phát âm đúng hay không. Điều này cũng tạo ra tâm lí chủ quan và không khuyến khích các em luyện tập thường xuyên ở nhà. Hơn nữa, mặc dù các bài thi ngày càng được chú trọng cả bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết nhưng thiên về kĩ năng viết nhiều hơn. GV thường ít chú ý đến thực hành miệng của HS. Vì thế, các em chỉ tập trung học đểđạt kết quả trong thi cử, kiểm tra mà ít chú ý đến vấn đề phát âm.
Như vậy, đã có sự mất cân đối trong việc luyện tập các kĩ năng. Hầu hết các em rất giỏi về từ vựng và ngữ pháp vì chúng được chú trọng, nhưng từ vựng và ngữ pháp không phải là kĩ năng, không giúp các em phát triển khả năng giao tiếp được. Đây cũng là lí do tại sao hầu hết các em HS đều rất hạn chếở khả năng giao tiếp.