Biện pháp mang tính khách quan

Một phần của tài liệu Khảo Sát Lỗi Phát Âm Tiếng Anh Của Học Sinh Tiểu Học Đà Nẵng Và Một Số Biện Pháp Khắc Phục (Trang 78 - 81)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Biện pháp mang tính khách quan

Phải nói rằng, có nhiều yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc mắc lỗi cũng như khắc phục lỗi của các em. Qua thực tế quan sát và kết quả điều tra phân tích, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp sau nhằm giúp GVvà HS cải thiện việc dạy và học phát âm ở bậc tiểu học.

a. To ra môi môi trường tiếng tht s

Nếu thử tự mình đặt ra câu hỏi, tại sao một đứa trẻ Việt Nam có thể hiểu và phát âm một cách chính xác các từ ngữ thông dụng mà không biết viết nó thế nào, chúng ta dễ dàng tìm ra được câu trả lời. Ngay từ khi lọt lòng mẹ, đứa trẻ đã được tiếp xúc với tiếng Việt qua lời ru, qua các cuộc nói chuyện của người lớn, qua ti vi… Do vậy, tiếng Việt đã đi vào nó một cách tự nhiên, trở thành một thứ không thể thiếu trong cuộc sống của nó. Trong khi đó, tiếng Anh là một ngôn ngữ hoàn toàn mới mẻ nên việc học nó không hề đơn giản đối với trẻ em Việt Nam. Do vậy, để việc học tiếng Anh đạt hiệu quả, các em cần phải có môi trường tiếng thật sự.

Trước hết, cần phải tạo ra cho HS một môi trường lớp học mang đặc thù tiếng Anh. GV cần phải sử dụng tiếng Anh nhiều hơn trong lớp học và khuyến khích các em sử dụng tiếng Anh cho các diễn đạt và chỉ dẫn đơn giản, có thể kết hợp với ngôn ngữ hình thể. Đối với các diễn đạt mang tính phức tạp, GV có thể sử dụng tiếng Việt nhưng nên hạn chế. Có như vậy các em mới tự ép mình phải nghe, hiểu, cũng như sử dụng tiếng Anh trong lớp học, như cách chúng đã học tiếng Việt.

Trong quá trình giảng dạy trên lớp GV nên sử dụng tiếng Anh để giao tiếp nhằm tạo điều kiện cho các em làm quen với việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp thường ngày. GV có thể sử dụng tiếng Việt khi cần thiết để giải thích những từ có khái niệm phức tạp, các cấu trúc ngữ pháp khó hoặc để giải thích những yêu cầu của bài tập.

Bên cạnh việc truyền đạt tri thức ngữ âm cho HS thì GV cần phải tạo cơ hội tối đa để HS luyện tập và sử dụng ngôn ngữ. Có thể tạo ra những tình huống giao tiếp giữa GV và HS với nhau để các em có thể sử dụng ngữ liệu đã học một cách có ý nghĩa và hiệu quả. Để làm tốt việc này cần phát huy các hoạt động cặp, nhóm và sử dụng các biện pháp thích hợp để lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động trên lớp một cách tích cực.

Để HS hào hứng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp khi tham gia các hoạt động, GV cần thúc đẩy động cơ học tập của các em. Các em chỉ thực sự say mê học tập khi thấy được sự tiến bộ của chính mình. Bởi vậy, GV nên sử dụng các hoạt động thi đua, lôi cuốn HS vào các hoạt động trên lớp. Mục tiêu của các hoạt động này phải vừa mang tính yêu cầu cao, vừa phù hợp với trình độ của các em để các em có thể cảm nhận được sự tiến bộ của mình trong học tập.

Bên cạnh đó, GV cần phát huy phương pháp học tập cá nhân và tính sáng tạo của HS. GV cần dành thời gian để các em luyện tập giao tiếp cùng nhau các chủđề do chính các em lựa chọn. Vì chính những nội dung do các em chọn lựa sẽ hấp dẫn các em hơn. Đó chính là yếu tố quan trọng không kém trong việc tạo ra một môi trường tiếng trong học tập.

Có thể tạo ra môi trường tiếng Anh thông qua các hoạt động xem tivi, nghe nhạc bên cạnh các đĩa học tiếng Anh. Hơn nữa, việc khuyến khích các em chơi các trò chơi tiếng Anh đơn giản sẽ giúp các em vừa giải trí, vừa giảm áp lực và tăng động lực trong việc học ngoại ngữ. GV cũng có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa như đi tham quan thực tế và sử dụng tiếng Anh để các

em có hứng thú hơn khi tự mình khám phá thế giới xung quanh bằng tiếng Anh chứ không phải là tiếng mẹđẻ mà chúng đã biết.

b. Đổi mi phương pháp dy và hc

Phải nói rằng đã và đang có nhiều cải cách đáng kể trong phương pháp dạy học tiếng Anh ở Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, ngoại trừ các trường thí điểm, nhiều trường tiểu học thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng vẫn còn áp dụng phương pháp dạy học truyền thống. Khi tiếp xúc với một số HS, các em cho biết hầu như GV chỉ truyền đạt cho các em kiến thức ngữ pháp, dạy từ mới bằng cách viết lên bảng, các em chép vào vở, cô giáo đọc và các em lặp lại. Khái niệm ngưòi bản ngữ hay các phương tiện trực quan sinh động như projector, LCD dường như còn khá xa lạ với các em. Như vậy, đã đến lúc cần phải có nhiều sự đổi mới tích cực và mang tính toàn diện hơn nữa trong phương pháp dạy tiếng Anh ở các trường tiểu học.

Về phần GV, trước hết cần phải có vốn kiến thức nhất định về ngữ âm tiếng Anh cũng như tiếng Việt. Thực tế cho thấy, nếu GV phát âm tốt sẽ có định hướng tốt cho HS thực hành rèn luyện cũng như sẽ có khả năng phát hiện và khắc phục lỗi của HS. Bên cạnh đó, GV cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy luyện âm bằng cách dạy theo định hướng giao tiếp. Vì đặc điểm ngữ âm tiếng Anh và tiếng Việt có nhiều nét khác nhau nên GV cần sử dụng hình ảnh để chiếu cho các em thấy rõ bộ máy cấu âm và chỉ cho các em cách phát âm. Điều này sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong việc nắm bắt được cơ chế phát âm và phát âm chuẩn xác hơn.

Hơn nữa, ngữ âm là một môn học rèn luyện kĩ năng chứ không đơn thuần là một môn kiến thức nên để quá trình học phát âm đạt hiệu quả cần phải có sự rèn luyện thường xuyên và liên tục. Vì vậy, ngoài việc truyền đạt kiến thức cơ bản về ngữ âm, GV nên dành nhiều thời gian hơn nữa vào việc luyện và sửa lỗi phát âm cho các em. Ngoài ra, cũng nên tổ chức các hoạt động luyện âm phong

phú chẳng hạn như thiết kế các trò chơi; tránh việc chỉđơn thuần đọc và yêu cầu HS lặp lại vì như vậy sẽ tạo ra không khí học tập thụđộng, áp đặt, giảm hứng thú và sự phát triển kĩ năng giao tiếp tự nhiên của các em.

Tóm lại: GV đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn đầu của việc học ngoại ngữ, đặc biệt là đối với HS ở bậc tiểu học. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đối với toàn bộ quá trình học tập của HS. Ngoài việc truyền đạt những tri thức ngữ âm, luyện phát âm cho HS, GV phải luôn tạo ra môi trường tiếng thuận lợi nhất để phát huy được khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả nhất. Nếu làm được điều này, chắc chắn khả năng mắc lỗi của học sinh sẽ hạn chế đi rất nhiều.

Một phần của tài liệu Khảo Sát Lỗi Phát Âm Tiếng Anh Của Học Sinh Tiểu Học Đà Nẵng Và Một Số Biện Pháp Khắc Phục (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)