Biện pháp mang tính chủ quan

Một phần của tài liệu Khảo Sát Lỗi Phát Âm Tiếng Anh Của Học Sinh Tiểu Học Đà Nẵng Và Một Số Biện Pháp Khắc Phục (Trang 75 - 78)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Biện pháp mang tính chủ quan

a. Giúp các em có thái độ tích cc đối vi li

Có thể nói rằng học ngoại ngữ là học những nét dị biệt và tương đồng của ngoại ngữ so với tiếng mẹ đẻ của người học. Vì thế, khi người học chưa đạt đến trình độ của người bản ngữ về kiến thức ngôn ngữ - văn hóa và kĩ năng giao tiếp, họ mắc lỗi trong khi nói và viết là tất yếu và thường xuyên. Tất cả mọi người, không loại trừ ai, đều mắc lỗi khi học ngoại ngữ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu và đánh giá đúng vai trò của lỗi trong quá trình dạy và học.

Nhiều công trình nghiên cứu về lỗi của các tác giả nước ngoài như Corder [32], Norris [42]... đã góp phần to lớn trong việc nhìn nhận lỗi trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Các công trình này đã đề xuất phương thức giúp cho người học thoát khỏi những mặc cảm, làm cho họ tự tin hơn trong học tập, linh hoạt và mạnh dạn hơn trong giao tiếp bằng tiếng nước ngoài. Chúng cũng đòi hỏi GV phải thay đổi cách nhìn nhận về lỗi và phương thức xử lí lỗi.

Tán thành quan điểm này, chúng tôi cho rằng trong lớp học nếu GV đòi hỏi học sinh phải tuyệt đối tránh mắc lỗi hoặc GV liên tục sửa lỗi ...

sẽ dẫn đến tình trạng học sinh bị giảm hứng thú học tập, bị ức chế, từ đó tạo ra không khí căng thẳng, sợ hãi. Đặc biệt là ở lứa tuổi HSTH, các em hay có tâm lí sợ bạn bè cười nhạo, sợ cô giáo la mắng và xử phạt. Trước hết, GV cần phải phát hiện ra lỗi của các em ngay từ lần đầu khi các em phát âm sai. Không chỉ sửa lỗi, việc chỉ rõ cho các em nguyên nhân gây ra lỗi và giúp các em tự sửa lỗi của chính mình là rất quan trọng vì các em sẽ khắc sâu vào trí nhớ và hạn chế việc mắc lỗi về sau. Cần lưu ý rằng, việc phát hiện và sửa lỗi phải được diễn ra trong không khí lớp học hết sức thoải mái, không nên làm cho các em cảm thấy bị áp lực hay ức chế.

Thực tế cho thấy, các em HS ở lứa tuổi nhỏ rất hay bị ảnh hưởng bởi bạn bè và hay bắt chước nhau nên nếu lỗi của em này không được sửa ngay, các em khác sẽ theo đó mà mắc lỗi. Ở một số nước Phương Tây, “Phương pháp tự sửa lỗi cho nhau” là phương pháp được áp dụng phổ biến và rất hiệu quả. Tuy nhiên, đối với HS Việt Nam, đa số các em vốn quen với cách học thụ động, thiếu ý thức tự giác, còn rất rụt rè do vậy, nếu GV áp dụng phương pháp này một cách khéo léo và thành công sẽ không chỉ có ý nghĩa đối với việc khắc phục lỗi mà còn thay đổi thái độ học tập của các em. Trong quá trình sửa lỗi, nếu GV biết kết hợp cả hai phương pháp thì sẽ giúp các em hình thành và phát triển năng lực tự học và đây chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động học tập.

a. Hình thành cho các em thói quen phát âm đúng

Trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ nói chung, giảng dạy tiếng Anh nói riêng vấn đề rèn luyện cho HS phát âm đúng là vô cùng quan trọng.

Phát âm đúng có ảnh hưởng đến giao tiếp. Phát âm càng chính xác thì hiệu quả giao tiếp càng cao. Người phát âm đúng sẽ bày tỏđược chính xác ý tưởng của mình và người nghe có thể hiểu được đúng ý tưởng đó qua ngôn từ. Ngược lại, nếu người nói phát âm sai thì chẳng những người nghe

không hiểu được nội dung mà người nói muốn diễn đạt mà mục đích giao tiếp cũng bị thay đổi, thậm chí gây ra sự hiểu nhầm và hậu quả là giao tiếp không thành công.

Phát âm đúng có vai trò quan trọng trong giao tiếp nên việc rèn luyện phát âm đúng là vô cùng cần thiết. Có thể nói, phát âm đúng là yêu cầu hàng đầu của việc dạy - học ngoại ngữđặc biệt là các em HS ở bậc tiểu học.

Vì vậy, do các em còn nhỏ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc phát âm đúng thì GV phải là người giúp các em hình thói quen phát âm đúng ngay từ ban đầu, bởi nó góp phần hình thành bước đệm vững chắc cho những tiến bộ xa hơn sau này. Để hình thành thói quen phát âm đúng, GV cần quan tâm đến các em nhiều hơn nữa, cần phải là người có kiến thức ngữ âm chuẩn, phải tự trao dồi kĩ năng giao tiếp tiếng Anh. Hơn nữa, GV nên kể cho các em nghe một số tình huống trong đó việc phát âm sai sẽ gây ra sự hiểu nhầm trong giao tiếp, từđó, tự các em sẽ biết mình nên luyện phát âm cho đúng.

b. Giúp các em có ý thc t rèn luyn phát âm

Việc hình thành cho các em HS nhỏ có ý thức tự luyện tập phát âm thật sự là điều không phải dễ dàng. Thứ nhất là vì các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc luyện tập cũng như việc phát âm đúng. Thứ hai là vì các em chưa có động lực học tập thật sự vì tiếng Anh ở Việt Nam chỉ là một ngoại ngữ, nó không phải là ngôn ngữ thứ hai như một số quốc gia khác nên các em cũng không biết học ngoại ngữ này để làm gì. Một nguyên nhân nữa là do các em còn rất ham chơi và một phần là do các em không biết phải luyện tập thế nào ngoài giờ học. Do vậy, trong quá trình dạy và luyện phát âm, GV nên nhắc nhở và hướng dẫn cho các em tự luyện tập ở nhà môt cách tự giác.

Để làm được điều này, GV trước hết cần phải giúp các em hiểu được tầm quan trọng của tiếng Anh qua các mẩu chuyện nhỏ. Bên cạnh đó, GV cũng nên hướng dẫn cho các em tự luyện tập ở nhà bằng cách giới thiệu các

tài liệu hoặc chương trình dạy phát âm trên ti vi. Gia đình cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành ý thức tự học tập của các em. Các bậc phụ huynh và người lớn cần quan tâm đến con em mình trong việc nhắc nhở, động viên và nên tránh tình trạng chỉ khuyến khích các em học các môn chính mà coi nhẹ môn tiếng Anh.

Một phần của tài liệu Khảo Sát Lỗi Phát Âm Tiếng Anh Của Học Sinh Tiểu Học Đà Nẵng Và Một Số Biện Pháp Khắc Phục (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)