Tổng quan về Đổi mới sáng tạo

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của văn hóa VÙNG tới NĂNG lực đổi mới SÁNG tạo của DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 29 - 30)

Thực tiễn có nhiều cách tiếp cận về ĐMST trong doanh nghiệp. Katz (2017) định nghĩa “ĐMST là việc tạo ra, phát triển và triển khai áp dụng thành công các ý tưởng mới và độc đáo bao gồm đưa ra các sản phẩm, quá trình và chiến lược phát triển mới cho công ty dẫn đến thành công trong kinh doanh và giành được vị trí dẫn đầu thị trường, tạo ra giá trị cho các chủ thể liên quan, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống”. Nói cách khác, ĐMST không chỉ đơn đơn giản là thiết bị mới, ý tưởng mới hay phương pháp mới,

mà nó được thực hiện qua một quá trình khám phá ra những cách làm mới. Nó cũng có mối liên hệ mật thiết với thay đổi mô hình kinh doanh và thích nghi với những thay đổi để tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt hơn (Theodore & Forbes, 2017). ĐMST chính là quá trình tạo ra những nhân tố mới, triển khai trong giai đoạn nhất định và tạo ra giá trị gia tăng cho các chủ thể trong nền kinh tế. ĐMST bao gồm nhiều công đoạn như nghiên cứu, lập kế hoạch, tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật và thương mại. Nói cách khác, chỉ khi doanh nghiệp chuyển đổi biến một phát minh thành sản phẩm, dịch vụ mới để tiêu thụ trên thị trường nhằm đáp ứng được nhu cầu khách hàng và mang lại lợi nhuận thì quá trình đó mới được coi là ĐMST (Đặng, 2019).

Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển kinh tế số, nếu các doanh nghiệp tập trung vào việc cạnh tranh về giá, kết quả hoạt động của các doanh nghiệp sẽ đi xuống, thay vào đó, để phát triển các doanh nghiệp cần tạo ra được những giá trị riêng để cạnh tranh với các đối thủ khác. Vì vậy, nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp, hay nói cách khác ĐMST chính là yếu tố cốt lõi nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong nghiên cứu này, ĐMST của doanh nghiệp được thể hiện qua số lượng bằng sáng chế khoa học mà doanh nghiệp đó đăng kí với Cục Sở hữu trí tuệ trong năm (Acs & cộng sự, 2002). Trước đây, cũng đã có nhiều nghiên cứu đã sử dụng bằng sáng chế làm thước đo cho sự ĐMST của các doanh nghiệp và thực tế có thể kể đến nghiên cứu của Jaffe & Trajtenberg, 2005; Hu, 2004; Shane, 1993; Acs & cộng sự, 2002; Acs & Audretsch, 1988; Seltzer & Bentley, 1999.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của văn hóa VÙNG tới NĂNG lực đổi mới SÁNG tạo của DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 29 - 30)