Văn hóa vùng có thể đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động đổi mới của doanh nghiệp vì sự đổi mới của doanh nghiệp dựa vào nguồn nhân lực con người (Chen, Podolski & Veeraraghavan, 2017). Văn hóa vùng có tác động trực tiếp đến suy nghĩ, hành vi, quan điểm sống và phong cách sống của những người chịu ảnh hưởng tại vùng văn hoá đó. Văn hóa khu vực ảnh hưởng đến sự đổi mới bằng cách ảnh hưởng đến sở thích của con người, sự mong đợi và động lực (Wei, Kang & Wang, 2019).
Một trong những lý thuyết nổi tiếng về tác động của văn hoá lên các hoạt động của doanh nghiệp nói chung, hoạt động ĐMST của doanh nghiệp nói riêng là lý thuyết chiều văn hoá của Hofstede (Hofstede's Cultural Dimensions Theory). Tác giả đưa ra 6 yếu tố văn hoá ảnh hưởng, đó là: Khoảng cách quyền lực, Chủ nghĩa cá nhân với chủ nghĩa tập thể, Nam tính và Nữ tính, Tâm lý né tránh, Định hướng dài hạn/ngắn hạn và Thoải mái/Gò bó.
Hình 2: Khung lý thuyết chiều văn hóa Hofstede
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
Hofstede chứng minh rằng tất cả các chủ thể và các yếu tố ảnh hưởng không hoàn toàn giống nhau; mỗi nền văn hóa có quan điểm khác nhau về cuộc sống và ngành nghề và không có cách tiếp cận nào là đúng hay sai. Các nền văn hóa khác nhau có quan điểm khác nhau về thế giới. Phân tích và hiểu rõ các vấn đề này sẽ tạo động lực phát triển doanh nghiệp.
Tiếp đến, House & cộng sự (2004) đã mở rộng lý thuyết 6 chiều văn hoá của Hofstede với chỉ số GLOBE Index (Global Leadership and Organizational Behavior
Effectiveness) bằng cách bổ sung các khía cạnh mới: tính quyết đoán, định hướng con người và định hướng hiệu suất. Chỉ số GLOBE cũng phân biệt chủ nghĩa cá nhân so với chủ nghĩa tập thể với hai biến số: Chủ nghĩa tập thể trong nhóm và Chủ nghĩa tập thể thể chế. Các lãnh đạo của doanh nghiệp phải đánh giá đúng và hiểu được những tác động của giá trị văn hóa đến phong cách lãnh đạo. Các nền văn hóa khác nhau có thể hình thành và định hướng các phong cách và hành vi lãnh đạo khác nhau. Vì vậy, sự hiểu biết và thấu hiểu sự khác biệt trong văn hoá vùng miền sẽ giúp các nhà lãnh đạo có cách tiếp cận phù hợp với các vấn đề trong doanh nghiệp nói chung và vấn đề ĐMST nói riêng. Đồng thời, Shane (1993) đã kết luận văn hoá là nhân tố ảnh hưởng đến mức độ đổi mới của quốc gia. Qua nghiên cứu và thực hiện các khảo sát, Shane chỉ ra rằng nếu doanh nghiệp có mức độ khoảng cách quyền lực thấp, chỉ số chủ nghĩa cá nhân cao, mức độ e ngại rủi ro thấp thì doanh nghiệp đó sẽ có chỉ số đổi mới cao. Bên cạnh đó, mức độ e ngại rủi ro có vai trò chủ chốt trong sáu yếu tố văn hoá trong mô hình lý thuyết chiều văn hoá mà Hofstede đề cập bên trên.
Hệ thống ĐMST vùng (Regional Innovation System - RIS) được đánh giá là nền tảng thể chế cho sự ĐMST của vùng và được Cooke & cộng sự (2002) đề xuất chính là cơ sở để nghiên cứu mối liên quan giữa văn hoá vùng và ĐMST (Trippl & Toedtling, 2008). Thực tế có rất nhiều định nghĩa, nhận định hay các cách tiếp cận khác nhau về hệ thống sáng tạo vùng. Trong đó, một trong những định nghĩa về hệ thống ĐMST vùng được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn và sử dụng rộng rãi chính là một hệ thống kích thích khả năng đổi mới của các công ty trong một khu vực nhằm thúc đẩy tăng trưởng của khu vực và khả năng cạnh tranh trong khu vực của doanh nghiệp (Cooke & cộng sự, 1998).
Nếu hệ thống ĐMST quốc gia (National Innovation System - NIS) tập trung vào đổi mới quá trình ở quy mô quốc gia thì hệ thống ĐMST vùng tập trung vào đổi mới sản phẩm ở quy mô vùng, khu vực (Acs, 2002). Cả hai cách tiếp này đều cho thấy sự liên kết giữa khu vực nghiên cứu và các ngành sản xuất. RIS được hình thành bao gồm một hệ thống phổ biến kiếnthức (tức là cơ sở hạ tầng tri thức của một khu vực) và một hệ thống ứng dụng và khai thác tri thức, bao gồm các công ty nằm trong một khu vực (Autio, 1998).
Bảng 2: So sánh giữa NIS và RIS
Tiêu chí NIS RIS
Chủ thể chính - Lĩnh vực kinh doanh - Chính phủ
- Các tổ chức nghiên cứu và giáo dục
- Các trường đại học - Các doanh nghiệp
- Các tổ chức nghiên cứu công lập Thể chế ảnh hưởng - Chính sách công - Luật pháp - Hỗ trợ tài chính công - Các thể chế không chính thức, phụ thuộc vào lòng tin và sự tin cậy của các chủ thể
Tương tác chính - Hợp tác R&D
- Hoạt động liên kết nhanh - Lan toả về mặt công nghệ - Sự dịch chuyển nhân sự
- Liên kết liên doanh
- Các hoạt động tương tác giữa doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu bên
- Hợp tác R&D
Nguồn: Shu Gao và Harro van Lente, 2008
Có thể thấy, NIS có phạm vi ảnh hưởng lớn, bao trùm đối với RIS. Mỗi hệ thống có cách tiếp cận riêng lên quá trình ĐMST của chủ thể chính mà hệ thống đó hướng tới. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ vận dụng hệ thống NIS với ba chủ thể chính là Nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu giáo dục là chủ chốt trong việc thúc đẩy năng lực ĐMST tại các doanh nghiệp.
Yếu tố văn hoá (bao gồm cooperative culture - văn hoá hợp tác và competitive culture - văn hoá cạnh tranh) được xuất hiện trong cả ba trụ cột của kiến trúc thượng tầng trong hệ thống ĐMST của Cooke & cộng sự (1998) đã khẳng định vai trò và sức ảnh hưởng của văn hoá đối với ĐMST.
Trippl & Toedtling (2008) đã tiếp cận nghiên cứu về “Văn hoá đổi mới vùng” (Regional Innovation Cultures) như sau:
Bảng 3: Kết quả nghiên cứu về “Văn hóa đổi mới vùng” của Trippl & Toedtling (2008)
STT Yếu tố của
văn hóa vùng
Ý nghĩa đối với quá trình đổi mới Kết quả
1 Các giá trị văn hoá
(Các giá trị chia sẻ, thái độ)
Tò mò, sự sẵn sàng cho giải pháp mới và chấp nhận thử thách, sự cởi mở với thế giới bên ngoài, sự sẵn sàng kết nối với các doanh nghiệp khác trong khu vực và thế giới
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới cấp tiến, luồng ý tưởng mới 2 Ngôn ngữ (Ngôn ngữ chung trong ngữ cảnh rộng)
Tăng cường giao tiếp, trao đổi kiến thức ngầm
Trao đổi kiến thức, tăng cường xây dựng lòng tin
3 Nhận thức và
khái niệm
(Kiến thức chung)
Vấn đề, khái niệm của sự ganh đua và đổi mới, giải pháp kĩ thuật
Giảm sự không chắc chắn và xây dựng lòng tin
4 Hành vi
- Chu trình đổi mới - Cách thức tương tác với các